Phân biệt Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading) và vận đơn không hoàn hảo (Claused Bill of Lading)
Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại vận đơn, một trong những cách phân biệt rất đơn giản đó là xem xét đến yếu tố tình trạng hàng hóa khi được giao cho đơn vị vận chuyển. Căn cứ theo các tiêu chí khác nhau về tình trạng hàng hóa, người ta sẽ chia thành 2 loại vận đơn: Vận đơn hoàn hảo & Vận đơn không hoàn hảo.
Vậy cụ thể vận đơn hoàn hảo là gì? Vận đơn không hoàn hảo là gì? Phân biệt Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading) và vận đơn không hoàn hảo (Claused Bill of Lading) như thế nào? Bạn có thể theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.
>>>>> Xem thêm: Phí AFR là phí gì?
1.Vận đơn (bill of lading) là gì?
Bill of lading (B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hoá do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp lên phương tiện vận chuyển.
Như vậy, vận đơn sẽ "làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng."
Theo chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition).
Ðiều này cũng có nghĩa là người bán hàng (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua hàng (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn tại cảng dỡ hàng (POD).
Ngoài ra, Vận đơn cũng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Quyền sở hữu của một chủ thể bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt theo quy định của pháp luật dân sự. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
Với vai trò quan trọng như vậy, nên việc đơn vị vận chuyển phê chú tình trạng hàng hóa như thế nào trên vận đơn là vấn đề mà cả đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu đều rất quan tâm
2.Vận đơn hoàn hảo Clean Bill of Lading là gì?
Vận đơn hoàn hảo hay còn được gọi với một cái tên rất phổ biến là Vận đơn sạch, trong tiếng Anh là Clean Bill of Lading, viết tắt là Clean B/L.
Vận đơn hoàn hảo là vận đơn được người chuyên chở ghi chú không có thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa khi nhận hàng từ người gửi hàng. Vận đơn hoàn hảo được cấp bởi người chuyên chở sau khi kiểm tra kĩ lưỡng tất cả các kiện hàng để phát hiện mọi thiệt hại, hao hụt về số lượng hoặc sai lệch về chất lượng hàng hoá.
Đồng thời, vận đơn hoàn hảo là một loại vận đơn đường biển, là hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng, người chuyên chở và người nhận số hàng hóa được vận chuyển ra nước ngoài đó.
Vận đơn hoàn hảo đảm bảo hàng hóa được nhận và đặt trên tàu ở trong tình trạng tốt và không có thiệt hại hoặc khiếm khuyết bên ngoài. Vận đơn hoàn hảo cũng đảm bảo cho số lượng hàng hóa được đặt trên tàu trước khi hàng hóa thực sự được vận chuyển.
Do người nhận hàng không có cách nào khác để xác minh lô hàng trước khi chúng được chuyển đến, nên vận đơn hoàn hoả là cách duy nhất để đảm bảo hàng được giao đúng theo thỏa thuận ban đầu với người gửi hàng.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về vận đơn sạch, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Vận đơn sạch là gì? Chức năng của vận đơn sạch
3.Vận đơn không hoàn hảo là gì?
Vận đơn không hoàn hảo tiếng Anh là Claused Bill of Lading hoặc Unclean Bill of Lading hay Foul Bill of Lading.
Vận đơn không hoàn hảo là vận đơn mà trên đó có ghi chú về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng.
Ví dụ: “các thùng hàng bị rò rỉ”, “một số kiện hàng bị ướt” hoặc “các bao gạo có côn trùng và mọt”,...
Đối với vận đơn không hoàn hảo sẽ không được ngân hàng chấp nhận để thanh toán tiền hàng.
Như vậy, Vận đơn không hoàn hảo cho thấy sự thiếu hụt hoặc bị thiệt hại trong số hàng hóa được giao. Khi một vận đơn không hoàn hảo được cấp phát, điều này có nghĩa là lô hàng không cung cấp đúng như những gì mà các bên đã thoả thuận.
Trường hợp người nhận hàng phát hành một vận đơn không hoàn hảo, nhà xuất khẩu có thể gặp khó khăn trong tương lai.
Ví dụ: Trường hợp hàng hóa được chở đến và người nhận hàng thấy chúng bị hư hỏng, bị rách vỡ, hỏng... hoặc một số lượng hàng bị thiết hụt, nhà xuất khẩu có thể gặp vấn đề khi thanh toán...
Cần lưu ý, đối với những ghi chú chung chung như: “không biết về trọng lượng, phẩm chất và nội dung bên trong” hay “bao bì dùng lại” không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn.
Khi vận chuyển hàng hóa, người mua hàng thường dựa vào thư tín dụng để thanh toán. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng từ chối chấp nhận các vận đơn không hoàn hảo. Do đó, nếu người nhận hàng phát hành một vận đơn không hoàn hảo và nhà xuất khẩu dựa vào thư tín dụng để nhận thanh toán cho số hàng hóa ban đầu, họ sẽ không nhận được tiền trả cho hàng hóa, và do đó sẽ bị lỗ.
Ngoài ra, người nhận có thể sẽ từ chối nhận số hàng hoá trên và không trả tiền cho người gửi hàng.
Với sự phân biệt vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến phê chú hàng hóa của đơn vị chuyên chở khi nhận hàng để biết rõ về tình trạng hàng hóa khi nhà xuất khẩu giao cho đơn vị vận chuyển.
Nguồn: Tổng hợp & biên tập
Mong rằng bài viết của xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.
>>>>> Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước