Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán LC

Chiết khẩu bộ chứng từ thường gặp trong trường hợp thanh toán trả chậm (L/C trả chậm), Người XK không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng Mở nên muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng Mở. Hành động này gọi là Chiết khẩu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo. Ngân hàng Thông báo chỉ cho người XK trả triền trước cho người XK khi “bộ chứng từ đã được chấp nhận (chứng từ hợp lý, hợp lệ) bởi Ngân hàng Mở”.

Một số trường hợp, L/C là L/C trả ngay, nhưng vì lý do nào đó, ngân hàng Mở chậm trả tiền, hoặc người XK đang cần tiền rất gấp thì cũng có thể yêu cầu ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

>>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận L/C

Số tiền được thanh toán trước này thường không bao giờ được 100%. (phần chênh lệch chính là phí chiết khấu và những khoản rủi ro dự phòng của ngân hàng Thông báo).

Phương thức thanh toán L/C

Phí chiết khấu bộ chứng từ được tính dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn (có thể thấp hơn) và số ngày dự kiến sẽ nhận được tiền hàng từ ngân hàng Mở. Với chứng từ xuất trình theo LC trả ngay, số ngày dự kiến có thể là 10 ngày; đối với LC trả chậm, số ngày dự kiến được căn cứ vào thời hạn trả chậm hoặc số ngày còn lại của hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận

Ngân hàng Thông báo cung cấp 02 hình thức chiết khẩu bộ chứng từ:

Một là Chiết khẩu bộ chứng từ có truy đòi: (Negotiation with Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. (đòi cả tiền ứng trước + tiền lãi).

Hai là Chiết khẩu bộ chứng từ miễn truy đòi: (Negotiation without Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông sẽ không được quyền đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. Cách này rất rủi ro cho Ngân hàng Thông báo nên ngân hàng rất ít áp dụng hoặc áp dụng với phí chiết khấu rất cao.

Quy trình chiết khấu bộ chứng từ:

(1)…

(2)Người XK giao hàng cho người NK theo yêu cầu của L/C

(3)Người XK lập Bộ chứng từ và gửi cho Ngân hàng Thông báo. Đồng thời yêu cầu Ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

(4)Ngân hàng Thông báo thực hiện chiết khẩu Bộ chứng từ, tức là trả tiền cho người XK.

(5)Ngân hàng Thông báo (lúc này được gọi là Ngân hàng Chiết khấu) gửi Bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở và yêu cầu thanh toán

(6)Ngân hàng Mở trả tiền cho Ngân hàng Thông báo.

Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ khi thanh toán bằng D/A

Trong trường hợp người XK đã thoả thuận trên hợp đồng là cho người NK trả chậm, nhưng người XK sau khi giao hàng lại đang cần tiền gấp, người XK sẽ nghĩ đến cách là sẽ chiết khấu (bán lại) bộ chứng từ cho Ngân hàng của mình.

Số tiền người XK nhận được thường nhỏ hơn giá trị lô hàng (do người XK phải trả phí chiết khấu cho ngân hàng, thường tính theo lãi suất thị trường).

Do người trả tiền thực sự cho lô hàng là người NK, nên rủi ro cho Ngân hàng XK khi họ chiết khấu/NK lại bộ chứng từ là rất cao. Cho nên, ngân hàng thường thực hiện hình thức chiết khấu truy đòi. Có nghĩa là: nếu cuối cùng người NK không trả tiền, thì ngân hàng sẽ đòi lại số tiền đã trả cho người XK trước đó. Và thường ngân hàng cũng không chiết khẩu 100% giá trị của bộ chứng từ.

Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán LC vào thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn.       

>>>> Bài viết tham khảo: Nội dung chi tiết của một Vận đơn (Bill of lading)

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các loại vận đơn để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học XNK ở Hà Nội và TPHCM tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.

Bên cạnh các khóa học xuất nhập khẩu chất lượng, trung tâm Lê Ánh còn tổ chức các khóa học kế toán, bạn có thể tìm hiểu thêm: Học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

5.0
(3 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
20/09/2023

28/10/2023

08/12/2023

Popup Image
Bình luận
Nguyễn Luân
10:42:13 AM 29/04/2021

hãy gọi cho tôi, tôi cần tư vấn

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký