10+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Sale Xuất Khẩu, Cách Trả Lời Ấn Tượng

Bạn sắp phỏng vấn vị trí sale xuất khẩu? Xem ngay 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên sale xuất khẩu thường gặp và cách trả lời ấn tượng giúp bạn ghi điểm và chinh phục nhà tuyển dụng. Cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Nhân viên sale xuất khẩu làm gì?

Nhân viên sale xuất khẩu là người trực tiếp tìm kiếm, tiếp cận và chăm sóc khách hàng quốc tế để đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài.

Sale xuất khẩu đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường quốc tế, tham gia vào các công đoạn: chào hàng, báo giá, gửi mẫu, đàm phán điều khoản, gửi hợp đồng và theo dõi đơn hàng xuất khẩu.

♦ Kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên sale xuất khẩu

- Tìm kiếm khách hàng: đa dạng được các kênh tìm kiếm khách hàng quốc tế, có thể qua hội chợ, sàn thương mại, email, các website thương mại điện tử B2B…

- Giao tiếp – đàm phán quốc tế, đặc biệt là bằng tiếng Anh: sale xuất khẩu cần có ngoại ngữ tốt, khả năng giao tiếp khéo léo, đàm phán linh hoạt.

- Hiểu sản phẩm, hiểu Incoterms, quy trình XNK các nghiệp vụ ngoại thương cần thiết để trao đổi, tư vấn tốt với đối tác.

Sale xuất khẩu là ngành có tiềm năng lớn với mức thu nhập không giới hạn và những đãi ngộ hấp dẫn nên được nhiều người quan tâm, nhất là khi bạn có khả năng ngoại ngữ tốt.

Vì là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và mang về doanh số, vòng phỏng vấn sale xuất khẩu rất quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá không chỉ kiến thức nghiệp vụ mà còn cả phong thái giao tiếp, tư duy xử lý tình huống và khả năng ngoại ngữ. Chuẩn bị kỹ chính là cách để bạn vượt qua vòng này và ghi điểm ngay từ đầu.

>> Xem thêm: Sale Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Kinh Nghiệm Sale Xuất Nhập Khẩu

10+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Sale Xuất Khẩu

2. Gợi ý 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên sale xuất khẩu và cách trả lời ấn tượng.

Câu 1: Bạn đã có kinh nghiệm làm việc với những thị trường xuất khẩu nào?

♦ Nếu chưa có kinh nghiệm thực tế ở vị trí sale xuất khẩu, bạn hãy tập trung vào những kiến thức, kỹ năng về ngành nghề mà mình đã tích lũy được.

- Tôi chưa có kinh nghiệm trực tiếp xử lý đơn hàng xuất khẩu, nhưng trong quá trình học tập trên trường, đi thực tập và tham gia các khóa học thực tế tôi đã tìm hiểu kỹ về các thị trường như Đông Nam Á và EU… Tôi nắm được sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh, điều kiện thanh toán, Incoterms thường dùng, yêu cầu chứng từ của từng khu vực và phân tích nhìn nhận dưới góc độ của người bán.

- Ngoài ra, tôi đang luyện kỹ năng khai thác khách hàng quốc tế qua các nền tảng khác nhau và hữu ích phù hợp với từng khu vực như Alibaba, LinkedIn và email marketing – để sẵn sàng bắt nhịp công việc khi được nhận vào công ty mình.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí sale xuất khẩu.

- Hãy nêu cụ thể một số thị trường bạn đã làm và chia sẻ ngắn gọn về từng thị trường như: đặc điểm nổi bật của khách hàng (ưu tiên giá, thời gian giao hàng, hay quan hệ lâu dài), phương thức thanh toán phổ biến, và một vài tình huống tôi từng xử lý như: đàm phán điều khoản, xử lý khi khách chậm phản hồi, hoặc hỗ trợ giao gấp.

- Điều quan trọng là thể hiện mình hiểu văn hóa kinh doanh từng khu vực và đã từng giải quyết công việc hiệu quả ở môi trường quốc tế."

Câu 2: Bạn xử lý thế nào khi khách hàng chậm phản hồi hoặc từ chối đơn hàng?

Gợi ý trả lời:

→ Khi khách hàng chậm phản hồi, tôi không vội thúc giục mà sẽ phân tích lại bối cảnh: thời điểm gửi báo giá có phù hợp không, liệu sản phẩm có đáp ứng đúng nhu cầu, hoặc có rào cản về giá, chính sách thanh toán hay logistics.

→ Từ đó, tôi sẽ chủ động gửi email follow-up với nội dung ngắn gọn, chuyên nghiệp và có giá trị bổ sung như báo giá tối ưu hơn, đề xuất Incoterm linh hoạt hơn, hoặc chia nhỏ đơn hàng để giảm rủi ro cho khách.

→  Trong trường hợp bị từ chối, tôi thường không xem đó là kết thúc mà là cơ hội để hiểu thêm nhu cầu thật sự của khách. Thay vì hỏi “tại sao không mua?”, tôi chuyển hướng sang: “Liệu chúng tôi có thể cải thiện điều gì để phù hợp hơn trong lô hàng tiếp theo?”. Cách tiếp cận này giúp giữ mối quan hệ và đôi khi biến từ chối thành đơn hàng trong tương lai.

Câu 3: Hỏi về nghiệp vụ chuyên môn

Câu hỏi: Bạn có kiến thức về các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến như L/C, TTR, CAD không và bạn đã làm việc với các ngân hàng trong quá trình thanh toán quốc tế chưa?

Gợi ý trả lời: Tôi có kiến thức và đã từng làm việc với các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến như L/C, TTR và CAD. Trong quá trình xử lý đơn hàng, tôi thường xuyên phối hợp với ngân hàng để mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ thanh toán và theo dõi tiến độ chuyển tiền – nên khá quen với quy trình và cách làm việc với bộ phận thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

Câu 4: Bạn sử dụng công cụ gì để tìm kiếm khách hàng quốc tế?

Gợi ý trả lời:

- Tôi thường kết hợp nhiều kênh để tìm khách hàng quốc tế như: các sàn thương mại điện tử B2B (Alibaba, Global Sources), LinkedIn, email marketing và các nhóm ngành nghề chuyên biệt. Phân tích các kênh tìm kiếm phù hợp với từng thị trường.

- Ngoài ra, tôi cũng tận dụng Google Search theo từ khóa ngành + quốc gia để lọc thông tin doanh nghiệp tiềm năng. Tùy theo thị trường mục tiêu mà tôi chọn công cụ tiếp cận phù hợp để tăng tỷ lệ phản hồi.

Câu 5: Bạn đã từng làm báo giá – chào hàng – gửi PI chưa? Làm thế nào để tối ưu?

Gợi ý trả lời:

→ Tôi đã từng thực hiện báo giá, gửi chào hàng và lập Proforma Invoice (PI) cho khách quốc tế. Tôi sử dụng mẫu biểu chuẩn của công ty nhưng có thể linh hoạt điều chỉnh tùy theo thị trường.

→ Khi gửi báo giá, tôi luôn cân nhắc các yếu tố như Incoterms, chi phí logistics và mức độ cạnh tranh để có khoảng đàm phán linh hoạt. Mục tiêu là vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty, vừa phù hợp với kỳ vọng của khách để tăng tỷ lệ chốt đơn.

Câu 6: Bạn có thể viết email chào hàng cho khách quốc tế không?

 

♦ Tôi đã từng viết email chào hàng cho khách quốc tế, chủ yếu bằng tiếng Anh. Thông thường, tôi bắt đầu bằng phần giới thiệu ngắn gọn về công ty, sau đó trình bày sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách, đính kèm catalog và báo giá sơ bộ. Cuối email, tôi luôn để lại thông tin liên hệ và lời mời phản hồi.

♦ Với khách hàng châu Âu, tôi sử dụng giọng điệu trang trọng, trong khi với khách Đông Nam Á, tôi điều chỉnh nội dung đơn giản, tập trung vào giá và số lượng đặt hàng. Ban đầu, tôi tham khảo mẫu sẵn của công ty và các nguồn uy tín, sau đó tự điều chỉnh để phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

>> Tham khảo: Khóa học sale xuất khẩu thực chiến

cau-hoi-phong-van-vi-tri-sale-xuat-khau.png

Câu 7: Bạn đã từng gặp rủi ro nào trong giao dịch quốc tế? Cách xử lý?

Gợi ý trả lời: Bạn có thể nêu thông tin theo tình huống thực tế mình đã trải qua

♦ Tôi từng gặp một rủi ro trong giao dịch xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, sử dụng phương thức thanh toán T/T trả trước 30%, còn lại trả sau khi có bản copy vận đơn. Sau khi nhận cọc và giao hàng ra cảng, tôi gửi vận đơn bản scan đúng hẹn, nhưng phía khách trì hoãn phần thanh toán còn lại, viện lý do cần thêm thời gian kiểm hàng ở đầu nhận.

♦ Tôi đã xử lý bằng cách giữ lại bộ vận đơn gốc chưa chuyển phát cho khách, đồng thời trao đổi với hãng tàu để giữ quyền kiểm soát lô hàng. Trong quá trình đó, tôi kiên trì liên hệ, giải thích rõ cam kết hợp đồng và nhấn mạnh rủi ro lưu container nếu chậm thanh toán. Sau 4 ngày, khách đã chuyển phần còn lại để lấy vận đơn gốc.

→ Với phương thức T/T trả sau, việc kiểm soát chứng từ, đặc biệt là vận đơn gốc là công cụ đàm phán quan trọng để đảm bảo an toàn thanh toán

Câu 8: Bạn định hướng như thế nào với nghề sale xuất khẩu trong 1–2 năm tới?

Trong 1–2 năm tới, tôi muốn phát triển vững kỹ năng đàm phán, khai thác thị trường và xử lý đơn hàng quốc tế. Tôi xác định gắn bó lâu dài với nghề sale xuất khẩu vì đây là lĩnh vực năng động, có nhiều cơ hội phát triển nếu mình kiên trì và chủ động học hỏi.

Câu 9: Quy trình xuất khẩu một đơn hàng cơ bản gồm những bước nào?

Quy trình xuất khẩu cơ bản gồm các bước cơ bản sau:

(1) Đàm phán và ký hợp đồng ngoại thương

(2) Chuẩn bị hàng hóa

(3) Book tàu và làm chứng từ

(4) Khai báo hải quan

(5) Giao hàng và nhận vận đơn

(6) Thanh toán và lưu chứng từ.

(7) Xử lý các khiếu nại phát sinh

Câu 10: Bạn có biết gì về Incoterms không?

- Tôi nắm chắc về 11 điều kiện của Incoterms và thường áp dụng các điều kiện như EXW, FOB và CIF.

- Dưới góc độ người bán, Incoterms giúp xác định rõ trách nhiệm về chi phí, rủi ro và điểm chuyển giao hàng.

Ví dụ: với điều kiện FOB, người bán chịu chi phí đến cảng xuất và làm thủ tục hải quan; còn với CIF, người bán phải thêm chi phí bảo hiểm và cước vận chuyển quốc tế.

→ Hiểu rõ Incoterms giúp tôi đàm phán điều kiện bán phù hợp với năng lực giao hàng và mức độ kiểm soát của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Lộ Trình Học Sales Xuất Khẩu Chuyên Nghiệp Hiệu Quả

3. Mẹo trả lời phỏng vấn Sale Xuất Khẩu gây ấn tượng

Vị trí nhân viên sale xuất khẩu không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn về xuất nhập khẩu mà còn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xử lý tình huống nhanh nhạy. Để gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn, ứng viên nên lưu ý một số điểm sau:

♦ Chuẩn bị trước các tình huống thực tế

Thay vì trả lời chung chung, hãy chuẩn bị trước một vài tình huống bạn từng gặp liên quan đến khách hàng, đơn hàng hoặc thị trường cụ thể. Những ví dụ thật sẽ giúp câu trả lời trở nên thuyết phục, thể hiện rõ tư duy và kinh nghiệm làm việc.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp

Vị trí sale xuất khẩu thường yêu cầu giao tiếp bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Việc trình bày rõ ràng, tự tin, đúng trọng tâm là rất quan trọng – đặc biệt khi mô tả sản phẩm, đàm phán điều kiện hoặc xử lý phản hồi từ khách quốc tế.

♦ Chú ý ngôn ngữ cơ thể, tác phong và thái độ

Trang phục lịch sự, ánh mắt tự tin, giọng nói dứt khoát và thái độ cầu thị là những yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp. Đặc biệt với nghề sale nơi thường xuyên làm việc với đối tác nước ngoài hình ảnh cá nhân trong buổi phỏng vấn là yếu tố rất quan trọng.

Chuẩn bị tốt chính là chìa khóa để vượt qua phỏng vấn nhân viên sale xuất khẩu. Hy vọng bài viết trên đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh kèm gợi ý trả lời sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt, sự tin tin và ứng tuyển thành công vị trí sale xuất khẩu.

Đăng ký khóa học sale xuất khẩu thực chiến sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thực tế để tham gia ngay vào vị trí công việc đầy tiềm năng này.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học mua hàngkhóa học sales xuất khẩu chuyên sâu, khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan, Khóa Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

voucher-khoa-hoc-xuat-nhap-khau-le-anh.png
Đăng ký