Sử dụng LC trong buôn bán ba bên – Khi nào dùng Back To Back LC

Sau khi nhận được L/C do người Client mở, người trader sẽ dùng L/C này để thế chấp với ngân hàng của mình để mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.

L/C đầu tiên gọi là L/C thứ nhất hoặc L/C gốc hoặc Master L/C

L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay Baby L/C hay Seconary L/C.

L/C này thường được sử dụng khi mua bán hàng qua trung gian trader khi mà trader này không muốn hai đầu kia biết nhau.

>>>>> Xem thêm: Sử dụng LC trong buôn bán ba bên – Khi nào dùng Transferable LC 

Quy trình xuất hiện L/C giáp lưng 

Việc sử dụng L/C giáp lưng qua một ví dụ cụ thể như sau:

Một công ty sản xuất gạo/nhà cung cấp = Supplier (S) ở Việt Nam bán hàng cho một công ty trading gạo = Trader (T) ở Hong Kong, sau đó công ty (T) xuất bán cho khách hàng Client/Customer (C) ở Nhật. (T) đứng giữa (S) và (C) để làm trader ăn lời và không muốn (S) và (C) biết nhau.

Trader ký hợp đồng bán hàng cho Customer – điều khoản thanh toán bằng L/C; đồng thời Trader cũng ký hợp đồng NK hàng của Supplier thanh toán bằng L/C. Cho cùng một lô hàng.

Kiểu ký kết hợp đồng như vầy gọi là hợp đồng Back to Back = Hợp đồng giáp lưng. Có nghĩa là Trader B ký Hợp đồng bán hàng cho Customer C với các điều khoản như thế nào thì ký một hợp đồng NK hàng từ Supplier A với các điều khoản y như vậy để đảm bảo sự ổn định của chất lượng hàng hoá và sự đồng bộ của chứng từ xuất khẩu.

LC giáp lưng

(T) là người muốn dùng L/C giáp lưng. Lý do khiến (T) muốn dùng loại L/C này vì mục đích của (T) là không muốn (C) và (S) sẽ biết nhau, tìm tới nhau và buôn bán trực tiếp với nhau, khi đó (T) sẽ mất (C). Trong kinh doanh thực tế, trường hợp này, (S) và (C) không quen biết nhau. (T) không tin tưởng (S), (T) cũng không tin tưởng (C). Về thao tác chứng từ, (T) phải SWITCH B/L để giấu tên của (S), đồng thời phải thay hoá đơn và thay Chứng thư bảo hiểm do (T) phát hành để giấu giá mà (S) bán cho (T) như một điều tiên quyết.

Trong quy trình thanh toán L/C, các bên sẽ thực hiện như bên dưới:

Người mở L/C gốc: công ty (C)

Ngân hàng mở L/C gốc = Ngân hàng mở thứ nhất = Là ngân hàng của công ty (C)

Người thụ hưởng thứ nhất: công ty (T)

Ngân hàng thông báo thứ nhất = Ngân hàng phát hành thứ hai = Ngân hàng của công ty (T)

Người thụ hưởng thứ hai: công ty (S)

Ngân hàng thông báo thứ hai = Ngân hàng của công ty (S)

Công việc thanh toán giữa ba bên Supplier (S), Trader (T) và Customer (C) sẽ diễn ra như sau:

(1).Customer yêu cầu ngân hàng của mình mở L/C thứ nhất theo cam kết trong hợp đồng buôn bán với Trader. (L/C đầu tiên)

(2).Ngân hàng của Customer mở L/C và gửi cho Ngân hàng của Trader.

(3).Ngân hàng của Trader gửi L/C cho Trader

(4).Trader căn cứ vào L/C này để đề nghị ngân hàng của Trader mở L/C thứ 2 (L/C giáp lưng).

Thực chất, trader sẽ dùng L/C gốc để thế chấp cho ngân hàng của mình (đôi khi phải ký quỹ) thì ngân hàng này mới chịu mở L/C giáp lưng.

(5).Ngân hàng của Trader mở L/C giáp lưng và gửi L/C giáp lưng này cho ngân hàng của Supplier.

Khi thực hiện nghiệp vụ mở L/C giáp lưng, ngân hàng sẽ vẫn giữ nguyên các điều khoản mà L/C gốc đã quy định như ban đầu, nhưng L/C giáp lưng phải có các mục thay đổi so với L/C gốc như sau:

Số tiền (phải ít hơn L/C gốc)

Đơn giá (phải thấp hơn L/C gốc)

Trị giá bảo hiểm (phải thấp hơn L/C gốc)

Thời hạn hiệu lực của L/C (phải ngắn hơn L/C gốc)

Thời hạn xuất trình chứng từ (sớm hơn L/C gốc)

Thời hạn gửi hàng (có thể sớm hơn L/C gốc)

Tên của người mở L/C giáp lưng đổi thành tên của Trader. Như vậy trader mới có thể giấu tên của Customer.

Tên của người thụ hưởng trên L/C giáp lưng là tên của supplier.

(6).Ngân hàng của Supplier gửi L/C này cho Supplier.

(7).Supplier tiến hành giao hàng cho Trader dựa trên L/C này.

(8).Supplier lập bộ chứng từ, gửi bộ chứng từ cho ngân hàng của Supplier.

(9).Ngân hàng của Supplier gửi bộ chứng từ cho ngân hàng của Trader và yêu cầu ngân hàng của Trader thanh toán tiền hàng theo số tiền trên L/C giáp lưng.

(10).Ngân hàng của Trader kiểm tra chứng từ, nếu hợp lệ thì thanh toán cho supplier thông qua ngân hàng của Supplier.

(11).Ngân hàng của Supplier báo tiền đã về cho Supplier.

(12).Ngân hàng của Trader lập tức đưa lại bản gốc của Hoá đơn + Packing List + Vận đơn + Chứng thư bảo hiểm + C/O… được phát hành bởi Supplier (và tất cả những chứng từ tiết lộ giá bán và tên của supplier – nếu có) cho Trader.

(13).Trader tiến hành Lập hoá đơn + Packing List mới theo giá bán cho customer, tiến hành switch B/L (đổi tên cảng bốc/shipper/consignee) + mua bảo hiểm cho lô hàng theo giá bán cho customer + chuẩn bị được C/O với nguồn gốc xuất xứ hàng từ nước của Trader. Sau đó, Trader gửi Hoá đơn và Packing List đã sửa giá bán + B/L đã switched + Chứng thư bảo hiểm mới + C/O mới này đến cho ngân hàng của Trader.

(14).Ngân hàng của Trader dùng những chứng từ còn lại của bước số (12) + các chứng từ mới của bước (13) gửi chúng cho ngân hàng của Customer để yêu cầu thanh toán.

(15).Ngân hàng của Customer kiểm tra chứng từ và thanh toán cho ngân hàng của Trader

(16).Ngân hàng của Trader thông báo tiền đã vào cho Trader biết.

Nhận xét:

- Qua quy trình công việc, ta thấy rằng hoàn toàn có 02 L/C riêng biệt.

- Trader và ngân hàng của Trader phải chịu trách nhiệm thanh toán cho cho supplier. Supplier không cần biết Customer/Ngân hàng của Customer là ai.

- Trong trường hợp (S) không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng hay chứng từ không hoàn hảo, thì (T) phải chịu trách nhiệm với (C) theo hợp đồng đã ký.

- Trường hợp (C)/ngân hàng của (C) không thanh toán tiền cho (T) thì (T)/ngân hàng của (T) vẫn phải thanh toán tiền hàng cho (S) vì có 02 L/C được lập ra hoàn toàn riêng biệt.

- Khi buôn bán ba bên và dùng L/C giáp lưng, trader PHẢI chủ động giành được quyền thuê tàu trong hoạt động mua bán của mình. Tức là khi ký hợp đồng với supplier nên mua theo điều kiện nhóm E, F, còn khi ký hợp đồng với customer thì nên bán theo điều kiện nhóm C, D để chủ động trong công việc.

Như vậy có thể thấy, L/C chuyển nhượng hay L/C giáp lưng giống nhau ở chỗ là dùng trong trường hợp buôn bán qua trung gian. Nhưng trader sẽ dùng L/C chuyển nhượng trong trường hợp không muốn che giấu tên của supplier, và sẽ dùng L/C giáp lưng khi muốn giấu tên của supplier đi. Và trader phải lưu ý, dùng L/C giáp lưng, trader và ngân hàng của trader phải có trách nhiệm trong việc thanh toán cho supplier chứ không chỉ đứng giữa hưởng phần chênh lệch như kiểu L/C chuyển nhượng (Supplier và Customer chịu trách nhiệm trực tiếp với nhau).

Một điều nữa, nghiệp vụ để che giấu tên của supplier trong chứng từ rất phức tạp (nhất là C/O hay các chứng từ khác cấp bởi bên thứ 3), đòi hỏi trader phải vững chuyển môn, và hiểu biết sâu sắc về các nội dung cũng như cách thức chuẩn bị chứng từ thì việc che giấu này mới hiệu quả. Trong phần trình bày của từng chứng từ, người viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ cách làm này.

Trên đây, các vấn đề liên quan đến sử dụng L/C trong mua bán 3 bên và cách thức sử dụng L/C giáp lưng.

Nếu bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các phương thức thanh toán quốc tế và vận dụng vào thực tiến, bạn có thể tham gia khóa học xuất nhập khẩu cấp tốc tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế

Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Đào tạo khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam

học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

4.9
(7 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    86%
  • 4
    14%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Nguyễn Mạnh Toàn
15:31:53 PM 29/11/2023

Good 👍

15/03/2023

22/05/2023

30/10/2023

01/12/2023

02/01/2023

15/07/2023

Popup Image
Bình luận
traihanoi
11:16:51 AM 12/07/2023

Tôi nhập hàng từ Nhật Bản qua Trader trung gian ở Hồng Kong về Việt Nam, L/C giáp lưng với Trader Hongkong, nhưng chứng từ xuất xứ C/O thì vẫn là C/O Japan, B/L tầu thì vẫn ghi rõ tầu chạy từ cảng Osaka, Nhật bản về Hai phòng, Việt Nam. Có nhiều chứng từ không sửa được đâu, vì sửa sai nó sẽ là giả.

Trả lời

Ẩn

Tata
14:37:56 PM 15/04/2021

.........+ chuẩn bị được C/O với nguồn gốc xuất xứ hàng từ nước của Trader." : nó là xuất sử của Sup. Trader làm sao đổi được C/O theo xuất sức của Trader?

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký