Through Bill of Lading Là Gì? Quy Trình Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Through Bill of Lading (Vận đơn chở suốt) là gì? Đây là một trong những loại vận đơn thường gặp trong xuất nhập khẩu. Through Bill of Lading có những đặc điểm nào đáng chú ý không ? Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình, đặc điểm, những lưu ý khi sử dụng vận đơn chở suốt này để bạn nắm bắt và áp dụng đúng trong công việc.

1. Through Bill of Lading là gì?

Through Bill of Lading Là Gì
Through Bill of Lading Là Gì

Through Bill of Lading hay vận đơn chở suốt (through B/L) là loại vận đơn duy nhất cho phép hàng hóa được vận chuyển từ điểm A đến điểm B, bất kể việc hàng hóa có phải trải qua các chặng vận chuyển nội địa, qua biên giới quốc tế và tiếp tục chuyển tiếp trong nước đến nơi đến cuối cùng. Trong suốt hành trình này, hàng hóa có thể được chuyển tải, vận chuyển qua nhiều chặng hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển mà không cần thay đổi vận đơn. Vận đơn đi suốt vẫn do một đơn vị duy nhất phát hành và chịu trách nhiệm bảo đảm hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến cuối cùng của quá trình chuyên chở.

Đặc điểm đáng chú ý của vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)

Phạm vi vận chuyển linh hoạt: Through Bill of Lading cho phép hàng hóa được vận chuyển qua nhiều chặng, nhiều khu vực cả nội địa và quốc tế, từ điểm xuất phát đến điểm đích cuối cùng với một vận đơn duy nhất. Vận đơn đi suốt này giúp đảm bảo sự thống nhất trong thủ tục, rút ngắn thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng.

Trách nhiệm xuyên suốt: Dù lô hàng của bạn có thể được vận chuyển qua tay nhiều nhà vận chuyển khác nhau, nhưng không cần thay đổi vận đơn, chỉ một đơn vị phát hành chịu trách nhiệm toàn bộ cho hành trình vận chuyển cho lô hàng này.

Một điểm mạnh của vận đơn chở suốt là khả năng cho phép chuyển tải hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển mà không làm mất hiệu lực của vận đơn. Điều này vô cùng hữu ích trong trường hợp cần linh hoạt thay đổi phương tiện vận tải để đáp ứng điều kiện hành trình.

Trên Through Bill cần ghi rõ thông tin các cảng mà hàng hóa sẽ đi qua, cảng xuất phát, cảng chuyển tải, cảng đích để người gửi và người nhận hàng nắm bắt được hành trình. Đây cũng là điểm khác biệt nhất, dễ nhận viết nhất so với vận đơn đi thẳng Direct Bill of Lading.

>> Xem thêm: Nội dung chi tiết của một Vận đơn (Bill of lading)

2. Quy trình sử dụng Through Bill of Lading

Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng Through Bill of Lading (Vận đơn chở suốt) trong vận chuyển hàng hóa qua nhiều chặng và phương thức khác nhau, cần thực hiện một số bước cơ bản như sau:

Lập hợp đồng vận tải

Trước khi cấp Through Bill of Lading, các bên liên quan gồm chủ hàng và đơn vị vận chuyển sẽ đàm phán, thống nhất các điều khoản vận tải qua hợp đồng chi tiết. Hợp đồng vận tải cần xác định rõ điểm khởi hành, điểm đích, phương tiện vận chuyển chính cũng như các điều kiện chuyển tải (nếu cần), nhằm tạo nền tảng cho quá trình vận chuyển liên tục.

Cấp phát Through Bill of Lading

Theo như các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, Through Bill of Lading (vận đơn chở suốt) sẽ được cấp bởi đơn vị vận tải hoặc công ty logistics cho người gửi hàng.

Vận đơn chở suốt là chứng từ quan trọng giúp lô hàng của bạn lưu thông ổn định, nhanh chóng qua các điểm trung chuyển. Trên vận đơn chở suốt cần thể hiện rõ các thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.

Chuyển tải trong quá trình vận chuyển

Tùy thuộc vào hành trình và điều kiện thực tế của từng lô hàng, hàng hóa có thể được chuyển tải từ phương tiện này sang phương tiện khác hoặc giữa các đơn vị vận tải khác nhau. Khi đó Through Bill of Lading cho phép hàng hóa chỉ cần một vận đơn chở suốt duy nhất để di chuyển mà không cần tạo mới vận đơn, giúp duy trì tính liền mạch và nhất quán trong hành trình vận chuyển.

quy-trinh-su-dung-through-bill-of-lading.png

Thực hiện thủ tục hải quan

Through Bill of Lading có vai trò là chứng từ chính để làm thủ tục hải quan tại các điểm trung chuyển và khi hàng hóa đến quốc gia nhập khẩu.

Giao hàng tại điểm đến

Khi hàng hóa tới điểm đến cuối cùng, vận đơn chở suốt được sử dụng để xác nhận việc nhận hàng. Đơn vị vận tải có trách nhiệm giao hàng đúng với thông tin đã ghi trên vận đơn, theo đúng số lượng, chất lượng hàng hóa đã cam kết. Sau khi hoàn tất, vận đơn chở suốt sẽ được ký nhận, khép lại quá trình vận chuyển.

>> Xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online cho người mới bắt đầu

3. Điểm khác biệt giữa Through Bill of Lading và Direct Bill of Lading

Vận đơn chở suốt linh hoạt hơn cho các hành trình vận chuyển phức tạp và đa chặng, trong khi vận đơn trực tiếp (Direct Bill of Lading) phù hợp cho các chuyến vận chuyển ngắn, đơn tuyến và không qua trung chuyển.

Sự khác nhau giữa 2 loại vận đơn này được thể hiện chi tiết qua bảng sau

 

Tiêu chí

Through Bill of Lading 

(Vận đơn chở suốt)

Direct Bill of Lading 

(Vận đơn trực tiếp)

Phạm vi vận chuyển

Vận chuyển qua nhiều chặng, có thể bao gồm vận chuyển quốc tế hoặc nhiều phương tiện khác nhau.

Vận chuyển trực tiếp từ điểm khởi hành đến điểm đến mà không qua trung chuyển.

Tính liên tục trong hành trình

Cho phép chuyển tải giữa các phương tiện hoặc đơn vị vận chuyển khác nhau trong một hành trình.

Không cần chuyển tải; hành trình diễn ra liên tục với một tuyến vận chuyển đơn lẻ.

Trách nhiệm và quy định

Một đơn vị phát hành chịu trách nhiệm toàn bộ hành trình dù có nhiều phương tiện và đơn vị tham gia.

Trách nhiệm nằm hoàn toàn ở một đơn vị vận tải duy nhất, không có sự chuyển giao.

Ứng dụng trong vận chuyển

Thích hợp cho vận tải đa phương thức, thường sử dụng cho các chuyến hàng quốc tế qua nhiều chặng.

Chủ yếu dùng cho vận chuyển nội địa hoặc các chuyến hàng ngắn, không qua nhiều chặng.

Độ phức tạp trong quy trình

Phức tạp hơn do có nhiều chặng và phương tiện, yêu cầu quản lý liên tục và nhiều quy định khác nhau.

Quy trình đơn giản hơn do chỉ có một hành trình từ điểm xuất phát đến điểm đến.

Through Bill of Lading là một chứng từ quan trọng trong hoạt động logistics, xuất nhập khẩu, là công cụ quan trọng trong lĩnh vực vận tải đa chặng và đa phương thức. Vận đơn chở suốt có những điểm khác biệt và những ưu điểm riêng giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Hy vọng bài viết trên của Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Through Bill of Lading, cũng như các quy trình và lưu ý cần thiết để vận dụng tốt nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics của mình.

Bài viết xem thêm:

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký