Biểu thuế xuất nhập khẩu theo nghị định 125/2017/NĐ-CP

Danh mục các mặt hàng áp dụng Biểu thuế xuất nhập khẩu thông thường mới được xây dựng dựa trên Nghị định 125/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP. Cụ thể những quy định về Biểu thuế xuất nhập khẩu 2018 được thể hiện như thế nào trong nghị định 125/2017/NĐ-CP, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

>>>>> Xem thêm: Vận đơn sạch là gì? Chức năng của vận đơn sạch

Nội dung nghị định 125/2017/NĐ-CP liên quan đến biểu thuế xuất nhập khẩu

Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của chính phủ về biểu thuế xuất nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; 

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (sau đây gọi tắt là Nghị định số 122/2016/NĐ-CP)

Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan” 

Biểu thuế xuất nhập khẩu theo nghị định 125/2017/NĐ-CP

Danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu 2019

Ban hành kèm theo Nghị định này gồm:

Phụ lục I – Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế,

Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

Phụ lục III – Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe), đã qua sử dụng.

Phụ lục IV – Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan”.

Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: 

“Điều 4. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế

Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Đối với các mặt hàng thuộc nhóm hàng có số thứ tự (STT) 211 tại Biểu thuế xuất khẩu khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan kê khai tên hàng và mã hàng của mặt hàng đó theo mã hàng 08 chữ số tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 là các mặt hàng đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

a) Điều kiện 1: Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm (gọi chung là hàng hóa) không thuộc các nhóm có STT từ 01 đến STT 210 tại Biểu thuế xuất khẩu.

b) Điều kiện 2: Có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Việc xác định tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).”

Khoản 2, khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Mục II: Chương 98 – Quy định mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng.

  1. a) Chú giải và điều kiện, thủ tục áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98.

– Chú giải chương: Các mặt hàng có tên nêu tại khoản 1 Phần I Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98. 

– Chú giải nhóm: lớp kế toán ngắn hạn

+ Việc phân loại mã hàng hóa và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng CKD của ô tô, mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái (ôtô satxi, có buồng lái) được thực hiện theo quy định tại khoản 2.1 Phần I Mục II Phụ lục II.

+ Các mặt hàng: Thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo và/hoặc Crôm và/hoặc Titan thuộc nhóm 98.11; Chất làm đầy da, Kem hỗ trợ chức năng bảo vệ da, gel làm giảm sẹo thuộc nhóm 98.25; Vải mành nylong 1680/D/2 và 1890 D/2 thuộc nhóm 98.26; Dây đồng có kích thước mặt cắt ngang tối đa trên 6 mm nhưng không quá 8 mm thuộc nhóm 98.30; Hạt nhựa PolyPropylene dạng nguyên sinh thuộc nhóm 98.37; Thép không hợp kim, dạng thanh và dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng thuộc nhóm 98.39; Set top boxes thuộc nhóm 98.46; Ô ngăn hình mạng làm từ vật liệu Nano- composite Polymeric Alloy (Neoweb) thuộc nhóm 98.47 được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98 nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật quy định cụ thể tại khoản 2.2, 2.3, 2,4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 Phần I Mục II Phụ lục II.

– Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng ghi tại Chương 98, báo cáo kiểm tra quyết toán việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Phần I Mục II Phụ lục II.

b) Danh mục nhóm mặt hàng, mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng gồm: Mã hàng của nhóm mặt hàng, mặt hàng thuộc Chương 98; mô tả hàng hóa (tên nhóm mặt hàng, mặt hàng); mã hàng tương ứng của nhóm hàng, mặt hàng đó tại Mục I Phụ lục II (97 chương theo danh mục Biểu thuế nhập khẩu Việt Nam) và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng riêng tại Chương 98 thực hiện theo quy định cụ thể tại Phần II Mục II Phụ lục II.

c) Các nhóm mặt hàng, mặt hàng có tên và được thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng quy định tại Chương 98 nếu đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định hiện hành thì được lựa chọn áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng quy định tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

d) Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải kê khai mã hàng theo cột “Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II” nêu tại Chương 98 và ghi chú mã hàng Chương 98 vào bên cạnh”.

Mục III: Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thực hiện cam kết WTO từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 trở đi.”

Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng máy gia công cơ khí

Các mặt hàng máy gia công cơ khí thuộc các nhóm hàng từ 84.54 đến 84.63 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:

Các mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Máy gia công cơ khí nêu tại điểm này là loại không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

Các mặt hàng máy gia công cơ khí không thuộc trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho các nhóm từ 84.54 đến 84.63 tại Biểu thuế nhập khẩu quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”

Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng

Xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh không quá 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi, kể cả lái xe thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Biểu thuế xuất nhập khẩu 2018

Xe ô tô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 và xe có động cơ dùng để chở hàng hóa có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 05 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 (trừ ô tô đông lạnh, ô tô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ô tô xi téc, ô tô bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; ô tô chở xi măng kiểu bồn và ô tô chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%.

Các loại xe ô tô khác thuộc các nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô mới cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”

Bổ sung Điều 7a như sau:

“Điều 7a. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế

Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc nhóm 98.49 tại Mục II Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, doanh nghiệp (người khai hải quan) thực hiện kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thương hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định hiện hành, chưa áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% của nhóm 98.

b) Việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% của nhóm 98.49 thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Đối tượng và điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế:

a) Đối tượng áp dụng Chương trình ưu đãi thuế: doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

b) Điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế:

– Doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021) và mức 5 (từ năm 2022 trở đi) và đạt đủ sản lượng quy định tại điểm b.12 khoản 3.2 Mục I Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này theo các tiêu chí về sản lượng và mẫu xe như sau:

+ Sản lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (gọi tắt là sản lượng chung tối thiểu) quy định cho từng giai đoạn cụ thể nêu tại lộ trình của chương trình ưu đãi thuế quy định tại điểm b.12 khoản 3.2 Mục I Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đối với các nhóm xe sau:

Xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cc trở xuống thuộc nhóm 87.03.

Xe chở người từ 10 chỗ đến 19 chỗ ngồi (xe minibuýt) thuộc nhóm 87.02.

Xe chở người từ 20 chỗ ngồi trở lên (xe buýt/xe khách) thuộc nhóm 87.02.

Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa và xe chuyên dùng có động cơ (xe tải) thuộc nhóm 87.04 và nhóm 87.05.

+ Sản lượng của mẫu xe ô tô cam kết sản xuất, lắp ráp trong nước (gọi tắt là sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết) quy định cho từng giai đoạn cụ thể nêu tại lộ trình của Chương trình ưu đãi thuế quy định tại điểm b.12 khoản 3.2 Mục I Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này theo số lượng mẫu xe cam kết như sau:

01 mẫu xe cam kết sản xuất, lắp ráp thuộc nhóm xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cc trở xuống, tiêu hao nhiên liệu dưới 7,5 lít/100km. 

01 mẫu xe cam kết sản xuất, lắp ráp thuộc nhóm xe minibuýt.

01 mẫu xe cam kết sản xuất, lắp ráp thuộc nhóm xe buýt/xe khách.

02 mẫu xe cam kết sản xuất, lắp ráp thuộc nhóm xe tải.

– Linh kiện ô tô do doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này trực tiếp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc linh kiện ô tô do tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này ủy thác, ủy quyền nhập khẩu và đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Linh kiện ô tô nhập khẩu có tên trong nhóm 98.49.

+ Thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.

+ Các linh kiện (các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của các linh kiện ôtô nhập khẩu theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và quy định tại điểm b.5.2 khoản 3.2 Mục I Chương 98 quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Hồ sơ và thủ tục thực hiện Chương trình ưu đãi thuế

a) Hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế.

– Hồ sơ gồm: Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo Mẫu số 05 (01 bản chính) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật của nhà máy (01 bản chụp có chứng thực) để chứng minh công suất sản xuất, lắp ráp của nhà máy phù hợp với sản lượng chung tối thiểu hàng năm của Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô.

– Thủ tục đăng ký tham gia: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế tại cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có nhà máy sản xuất, lắp ráp để đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế ngay sau ngày Nghị định này được ký ban hành hoặc thời điểm bất kỳ hàng năm trong thời gian của Chương trình ưu đãi thuế. Thời điểm tham gia Chương trình ưu đãi thuế tính từ ngày của công văn đăng ký trở đi.

b) Hồ sơ, thủ tục áp dụng mức thuế suất của nhóm 98.49 trong biểu thuế 2018

– Hồ sơ gồm:

+ Công văn đề nghị được áp dụng mức thuế suất 0% của nhóm 98.49 trong đó nêu rõ giai đoạn đề nghị được áp dụng thuế suất 0%; số lượng linh kiện ô tô nhập khẩu trong giai đoạn đề nghị áp dụng thuế suất 0% đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp ô tô; số lượng xe ô tô thuộc các nhóm xe của Chương trình ưu đãi thuế thực tế đã sản xuất, lắp ráp; số lượng mẫu xe cam kết thực tế đã sản xuất, lắp ráp và số thuế đã nộp: 01 bản chính;

+ Bảng kê tình hình sử dụng linh kiện ô tô đã nhập khẩu trong giai đoạn đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% theo Mẫu số 06 (01 bản chính) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và chứng từ kế toán thể hiện số lượng linh kiện nhập khẩu đã được sử dụng để sản xuất, lắp ráp các nhóm xe thuộc Chương trình ưu đãi thuế (01 bản chụp có chứng thực).

+ Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp theo mẫu phiếu do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành (số lượng bản chụp có chứng thực tương ứng với số lượng xe đã sản xuất, lắp ráp trong giai đoạn đề nghị áp dụng mức thuế suất 0%); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp (số lượng bản chụp có chứng thực tương ứng với số lượng kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp) và Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật của xe ô tô có dấu xác nhận thẩm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam (số lượng bản chụp có chứng thực tương ứng với kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp).

+ Bảng kê các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu; bảng kê số tiền thuế đã nộp theo từng tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chính,

Thủ tục áp dụng mức thuế suất của nhóm 98.49 trong biểu thuế 2018

+ Chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 hàng năm doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan hải quan đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% của nhóm 98.49 cho các linh kiện ô tô đã nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các nhóm xe ô tô nêu tại lộ trình của Chương trình ưu đãi thuế trong giai đoạn theo đề nghị của doanh nghiệp. Giai đoạn đề nghị của doanh nghiệp tối đa không quá 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hàng năm hoặc từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

+ Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế ngay sau ngày Nghị định được ký ban hành thì chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2018 trở đi, doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan hải quan đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% của nhóm 98.49 cho các linh kiện ô tô đã nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các nhóm xe ô tô trong giai đoạn từ ngày doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế đến ngày 30 tháng 6 năm 2018.

+ Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp thực hiện kiểm tra đối tượng và các điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế quy định tại khoản 7.2 gồm:

Sản lượng xe chung tối thiểu đã đạt được trong từng giai đoạn cụ thể nêu tại lộ trình của Chương trình ưu đãi thuế.

Sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe cam kết đã đạt được trong từng giai đoạn cụ thể nêu tại lộ trình của Chương trình ưu đãi thuế.

Trường hợp giai đoạn đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% của doanh nghiệp không đủ 06 tháng theo từng giai đoạn nêu tại lộ trình của Chương trình ưu đãi thuế, doanh nghiệp vẫn phải đạt đủ sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe cam kết quy định cho từng giai đoạn cụ thể nêu tại lộ trình của Chương trình ưu đãi thuế quy định tại điểm b.12 khoản 3.2 Mục I Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Việc xác định các tiêu chí về sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe cam kết được căn cứ vào số lượng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp đã phát hành trong giai đoạn đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% của doanh nghiệp, phiếu này phải theo mẫu do Cục đăng kiểm Việt Nam phát hành. Việc xác định mẫu xe cam kết căn cứ theo giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp do Cục đăng kiểm Việt Nam cấp (để xác định dung tích xi lanh, kiểu loại động cơ và công suất động cơ) và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật của xe ô tô có dấu xác nhận thẩm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam (để xác định kiểu loại thân xe hoặc cabin).

Linh kiện ô tô nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe ô tô phải thuộc danh mục nhóm 98.49 quy định tại Mục II Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và thuộc loại trong nước chưa sản xuất được. Việc xác định linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Linh kiện phải đáp ứng mức độ rời rạc tối thiểu theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định tại điểm b.5.2 khoản 3.2 Mục I Chương 98 quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Số lượng linh kiện ô tô nhập khẩu đã sử dụng phù hợp với số lượng xe thực tế đã sản xuất lắp ráp trong thời hạn kiểm tra căn cứ bảng kê tình hình sử dụng, số lượng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp và giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp.

+ Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất 0% của doanh nghiệp, cơ quan hải quan xử lý như sau:

Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế và doanh nghiệp (người nộp thuế) có số tiền thuế đã nộp đối với số linh kiện ô tô đã nhập khẩu lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo mức thuế suất của nhóm 98.49 thì cơ quan hải quan thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế thì cơ quan có văn bản trả lời cho doanh nghiệp được biết.

Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan

Danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07; 17.01; 24.01; 25.01 được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm của các hàng hóa có tên nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương. Trường hợp tại các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều ước quốc tế) có quy định về lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định tại các Điều ước quốc tế.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan:

a,Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế.

b) Trường hợp tại các Điều ước quốc tế có quy định về lượng hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì áp dụng theo lượng hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế.

c) Trường hợp các Điều ước quốc tế không quy định về lượng hạn ngạch mà chỉ quy định về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì điều kiện để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là hàng hóa phải nằm trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương nêu tại điểm a khoản này.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan:

a) Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.

b) Trường hợp tại các Điều ước quốc tế có quy định về lượng hạn ngạch nhập khẩu và/hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế đó. Trường hợp mức thuế suất ngoài hạn ngạch theo Điều ước quốc tế cao hơn mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Bãi bỏ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc nhóm 98.49 quy định tại Điều 7a Nghị định này được áp dụng từ ngày ký ban hành Nghị định này đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Như vậy, theo nghị định 125/2017/NĐ-CP, biểu thuế xuất nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan được quy định cụ thể. Từ đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể xác định được mức thuế suất áp dụng với hàng hóa của doanh nghiệp, từ đó tính chi phí thuế XNK.

Các bạn có thể tải về Danh mục hàng hóa tại đây: Download biểu thuế xuất nhập khẩu 2019

>>>>Bài viết liên quan: Biểu thuế xuất nhập khẩu theo quy định mới nhất

Bạn đang cần tìm nơi học xuất nhập khẩu nhưng chưa biết nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt Xuất nhập khẩu Lê Ánh chính là sự lựa chọn tốt cho bạn.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu, khóa học xuất nhập khẩu chuyên sâu và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

 

5.0
(3 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
03/07/2023

22/03/2023

17/11/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký