Hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu (Contract) là chứng từ vô cùng cần thiết với bên bán (xuất khẩu) và bên mua (nhập khẩu), thể hiện những thỏa thuận giữa hai bên về việc mua – bán hàng hóa. Đặc biệt, hợp đồng xuất nhập khẩu thường là giữa 2 bên có trụ sở ở các nước khác nhau, hàng hóa phải vận chuyển giữa nước này qua nước khác, vì vậy các điều khoản hợp đồng phải thật sự chặt chẽ.

Bài viết hôm nay của XNK Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn cách soạn thảo một bản hợp đồng xuất nhập khẩu và những lưu ý khi soạn thảo và kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu.

>>>>>> Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Cho Người Mới Bắt Đầu

1.Khái niệm Hợp đồng xuất nhập khẩu (Contract/P.O/S.A)

Hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như hợp đồng thông thường là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.

Cụ thế, hợp đồng xuất khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu), theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.

Xem thêm: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

2.Điểm cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

Cần xác định tư cách chủ thể của các bên kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có quyền khi tham gia kí kết hợp đồng thương mại cần lưu ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đó là phải xác định quyền hợp pháp và tư cách chủ thể. Để làm được điều đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ít nhất các thông tin sau:

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp: cần có Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đàm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
  • Đối với cá nhân: Cần có đầy đủ Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.

Tên gọi hợp đồng xuất nhập khẩu

Tên gọi của hợp đồng xuất nhập khẩu thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ:

Ví dụ: Tên loại hợp đồng là hợp đồng mua bán, kết hợp với tên hàng hóa là Sầu Riêng, từ đó ta có tên hợp đồng là Hợp đồng mua bán Sầu Riêng. Về cách gọi tên hợp đồng, các bạn có thể tham khảo tại Chương 16 – Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005.

Căn cứ kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Khi kí kết hợp đồng, các bên cần đến văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu và khả năng của các bạn để làm căn cứ kí kết hợp đồng. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ kí kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng mua bán hàng hóa với một doanh nghiệp Đài Loan có thỏa thuận là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để kí kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có)

Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực

- Chủ thể phải có đủ tư cách pháp lí

- Hàng hóa của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật

Một vài điểm lưu ý khác khi soạn hợp đồng xuất nhập khẩu

- Các bên kí kết phải có trụ sở kinh doanh ở địa điểm cụ thể

- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở.

- Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng là động sản, tức là hàng có thể di chuyển.

- Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên.

>>>> Tham khảo thêm: Nghề xuất nhập khẩu

3.Bố cục của hợp đồng xuất nhập khẩu

- Tên, số hợp đồng, ngày hợp đồng

- Thông tin bên mua, bên bán

- Thông tin hàng hóa (tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, đơn vị tính, đơn vị tiền tệ……)

- Điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thông tin bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thời gian dự kiến giao hàng…..

- Trách nhiệm các bên, thông tin ngân hàng, điều kiện bất khả kháng, điều kiện bảo hành (nếu có), điều khoản chung……

bo-cuc-hop-dong-xuat-nhap-khau

4.Các bước cơ bản kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Bước 1: Soạn dự thảo hợp đồng

Bước 2: Đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo

Bước 3: Hoàn thiện – kí kết hợp đồng

Việc soạn thảo dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ giúp 2 bên thể hiện văn hóa trong mua bán, và dự liệu được những gì đối tác muốn trước khi đàm phán, kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Bản dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu giống như một bản kế hoạch chi tiết cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt thì coi như đã đạt đến 50% công việc đàm phán và kí kết hợp đồng

Bài viết tham khảo thêm: Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì?

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đã tổ chức thành công các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên trên cả nước, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên của chúng tôi.

Tham khảo bài viết: học kế toán trưởng ở đâu

5.0
(5 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
14/03/2023

19/02/2023

21/08/2023

11/01/2023

22/09/2023

Popup Image
Bình luận
Pham Thu Thảo
22:30:03 PM 09/10/2019

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký