LC Xác nhận – Quy trình nghiệp vụ, Lợi ích cho người XK và Phương cách sử dụng

Trước hết, L/C xác nhận hiển nhiên là một L/C không thể huỷ ngang nên nó có thể có tên khác là Confirmed Irrevocable L/C. Trên L/C, mục Tên và loại L/C sẽ ghi: “Confirmed L/C”, mục “Reimbursing Bank” sẽ ghi [tên ngân hàng Xác nhận]. day kem ke toan tai nha tphcm

>>>> Xem thêm: Bộ chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C

 Ngân hàng Mở phải là ngân hàng có địa vị và uy tín trên thị trường quốc tế thì mới đảm bảo được khả năng thanh toán cho người XK. Nếu người XK không tin tưởng vào năng lực của Ngân hàng Mở thì người XK yêu cầu L/C này phải được một ngân hàng khác có uy tín hơn xác nhận. Hành động xác nhận này có thể hiểu là giúp người XK được bảo đảm trả tiền.

Confirmed lc

Ngân hàng Xác nhận có thể do người NK đề xuất, lúc này Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thứ ba (ở nước NK). Nhưng cũng có trường hợp do người XK chỉ định, đề xuất (lúc này ngân Xác nhận chính là Ngân hàng Thông báo), việc lựa chọn như vậy có các lợi ích:

  • Giúp người bán có thể lấy được tiền ngay tại Ngân hàng Thông báo (trong trường hợp ngân hàng Mở không thể thanh toán);
  • Giúp ngân hàng Thông báo nâng cao địa vị và uy tín của trên thị trường thanh toán;
  • Tạo doanh thu cho ngân hàng Thông báo (thông qua việc thu phí dịch vụ xác nhận).

Phí thực hiện L/C xác nhận ai chịu?

  • Thông thường và hợp lý nhất phí L/C xác nhận do:

Nếu ngân hàng Xác nhận là ngân hàng Thông báo (ngân hàng của người XK) thì lệ phí dịch vụ xác nhận L/C sẽ do người XK trả.

Nếu ngân hàng Xác nhận là ngân hàng thứ 3 ở nước người NK thì lệ phí này do người NK chịu. Về bản chất, ngân hàng Xác nhận sẽ thu lệ phí này từ ngân hàng Mở, sau đó ngân hàng Mở thu lại người NK.

  • Người XK nên khước từ việc chịu phí này khi thoả thuận hợp đồng mua bán.

Quy trình nghiệp vụ khi sử dụng dịch vụ xác nhận từ một ngân hàng.

Nếu ngân hàng Xác nhận là Ngân hàng thứ 3 ở nước người NK (Ngân hàng Xác nhận không phải là Ngân hàng Thông Báo)

  • Người XK đề nghị người NK khi mở L/C phải là L/C xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín khác ngân hàng Mở.
  • Người NK đề nghị Ngân hàng Mở mở L/C có sự xác nhận của ngân hàng Xác nhận.
  • Ngân hàng Mở liên hệ ngân hàng Xác nhận để yêu cầu dịch vụ xác nhận L/C.

Ở bước này, ngân hàng Mở sẽ phải trả phí dịch vụ xác nhận cho ngân hàng Xác nhận. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng Xác nhận yêu cầu ngân hàng Mở phải ký quỹ 100% tiền hàng mới đồng ý cung cấp dịch vụ xác nhận vì ngân hàng này không muốn gánh rủi ro cho mình. Dĩ nhiên, phí dịch vụ xác nhận lúc này sẽ thấp hơn nhiều so với trường hợp không cần ký quỹ.

  • Ngân hàng Mở đã được sự đồng ý về dịch vụ xác nhận từ ngân hàng Xác nhận nên mở L/C xác nhận và gửi L/C này cho người NK, người NK báo cho người XK về việc L/C xác nhận đã được mở.
  • Người XK giao hàng cho người NK theo L/C
  • Người bán lập BCT gửi cho Ngân hàng Thông Báo
  • Ngân hàng Thông báo kiểm tra và gửi BCT cho Ngân hàng Xác nhận
  • Ngân hàng Xác nhận kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ thì thanh toán cho người XK thông qua ngân hàng Thông báo.
  • Ngân hàng Thông báo báo tiền vào tài khoản của người XK.
  • Lúc này chứng từ đang nằm trong tay ngân hàng Xác nhận, để nhận được bộ chứng từ, ngân hàng Mở phải hoàn thành các thủ tục cần thiết (và/hoặc phải chuyển trả cho ngân hàng Xác nhận số tiền của L/C nếu trước đó ngân hàng Mở không ký quỹ).
  • Chứng từ nằm trong tay của ngân hàng Mở, ngân hàng này sẽ giao chứng từ cho nhà NK như đã trình bày ở phần quy trình nghiệp vụ chung.

Nếu ngân hàng Xác nhận chính là Ngân hàng Thông Báo

(điều này là do người XK lựa chọn và đề xuất)

  • Người XK đề nghị người NK khi mở L/C phải là L/C được xác nhận bởi ngân hàng Thông báo.
  • Người NK đề nghị Ngân hàng Mở mở L/C có sự xác nhận của ngân hàng Xác nhận (lúc này chính là ngân hàng Thông báo).
  • Ngân hàng Mở liên hệ ngân hàng Thông báo để yêu cầu dịch vụ xác nhận L/C.

Ở bước này, ngân hàng Mở sẽ phải trả phí dịch vụ xác nhận cho ngân hàng Thông báo. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng Xác nhận yêu cầu ngân hàng Mở phải ký quỹ 100% tiền hàng mới đồng ý cung cấp dịch vụ xác nhận vì ngân hàng này không muốn gánh rủi ro cho mình. Dĩ nhiên, phí dịch vụ xác nhận lúc này sẽ thấp hơn nhiều so với trường hợp không cần ký quỹ.

  • Ngân hàng Mở đã được sự đồng ý về dịch vụ xác nhận từ ngân hàng Thông báo nên mở L/C xác nhận và gửi L/C này cho người NK, người NK báo cho người XK về việc L/C xác nhận đã được mở.
  • ….
  • Người XK giao hàng cho người NK theo L/C
  • Người XK lập BCT gửi cho Ngân hàng Thông Báo
  • Ngân hàng Thông báo kiểm tra chứng từ và thanh toán cho người XK (báo có vào tài khoản người XK).
  • Ngân hàng Thông báo gửi BCT cho Ngân hàng Mở và yêu cầu thanh toán
  • Ngân hàng Mở kiểm tra BCT và thanh toán cho Ngân hàng Thông báo
  • Chứng từ nằm trong tay của ngân hàng Mở, ngân hàng này sẽ giao chứng từ cho nhà NK như đã trình bày ở phần quy trình nghiệp vụ chung.

Có thể thấy, rủi ro phần lớn thuộc về ngân hàng Xác nhận, nhất là trong trường hợp ngân hàng Xác nhận là Ngân hàng Thông báo. Nếu ngân hàng này đã chấp nhận bộ chứng từ và đã chuyển trả tiền cho người XK nhưng sau đó lại bị ngân hàng Mở từ chối thanh toán vì bộ chứng từ bất hợp lệ.

=Qua phần trình bày các loại L/C, có thể thấy rằng, loại thư tín dụng tốt nhất đảm bảo quyền lợi cho người XK là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, có xác nhận và không được truy đòi. Vì loại thư tín dụng này đảm bảo chắc chắn thu được tiền, ổn định và không phải truy hoàn lại tiền. Đối với người NK thì không nên chấp nhận mở thư tín dụng yêu cầu xác nhận và miễn truy đòi.

Hy vọng những chia sẻ về Quy trình nghiệp vụ, Lợi ích cho người XK và Phương cách sử dụng của L/C xác nhận sẽ hữu ích với bạn!

Để tìm hiểu thêm về cách loại vận đơn, bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết: Vận đơn là gì?

Đồng thời, để nhận được sự hỗ trợ đến từ các chuyên gia tại xuất nhập khẩu Lê Ánh, bạn có thể tham gia học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại Lê Ánh. 

Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Đào tạo Xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam.

học kế toán thực tế ở đâu tốt

5.0
(5 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
06/08/2023

26/09/2023

05/05/2023

20/03/2023

18/11/2023

Popup Image
Bình luận
uyen
16:40:58 PM 30/01/2021

hi ad, em đang có 1 case thanh toán thư tín dụng có vấn đề như sau,khách hàng a là người mua bên bangladesh, kh b là người xuất khẩu, kh a mở lc va kh b đã gủi bộ chứng từ đi qua bangladesh ngân hàng mở đã giao bct cho kh a,lc là thanh toán trả ngay nhưng đến nay kh b của ngân hàng em chưa đc thanh toán tiền, ngân hàng em đã gủi điện đòi thì nh mở lc ko đẩy điện trả lời và gửi mail cũng không trả lời, kb b gọi đt cho kh a cũng không được.Gặp trường hợp này ngân hàng em nên làm gì và tư vấn cho khách hàng xuất khẩu như thế nào?Mong ad trả lời sớm

Trả lời

Ẩn

Nguyễn Ngọc Bích
10:30:49 AM 03/12/2019

trong bài ad có nói "Nếu ngân hàng xác nhận (trong trường hợp là ngân hàng thông báo) đã chấp nhận bộ chứng từ và đã chuyển trả tiền cho người XK nhưng sau đó lại bị ngân hàng Mở từ chối thanh toán vì bộ chứng từ bất hợp lệ". Nếu rủi ro như vậy thì biện pháp ngân hàng này thực hiện đối với rủi ro này là gì ạ? Mong ad trả lời e sớm. E xin cảm ơn!

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký