Gia Công Là Gì? Các Mặt Hàng Gia Công Ở Việt Nam

Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động thương mại trong đó có hoạt động gia công thương mại ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn mô hình này. Điều này là do nó mang lại những lợi thế nhất định, bao gồm cả việc đạt được các mục tiêu lợi nhuận của các hoạt động thương mại.

Bài viết dưới đây Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động gia công là gì và tìm hiểu về các mặt hàng gia công ở Việt Nam

1. Gia Công Là Gì? Các Loại Hình Gia Công

Gia công là hoạt động của bên nhận gia công thực hiện một công việc cụ thể để sản xuất một sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công dựa trên hợp đồng của hai bên về yêu cầu đối với hàng gia công thời gian gia công và tiền công gia công cho hoạt động gia công.

Gia công là gìPhân loại các loại hình gia công trong thương mại theo các chỉ tiêu như sau:

– Căn cứ vào phạm vi thị trường:

+ Gia công cho thị trường trong nước.

+ Gia công để xuất khẩu.

– Căn cứ vào mức cung cấp nguyên liệu:

+ Gia công mà bên đặt gia công giao toàn bộ nguyên liệu thô cho bên nhận gia công.

+ Gia công mà bên đặt gia công không chuyển vật liệu cho bên nhận gia công. Bên nhận gia công phải tự chuẩn bị nguyên liệu thô để sản xuất, và người thuê gia công trả tiền nguyên liệu cùng với công gia công .

+ Gia công mà bên nhận gia công chỉ được cung cấp nguyên liệu chính theo tiêu chuẩn và bên nhận gia công có thể tự khai thác nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo theo yêu cầu

– Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình sản xuất:

+ Gia công sản xuất chế biến

+ Gia công tháo dỡ,lắp ráp, phá dỡ

+ Gia công tái chế

+ Gia công chọn lọc, làm sạch, làm mới, phân loại

+ Gia công đóng gói, kẻ mã ký hiệu

+ Gia công pha chế…

2. Hàng Gia Công Là Gì?

Sản phẩm mới được sản xuất thương mại theo hợp đồng gia công được gọi là hàng gia công. Tất cả hàng hóa đều có thể được gia công, ngoại trừ các mặt hàng bị cấm thương mại. Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thuộc diện cấm kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu được cơ quan nhà nước cho phép thì có thể nhận gia công.

2.1. Đặc điểm của hàng gia công

Quyền sở hữu hàng hoá không chuyển từ nhà thuê gia công sang nhà gia công. Quyền sở hữu ở đây bao gồm quyền sử dụng, quyền chiếm đoạt, quyền sở hữu. Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản là quyền sở hữu đối với hàng hóa gia công là các quyền bán, giao dịch ...

2.2. Lợi ích của việc gia công hàng hóa

Gia công sản phẩm không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp gia công mà còn có những lợi ích nhất định đối với nền kinh tế và doanh nghiệp.

+ Giúp công ty học hỏi, tiếp cận công nghệ mới, tiến bộ khoa học để hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

+ Tận dụng cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng và nguyên liệu sẵn có, giúp doanh nghiệp tận dụng “thương hiệu” và kênh phân phối hàng gia công trong và ngoài nước, tăng tỷ trọng hàng hóa sản xuất trực tiếp, hàng xuất khẩu.

+ Giảm thất nghiệp và tăng thu nhập của người dân. Hoạt động gia công cũng giúp giảm chi phí thuê mướn và tăng lợi nhuận doanh nghiệp do chúng thu hút một phần lớn lao động phổ thông giá rẻ.

+ Thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài để gia công.

2.3. Các mặt hàng gia công ở Việt Nam

Gia công dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử máy tính, lắp ráp điện thoại

3. Công Ty Gia Công Là Gì?

Công ty gia công là công ty chuyên nhận gia công, thực hiện các công việc nhất định để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công

4. Hợp Đồng Gia Công

Hợp đồng gia công là gì

Hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa các bên về việc bên nhận gia công thực hiện đơn đặt hàng làm sản phẩm theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên thuê gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

4.1. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là hợp đồng song vụ

Bên gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuyển cho mình vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ và số lượng cùng vật mẫu, bản vẽ để chế tạo. Bên gia công yêu cầu bên đặt gia công nhận tài sản mới do chính mình tạo ra và trả tiền công như đã thỏa thuận

Bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên thuê gia công cung cấp nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chủng loại, đồng đều, số lượng cũng như mẫu, bản vẽ để sản xuất. Người gia công yêu cầu bên thuê gia công nhận các sản phẩm mới do nhà gia công làm ra và trả thù lao đã thỏa thuận.

Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù

Số tiền mà bên thuê gia công phải trả cho bên nhận gia công là tiền công. Khoản thù lao này là khoản thù lao mà hai bên đã thỏa thuận trong Điều khoản chung.

Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa

Đối tượng được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn đã thỏa thuận giữa các bên hoặc xác lập trước theo quy định của pháp luật. Mẫu hoặc tiêu chuẩn vật gia công chỉ được hiện thực hóa (vật chất hóa hoặc trở thành hàng hóa) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành thao tác gia công.

4.2. Tham khảo mẫu hợp đồng gia công mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Số: …

- Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

- Căn cứ …

- Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20..., tại ... chúng tôi gồm có:

Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

(Trường hợp bên đặt gia công là cá nhân thì được ghi như sau):

Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A)

Họ và tên: …

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên nhận gia công (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng gia công với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Bên A thuê bên B gia công:

- Tên sản phẩm: ...

- Số lượng: …

- Chất lượng: …

- Tiêu chuẩn kỹ thuật: …

(Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định).

Điều 2. Nguyên vật liệu

1. Bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B các nguyên vật liệu sau:

Tên nguyên vật liệu: …

Số lượng: …

Chất lượng: …

Thời gian cung cấp: …

Địa điểm giao nhận: …

2. Bên B có trách nhiệm cung cấp cho bên A các nguyên vật liệu sau:

Tên nguyên vật liệu: …

Số lượng: …

Chất lượng: …

Thời gian cung cấp: …

Địa điểm giao nhận: …

(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung về cung cấp nguyên vật liệu và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 3. Đơn giá gia công, phương thức thanh toán

Đơn giá gia công là: … đồng/ sản phẩm (Bằng chữ: …).

Tổng cộng tiền công gia công sản phẩm là: … đồng (Bằng chữ: …).

Phương thức thanh toán: …

Thanh toán đợt … hoặc toàn bộ tại thời điểm nhận sản phẩm là … đồng (Bằng chữ: …)

(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung dung cụ thể và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ … đến ngày … / … / …

Thời hạn giao nhận sản phẩm (đợt 1) là ngày …/ …/ …, tại số nhà … đường …, phường …, quận … , thành phố … vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …

Bên B phải giao sản phẩm và bên A phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trường hợp bên B chậm giao sản phẩm thì bên A có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên A chậm nhận sản phẩm thì bên B có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên A. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận tại hợp đồng này và bên A đã được thông báo. Bên A phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Bên A hoặc bên B đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian (hợp lý) là … ngày.

Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm. Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của bên A

1. Quyền của Bên A:

Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng này.

Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

2. Nghĩa vụ của bên A:

Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên B; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng này.

Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của bên B

1. Quyền của bên B:

Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại

hợp đồng này.

Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A.

Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

2. Nghĩa vụ của bên B:

Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp.

Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

Giao sản phẩm cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A.

Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng này.
(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng … % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho bên bị vi phạm.

Điều 8. Chi phí khác

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu là: … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí mua bảo hiểm hàng hoá là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí … là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

(Bên A và bên A tự thoả thuận về nội dung các khoản chi phí khác và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 9. Phương thực giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Các thoả thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

BÊN A

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

BÊN B

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

4.3. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công

- Hợp đồng thuê ngoài cần được soạn thảo: Hợp đồng nên được soạn thảo bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của các bên liên quan

- Bước tiếp theo là đơn xin thực hiện hợp đồng gia công.

- Sau khi nhận được đơn, bước tiếp theo là mô tả địa điểm sản xuất tương ứng với những gì đã nêu trong hợp đồng gia công.

- Bạn cần chuẩn bị hồ sơ cẩn thận với các tài liệu liên quan như giấy chứng nhận thêm vốn đầu tư, tờ khai đăng kí thuế, đăng ký con dấu… .tất cả các tài liệu liên quan.

- Văn bản thông báo hợp đồng gia công cũng là một văn bản bắt buộc.

- Nguyên vật liệu và máy móc phải được nhập khẩu theo yêu cầu đặt ra để gia công đúng quy trình.

- Cuối cùng, hợp đồng gia công và thủ tục hải quan có nhiều khả năng được thực hiện hơn.

5. Thông Tin Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu Hàng Gia Công

Địa chỉ làm thủ tục hải quan: Hàng hóa nhập khẩu do chi cục hải quan của công ty quản lý nên cần liên hệ chi cục hải quan quản lý công ty để làm thủ tục.

Xem thêm: Khai Báo Hải Quan Hợp Đồng Gia Công Trên Ecus5 Vnaccs

Nguyên liệu nhập khẩu: Tất cả các nguyên liệu được xử lý yêu cầu thêm bằng chứng về nguồn vốn và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo tuân thủ pháp luật rõ ràng. Tránh các trường hợp không thể cung cấp giải thích bằng tài liệu cho các sản phẩm gia công nhập khẩu.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có nhiều trả lời được câu hỏi về hàng hóa gia công là gì và bạn có thể hiểu được kiến ​​thức về hợp đồng gia công và thực hiện tốt công việc của mình. 

Hiện tại trung tâm Lê Ánh đang tổ chức khóa học báo cáo quyết toán hải quan, với cam kết hỗ học viên thành thạo cách xử lý và lên báo cáo quyết toán cho doanh nghiệp, sẽ phù hợp với các bạn đang làm việc tại doanh nghiệp gia công, yêu cầu xây dựng định mức, sử dụng nguyên vật liệu và báo cáo quyết toán.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nộikhóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Hotline: 0904848855

5.0
(3 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
07/04/2023

31/12/2023

03/04/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký