Hiệp định TPP và lợi ích với ngành Xuất nhập khẩu
Hiệp đinh TPP ra đời đã tạo nên bước ngoặt lớn trong quan hệ thương mại giữa 12 nước thành viên (tính đến thời điểm hiện tại năm 2018), góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và hạn chế những rào cản trong mua bán hàng hóa giữa các nước.
Vậy Hiệp định TPP là gì, hiệp định TPP có lợi ích gì với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các nước thành viên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
>>>> Xem thêm: Tra cứu thuật ngữ xuất nhập khẩu
1. Hiệp định TPP là gì?
TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.
2. Đặc điểm của Hiệp định TPP
Tiếp cận thị trường toàn diện: TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan một cách đáng kể đối với mua bán hàng hóa và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp, công nhân, và người tiêu dùng của các nước ký kết.
♦ Cách tiếp cận các cam kết khu vực: Hiệp định TPP hỗ trợ sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, và thương mại liền mạch, tăng cường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng cường các nỗ lực bảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, cũng như mở cửa thị trường trong nước.
♦ Giải quyết các thách thức thương mại mới: Hiệp định TPP thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ vào việc xem xét giải quyết các vấn đề mới, trong đó có phát triển kinh tế kỹ thuật số và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
♦ Thương mại toàn diện: Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợi ích từ thương mại. Hiệp định bao gồm cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu được Hiệp định, nắm bắt các cơ hội, và buộc chính quyền các nước tham gia hiệp định TPP phải chú ý đến những thách thức đặc thù của mình. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng được những lợi ích.
♦ Nến tảng hội nhập khu vực: Hiệp định TPP được định hình như một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến cả những nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
3. Sự hình thành TPP
Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.
Khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Như vậy, mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.
4. Các lĩnh vực thuộc hiệp định TTP
- Thương mại điện tử
- Dịch vụ xuyên biên giới
- Thuế
- Môi trường
- Dịch vụ tài chính
- Sở hữu trí tuệ
- Chi tiêu công của chính phủ
- Đầu tư
- Lao động
- Pháp luật
- Giải quyết tranh chấp
- Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
- Kiểm dịch thực phẩm
- Viễn thông
- Dệt may
- Bồi thường thiệt hại thương mại
- Doanh nhân sẽ được nhập cảnh dễ dàng hơn vào các nước thành viên
>>> Xem thêm: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?
5. Những lợi ích khi tham gia TPP
- Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.
- Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.
- Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.
- Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản.
- Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.
- Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm. hoc ke toan thuc te
Việt Nam là một thành viên trong Hiệp định TPP, vì vậy chúng ta cần tận dụng tối đa những lợi ích mang lại từ TPP, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc gia nhập Hiệp định TPP sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có cơ hội xuất và nhập khẩu những sản phẩm với mức thuế ưu đãi hơn rất nhiều. Nếu bạn đang làm ở doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc làm trong đội ngũ quản lí doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bạn nên cân nhắc việc hợp tác thương mại, trao đổi hàng hóa với các nước trong thuộc khối TPP.
>>>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu thực tế và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước