Cách tính chi phí xếp dỡ, thời gian xếp dỡ, và thưởng phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, bên cạnh cước phí vận chuyển nội địa, phí vận chuyển quốc tế, đơn vị xuất nhập khẩu còn phải chịu nhiều loại phí khác như phí nhiên liệu, phí an ninh, phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến,....

Phí xếp dỡ là loại phí rất phổ biến, vì vậy loại phí này thường xuyên được đưa vào hợp đồng thuê tàu chuyến. Vậy chi phí xếp dỡ, thời gian xếp dỡ, và thưởng phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến được tính như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn qua những phân tích trong bài viết dưới đây. phương pháp nhập trước xuất trước

>>>>> Xem thêm: Thuật ngữ tiếng Anh Logistics và Vận tải Quốc tế

Quy định về chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Đối với chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến, thông thường, hai bên sẽ lựa chọn một trong các cách thoả thuận sau đây:

Miễn chi phí bốc hàng (Free in = FI)

Hiểu chính xác là trong khoản tiền cước người thuê tàu phải trả đã bao gồm tiền phí bốc hàng lên tàu, không bao gồm tiền phí dỡ hàng xuống khỏi tàu.

Khi sử dụng điều kiện bán hàng là nhóm C, cụ thể là CFR và CIF, người thuê tàu chọn cách này. Khi đó, người bán thuê tàu chở hàng đi và trả phí bốc hàng. Còn người mua trả phí dỡ hàng.

Để rõ ràng hơn, hai bên có thể quy định cụ thể:

Nếu hàng đóng trong bao, trong thùng, hàng thành khối/cuộn… thì ghi: “Free in and Stowage” = FI.S = Giá cước đã bao gồm phí bốc hàng lên tàu và phí sắp xếp hàng dưới boong.

Nếu là hàng sá hàng rời, không đóng trong bao (đổ đống), thì ghi: “Free in and Trimming” = FI.T = Giá cước đã bao gồm phí bốc hàng lên tàu và phí san hàng/cào hàng cho băng phằng trong boong.

Miễn chi phí dỡ hàng (Free out = FO)

Hiểu chính xác là trong khoản tiền cước người thuê tàu phải trả đã bao gồm tiền phí dỡ hàng xuống khỏi tàu không bao gồm tiền phí bốc hàng lên tàu.

Khi sử dụng điều kiện bán hàng là nhóm F (FAS, FOB), người thuê tàu chọn cách này. Khi đó, người mua là người thuê tàu chở hàng đi và trả phí dỡ hàng. Còn người bán trả phí bốc hàng.

Miễn chi phí bốc và dỡ hàng (Free out = FIO)

Hiểu chính xác là trong khoản tiền cước người thuê tàu phải trả đã bao gồm tiền phí bốc hàng lên tàu và tiền phí dỡ hàng xuống khỏi tàu.

Khi sử dụng điều kiện bán hàng là EXW, người mua là người thuê tàu chở hàng đi và trả phí dỡ hàng lẫn phí bốc hàng. Nên người mua thích chọn cách quy định cước kiêu này.

Khi sử dụng điều kiện bán hàng là nhóm D, người bán là người thuê tàu chở hàng đi và trả phí dỡ hàng lẫn phí bốc hàng. Nên người bán thích chọn cách quy định cước kiểu này.

Tương tự, cũng sẽ có hai cách quy định chi tiết: FIO.S hoặc FIO.T.

cách tính chi phí xếp dỡ hàng hóa

Quy định về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Hai bên thoả thuận “thời gian cho phép ” (Allowed time/Laytimes/Laydays for loading and discharging) dành cho việc bốc hàng và việc dỡ hàng. Thường tính bằng ngày.
Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hưởng tiền thưởng bốc hoặc dỡ hàng nhanh (Despatch money).
Ngược lại, người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc dỡ hàng chậm hơn thời gian cho phép, thì bị phạt bốc dỡ hàng chậm (Demurrage).
Hai bên có thể quy định:

Allowed time có thể quy định riêng cho việc bốc hàng và riêng cho việc dỡ hàng

tức là tính thưởng phạt riêng cho từng cảng; hoặc quy định thời gian cho phép chung cả bốc hàng và dỡ hàng, tức là sau khi hoàn thành việc dỡ hàng mới tính thưởng phạt.

Cách tính Allowed time tách riêng ra như vậy gọi là Separate Laydays:

Ví dụ 1.a, hợp đồng ghi: “Cargo to be loaded at rate of 5,000 MTs and discharged at the rate of 4,500 MTs per weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used = WWDSHEXUU.

Cách tính Allowed time gộp chung gọi là Reversible Laydays:

Ví dụ 2.a, hợp đồng ghi: “Cargo to be loaded and discharged at rate of 5,000 MTs per weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used = WWDSHEXUU.

Cách quy định gộp chung có lợi hơn cho người thuê tàu. Vì nếu sử dụng không hết số ngày bốc hàng được cho ở cảng bốc, người thuê tàu có thể dùng nó bù trừ sang cho số ngày dỡ hàng ở cảng dỡ. Khi đó, hãng tàu sẽ tính thưởng/phạt dựa trên Số ngày sau khi đã bù trừ ở hai đầu (All time saved at both ends).

Allowed time là một khoản thời gian cố định, tính thưởng phạt dựa trên tổng số ngày;

hoặc quy định mức bốc dỡ trung bình (loading/and/disharging rate) cho cả tàu trong một ngày, tính thưởng phạt dựa trên một ngày. Các quy định theo tổng số ngày có lợi hơn cho người thuê tàu.

Tức là, thay vì ghi như ví dụ 1.a (là theo mức bốc dỡ từng ngày), ta có thể có ví dụ 1.b (theo tổng số ngày) như sau:

“Cargo to be loaded in 10 weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used (WWDSHEXUU) at loading port and discharged in 12 WWDSHEXUU at discharging port.

Thay vì ghi như ví dụ 2.a (là theo mức bốc dỡ từng ngày), ta có thể có ví dụ 2.b (theo tổng số ngày) như sau:

“Cargo to be loaded and discharged in 22 weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used (WWDSHEXUU).

Như vậy, có thể thấy, cách ghi 1.a là cách ghi có lợi nhất cho hãng tàu; và cách ghi 2.b là cách ghi có lợi nhất cho người thuê tàu.

Thử tìm hiểu thêm về hai cụm từ viết tắt: WWDSHEXUU và SHEXUU

Khái niệm về “ngày” trong việc tính thời gian xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến được hiểu theo nghĩa sau đây:

Ngày (Days): là ngày theo lịch.

Ngày liên tục (Running days): là những ngày kế tiếp nhau trên lịch kể cả ngày lễ, ngày thứ 7, chủ nhật.

Ngày làm việc (Working days): là những ngày làm việc chính thức tại các cảng do luật pháp của từng nước quy định. (tức không bao gồm ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ). Trong Working days lại chia làm hai loại:

Nếu chỉ ghi woring days: có nghĩa là ngày làm việc 8 giờ (hoặc bao nhiêu giờ tuỳ tập quán/luật pháp của cảng đó, nước đó).

Nếu ghi Woking days of 24 consecutive hours: là ngày làm việc 24 giờ. Một ngày làm việc liên tục 24 giờ được tính từ 0 giờ nửa đêm đến 24 giờ nửa đêm hôm sau.

Nhưng người thuê tàu cần đặc biệt lưu ý: Khi hợp đồng ghi: “Working days of 24 consecutive hours” thì theo tập quán, nó thường được hiểu là ngày làm việc liên tục 24 giờ, kể cả ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.

Ngày làm việc tốt trời (Weather working days) là những ngày thời tiết tốt cho phép tiến hành công việc bốc hoặc dỡ hàng. Ngày mưa, gió, bão là thời tiết xấu không thể tiến hành bốc hoặc dỡ hàng nên không tính.

Ngày chủ nhật (Sundays) là ngày nghỉ cuối tuần do luật pháp của từng nước quy định. Ngày chủ nhật thường là ngày nghỉ làm việc, nhưng cũng có thể tiến hành bốc dỡ được, tuỳ theo quy định của hợp đồng.

Ngày lễ (Holidays) bao gồm những ngày lễ quốc gia và ngày lễ quốc tế. Trong ngày lễ này thường nghỉ làm việc, nhưng cũng có thể tiến hành bốc dỡ hàng tuỳ theo quy định của hợp đồng. Từ những khái niệm về ngày nói trên, ta thấy được thời gian cho phép bốc dỡ hàng khác hẳn so với ngày tính trên lịch thông thường.

Vậy hiểu nôm na, cách quy định Ngày làm việc, ngày làm việc 8 giờ, sẽ có lợi cho người thuê tàu, vì tính ra họ có nhiều ngày hơn để thực hiện việc bốc/dỡ hàng. Khi đó, hợp đồng ghi:

Ví dụ 3.a. “Cargo to be loaded and discharged in 10 weather working days, Sundays, holidays excepted both and even if used = SHEXUU.”

Trong khi đó, nếu sử dụng kiểu quy định Ngày theo lịch, ngày làm việc 24 giờ, sẽ bất lợi cho người thuê tàu, vì thực tế, nếu các cảng nghỉ làm việc theo thông lệ/tập quán thì người thuê tàu sẽ nhanh chóng sử dụng hết số ngày bốc/dỡ được quy định. Khi đó hợp đồng ghi:

Ví dụ 3.b. “Cargo to be loaded and discharged in 10 weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used = WWDSHEXUU.

Vậy qua những phân tích trên đây, có thể thấy, cách ghi 1.a + 3.b là cách ghi có lợi nhất cho hãng tàu; và cách ghi 2.b + 3.a là cách ghi có lợi nhất cho người thuê tàu.

Mốc để tính Allowed Time/Laytime/Laydays

Cách tính phụ thuộc vào thoả thuận giữa người thuê và người cho thuê tàu. Nhưng theo nhiều tập quán, laytime thường tính từ lúc hãng tàu trao NOR – Notice of Readiness – Thông báo Sẵn sàng cho hai người XK/người XK. Cần phân biệt NOR và N/A – Notice of Arrival.

N/A thường được hãng tàu gửi cho người XK/NK 3-5 ngày trước khi tàu cập cảng để người XK/người NK chuẩn bị cho việc bốc/dỡ hàng.

Còn NOR là hãng tàu báo rằng đã sẵn sàng cho việc bốc/dỡ tại cảng đi/cảng đến.

Laytime tính dựa theo NOR, không tính theo N/A. Theo hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu GENCON:

Nếu NOR được hãng tàu trao và chấp nhận trước 12h trưa, Laytime sẽ tính từ 13h cùng ngày

Nếu NOR được hãng tàu trao và chấp nhận trước từ 13h chiều đến hết giờ làm việc buổi chiều ngày hôm nay, Laytime sẽ tính từ 6h sáng ngày hôm sau.

Thưởng/phạt cho việc xếp dỡ hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc xếp bốc hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hưởng tiền thưởng bốc hoặc dỡ hàng nhanh (Despatch money).
Ngược lại, người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc dỡ hàng chậm hơn thời gian cho phép, thì bị phạt bốc dỡ hàng chậm (Demurrage money).
Mức tiền thưởng thông thường chỉ bằng 1/2 mức tiền phạt.
Nguyên tắc của phạt bốc dỡ chậm là “Khi bị phạt thì luôn luôn bị phạt” (once on demurrage, always on demurrage), tức là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể cả ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày xấu trời đều bị phạt.

Tiền thưởng lại có thể quy định theo hai trường hợp: thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm được (for all time saved) hoặc chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được (for working time saved).

>>>>> Bài viết tham khảo: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics là gì?

Trên đây Cách tính chi phí xếp dỡ, thời gian xếp dỡ, và thưởng phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Bài viết được biên soạn dưới sự tư vấn Giảng viên tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh.  học kế toán thuế

Bạn cần học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế và được trực tiếp chia sẻ, hướng dẫn bởi giảng viên tại Trung tâm XNK Lê Ánh, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Hà Nội và TPHCM. Đồng thời, chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học và mang đến bạn môi trường học thực tế, "nhân văn".

Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Trao kinh nghiệm - Tặng tương lai

5.0
(7 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
25/11/2023

22/11/2023

13/11/2023

05/12/2023

18/03/2023

29/04/2023

07/01/2023

Popup Image
Bình luận
Vu
05:40:59 AM 23/11/2020

https://logistics.options.vn/mot-khi-da-bi-phat-thi-luon-luon-bi-phat/

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký