CE là gì? Chứng chỉ CE trong xuất nhập khẩu

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phạm Mai Anh - Thạc sĩ Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại Thương, Trưởng Phòng BSC & Xuất Nhập Khẩu tại Công Ty AB Inbev, Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế; Khóa học Purchasing & Sale xuất khẩu chuyên sâu tại Trung tâm Lê Ánh.

CE là một trong những chứng chỉ quan trọng với những lô hàng nhập khẩu vào EU (Liên minh Châu Âu), hàng hóa lưu thông tại các nước thành viên của EU bắt buộc phải có chứng chỉ CE.

Vậy cụ thể CE là gì? Chứng chỉ CE là gì và Tầm quan trọng của chứng chỉ CE trong xuất nhập khẩu như thế nào?

>>>>> Xem thêm: FDA là gì? Tiêu chuẩn đánh giá FDA bao gồm những gì?

1. CE là gì?

CE (European Conformity) là Chứng nhận CE Marking được xem như hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành của sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới.

- Sản phẩm mang dấu CE nghĩa là nó đã được đánh giá, kiểm định trước khi đưa ra thị trường, đáp ứng các yêu cầu của các nước thành viên EU về an toàn sức khỏe và môi trường.

- Tiêu chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một sản phẩm hay cấp giấy chứng nhận xuất xứ mà đó là tiêu chuẩn của đảm bảo sản phẩm an toàn.

- Nếu một sản phẩm được dán nhãn CE, đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh của nhà sản xuất, nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, dễ thâm nhập vào thị trường châu Âu, là tiền đề quan trọng để vươn xa ra toàn thế giới.

Sản phẩm có chứng nhận CE tức là đã tuân thủ đúng luật pháp của Liên minh châu Âu EU và được tư do buôn bán trên thị trường các nước này. Tuy nhiên, hiện nay, trên nhiều sản phẩm của Trung Quốc cũng có dấu CE. Vậy dấu CE này có phải CE của EU hay không? Điều này được lí giải như sau:

Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng làm dấu CE cho sản phẩm. Cần chú ý để tránh nhầm lẫn với dấu chứng nhận CE Marking của EU. Đây là cách người Trung Quốc cố tình làm để gây nhầm lẫn cho những khách hàng không để ý kỹ hoặc thiếu hiểu biết về dấu CE. CE của Trung Quốc có nghĩa là China Export, tức sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu nó. Dấu CE này không được đăng ký cũng như kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm mà do các công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng.

>>>>> Bài viết xem nhiều: khóa học báo cáo quyết toán hải quan online

CE cua Eu và Trung Quốc

Tuy nhiên, ở nhiều nước châu Âu, nhà sản xuất có thể tự công bố đạt chuẩn Ce nếu họ đủ tự tin về sản phẩm của mình đã đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn của liên minh châu Âu. Dẫu vậy, nếu như khi kiểm tra mà sản phẩm này thực sự chưa đạt chuẩn CE thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường châu Âu và nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm cũng như bồi thường thiệt hại, ảnh hưởng mà sản phẩm của họ đã gây ra.

Đối với những công ty, tập đoàn lớn, họ có thể kiểm tra đánh giá chính xác do có các phòng thí nghiệm đạt chuẩn thế giới, còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của các tổ chức có chứng nhận đánh giá như TUV, SGS,….Lúc này, nếu sản phẩm có vấn đề thì trách nhiệm sẽ thuộc về tổ chức đã đánh giá.

»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương tác trực tiếp với giảng viên chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm

2. Các sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE

Chứng nhận CE bắt buộc phải có với những sản phẩm nằm trong phạm vi của một hoặc hơn một hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả các sản phẩm được bán trên thị trường những nước thuộc liên minh châu Âu EU đều cần có dấu này. Ngoài ra, một số nước khác cũng cần như Iceland, Liechtenstein và Na Uy.

- Danh sách các sản phẩm cần có dấu CE bao gồm:

ce-la-gi-1
chung-chi-ce-la-gi-1

- Các sản phẩm không cần dấu CE bao gồm: Hóa chất, thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm

3. Hồ sơ xin đánh giá chứng nhận CE Marking

Chuẩn bị hồ sơ đăng kí chứng nhận sản phẩm gồm có:

- Mẫu giấy chứng nhận CE- Sơ đồ tổ chức của công ty

- Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

- Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.

- Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.

- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

4. Quy trình cấp chứng nhận CE

Thông thường, quy trình cấp chứng nhận CE trải qua các bước sau:

1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

2: Xác định các yêu cầu chi tiết

3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)

5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE MarkingTuy vậy, với một số mặt hàng đặt biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

6: Chứng nhận lại

7: Đánh giá mở rộng

8: Đánh giá đột xuất

5. Điều cần lưu ý về chứng chỉ CE

Thông thường các sản phẩm muốn gắn nhãn CE thì phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn được thông qua bởi CEN, CENELEC và ETSI, và các tiêu chuẩn được công bố trên Tạp chí chính thức là tiêu chuẩn hài hòa, được cho là phù hợp với các yêu cầu của các Chỉ thị EU. Một nhà sản xuất có thể chọn không sử dụng các tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn cơ bản trước khi lưu hành trên thị trường EU.

Nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn các quy định của EU có thể nộp đơn đến các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn được cấp phép ở bất cứ nước thành viên EU nào để được cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, nhà sản xuất có thể đóng nhãn CE cho sản phẩm của mình và công bố sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn EU.

Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm, nhà sản xuất có thể lựa chọn tự đánh giá sản phẩm của mình là phù hợp với các yêu cầu của EU và gắn nhãn CE sau khi tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Các nhà sản xuất cần cân nhắc các yếu tố dưới đây trước khi tuyên bố hợp chuẩn.

- Đảm bảo sản phẩm phù hợp với tất cả các yêu cầu trên toàn EU;- Xác định xem liệu có thể tự đánh giá sản phẩm của mình là hợp chuẩn hay cần phải có chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định;

- Lập một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp;

- Dự thảo và ký một tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn EU;

- Khi sản phẩm được gắn nhãn CE, nếu cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE.Đối với các sản phẩm có rủi ro an toàn cao hơn các cơ quan cấp giấy chứng nhận CE bắt buộc phải kiểm tra độ an toàn trước khi cấp giấy chứng nhận.

Mong rằng bài viết của xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.

>>>>> Bài viết tham khảo: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩuvà hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online/offline, khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.

5.0
(5 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
15/05/2023

06/08/2023

14/12/2023

15/10/2023

25/12/2023

Popup Image
Bình luận
Phạm Văn Hiếu Anh
10:34:15 AM 04/09/2023

Tư vấn chứng nhận CE

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký