Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh

Căn cứ theo tính lưu thông của hàng hoá (hoặc quyền chuyển nhượng hoặc tính sở hữu hàng hóa được ghi trên vận đơn, người ta chia vận đơn thành 3 loại vận đơn đích danh, theo lệnh và vô danh.

Vận đơn đích danh

1. Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Vận đơn đích danh (Straight B/L): là loại vận đơn được ghi rõ tên người nhận hàng. Trên vận đơn người ta ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng.

Không chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng và chỉ người có tên trên vận đơn mới được phép nhận hàng.

Các trường hợp hàng hoá của vận đơn đích danh bao gồm:

  • Cá nhân gửi cá nhân,
  • Quà biếu,
  • Hàng hoá dùng để triển lãm,
  • Hàng hoá vận chuyển trọng nội bộ công ty.

Loại vận đơn này ít được sử dụng vì không được chuyển nhượng, mua bán bằng phương pháp ký hậu thông thường.

>>>>> Xem thêm: Nội dung chi tiết của một Vận đơn

2. Vận đơn theo lệnh (To order B/L)

Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là loại B/L trên đó không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) của một ai đó hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order)

Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh

Tại mục người nhận hàng (Consignee), vận đơn theo lệnh thường là:

  • To order of shipper - theo lệnh của người gửi hàng
  • To order of consignee - theo lệnh của người nhận hàng
  • To order of a Issuing Bank - theo lệnh của ngân hàng thanh toán

Vận đơn theo lệnh được sử dụng phổ biến trong thương mại và thanh toán quốc tế do có tính chuyển nhượng. Vì vận đơn có chức năng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn, do đó, vận đơn là chứng từ có giá trị, ai sở hữu hợp pháp vận đơn thì có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Chính vì vậy, người ta có thể mua bán hàng hóa bằng cách mua bán vận đơn một cách linh hoạt.

Cách ký hậu vận đơn

Vận đơn theo lệnh được dùng rất phổ biến trong buôn bán và vận tải quốc tế, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.

- Ký hậu (endorsement): là một thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.

- Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau B/L và trao cho người hưởng lợi

- Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu của người ký tên trên B/L thừa nhận việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L cho người được hưởng.

- Người ký hậu phải tuân thủ các quy định:

+) Ký hậu bằng ngôn ngữ của chính người hưởng lợi trên B/L

+) Phải ký vào chính B/L gốc

+) Phải thể hiện rõ ý chí về việc chuyển nhượng quyền sở hữu B/L

Các cách ký hậu:

– Ký hậu đích danh: mặt sau của B/L gốc, người ký hậu ghi rõ tên người hưởng lợi, ký và đóng dấu xác nhận.

 Người chuyên chở ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi rõ tên (và địa chỉ nếu cần) của người hưởng lợi tờ vận đơn. Như vậy, sau khi ký hậu, vận đơn trở thành vận đơn đích danh. Đã là vận đơn đích danh thì chỉ có người hưởng lợi có tên trên vận đơn mới có quyền sở hữu hàng hóa và được nhận hàng khi hàng tới cảng đích.

– Ký hậu theo lệnh: mặt sau của B/L gốc, người ký hậu ghi “theo lệnh của…”

Ký hậu theo lệnh của một người đích danh: Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu : "Giao hàng theo lệnh của...(một người đích danh)...".

Như vậy, nếu ghi giao hàng theo lệnh của A mới là người có quyền sở hữu vận đơn nhưng chưa chắc đã là người hưởng lợi cuối cùng hàng hóa ghi trên vận đơn đó. A có quyền ra lệnh giao hàng cho người khác bằng cách ký hậu. Người được AI ký hậu chuyển nhượng lúc nào lại là người hưởng lợi vận đơn. Quá trình ký hậu lại có thể tiếp tục xảy ra như trên cho đến người hưởng lợi cuối cùng. Nếu A không muốn chuyển nhượng hàng hóa cho ai mà muốn mình là người nhận hàng,thì chỉ việc ký hậu và ghi câu "Deliver to myself".

– Ký hậu vô danh/để trống: mặt sau của B/L gốc, người ký hậu chỉ ghi tên mình, ký và đóng dấu xác nhận hoặc ghi rõ là để trống.

Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu "giao hàng theo lệnh của ..." hay "giao hàng theo lệnh của người cầm vận đơn".

Vì là theo lệnh, nhưng nói rõ là theo lệnh của ai hay theo lệnh của người cầm vận đơn, do đó bất kỳ người nào có vận đơn trong tay đều là người sở hữu vận đơn hợp pháp, anh ta có quyền chuyển nhượng vận đơn cho người khác bằng cách trao tay hoặc nếu muốn mình là người nhận hàng thì ký hậu và ghi tên mình vào mặt sau vận đơn. Chính vì vậy, ký hậu để trống và ký hậu theo lệnh của người cầm được gọi là ký hậu vô danh, nghĩa là bất kỳ ai cầm vận đơn cũng có quyền yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho mình.

– Ký hậu miễn truy đòi (without recourse)

Nếu không có thể hiện khác, những người ký hậu B/L phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho cầm B/L cuối cùng. Tuy nhiên, để không bị ràng buộc trách nhiệm với những người cầm vận đơn sau này, khi ký hậu, người chuyển nhượng phải ghi thêm câu "miễn truy đòi" bên cạnh chữ ký của mình.

Nếu sau này có tranh chấp kiện tụng liên quan đến vận đơn, thì những người có ghi câu "miễn truy đòi" đều được miễn trách. Tuy nhiên, người chủ hàng thì không, cho dù anh ta có ghi câu "miễn truy đòi" khi ký hậu vận đơn.

Tất cả những người ký hậu mà không ghi thêm câu "miễn truy đòi" đều phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho người cầm vận đơn. Về trật tự, người ký hậu trước phải có trách nhiệm với người ký hậu sau, tuy nhiên, người cầm vận đơn có thể buộc trách nhiệm cho bất cứ người nào ký hậu trước đó mà không ghi câu "miễn truy đòi".

>>>>> Thông tin chi tiết về vận đơn theo lệnh, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Phân tích chuyên sâu về Vận đơn theo lệnh (To order Bill of Lading)

3. Vận đơn vô danh (to bearer B/L)

Vận đơn vô danh (to bearer B/L): là vận đơn mà trên đó tên người nhận hàng bị bỏ trống, được ghi là vô danh, hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác.

Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay, ai cầm vận đơn trong tay thì vận đơn thuộc quyền sở hữu của người đó, và người cầm vận đơn có quyền yêu cầu đơn vị chuyên chở giao hàng cho mình.

Lưu ý: Vận đơn vô danh là vận đơn có thể chuyển thanh vận đơn đích danh hay vận đơn theo lệnh. Ngoài ra, nếu một vận đơn mà trong ô Consignee không ghi tên người nhận hàng hoặc ghi gia hàng theo lệnh để trống thì được hiểu là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, do đó không được xem loại vận đơn này là vận đơn vô danh. 

 Trên đây là cách phân biệt về vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh, mong rằng những chia sẻ bởi Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích cho công việc và học tập của bạn.

>>>> Bài viết liên quan: Học xuất nhập khẩu online tương tác với giảng viên

Nếu bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các loại vận đơn để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế. 

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

5.0
(2 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
22/05/2023

14/05/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký