Sản xuất tinh gọn là gì? Lean manufacturing là gì?
Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là mô hình sản xuất mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất xuất khẩu. Mô hình sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là mục tiêu hướng tới của bất cứ doanh nghiệp nào.
Vậy tại sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình Lean vào trong sản xuất? Phải chăng đây là hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm loại bỏ lãng phí trong sản xuất?
Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp khúc mắc trên.
>>>>> Xem thêm: Phần mềm SAP là gì? Ứng dụng của phần mềm SAP trong quản trị chuỗi cung ứng
1.Hệ thống sản xuất tinh gọn là gì? Lean manufacturing là gì?
Lean Manufacturing - Sản xuất tinh gọn là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất. Tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt những yêu cầu luôn biến động và ngày một khắt khe của khách hàng.
Hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN đã vượt ra khỏi ranh giới các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống để mở rộng ra các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chẳng hạn chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện, những cơ quan hành chính.
2.Mục tiêu của sản xuất tinh gọn
Mô hình sản xuất tinh gọn Lean nhắm đến mục tiêu là cùng với một mức sản lượng đầu ra nhưng sản lượng đầu vào thấp hơn, ít thời gian hơn, ít nhân công, máy móc hơn,…cụ thể là:
Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn.
Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp, lưu chuyển nguyên vật liệu hiệu quả.
Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng.
Quan hệ gần gũi hơn số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và đáng tin cậy hơn.
Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với nhà cung cấp và khách hàng.
Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng.
Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn, phù hợp với yêu cầu tùy biến của khách hàng.
3.Lợi ích của Sản xuất Tinh gọn (Lean Manufacturing)
Sản xuất tinh gọn là chiến lược sản xuất dựa vào kĩ thuật của Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System). Chiến lược sản xuất yêu cầu người lao động tham gia vào các cải tiến nhỏ để loại bỏ hao phí, tăng chất lượng và nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất. Chiến lược sản xuất tinh gọn tập trung vào nhu cầu của khách hàng về chất lượng và thời gian giao hàng.
Tăng năng suất và tính linh hoạt
Trong các doanh nghiệp ứng dụng Lean, công nhân sẽ di chuyển từng chi tiết/ linh kiện ngay khi hoàn thành thay vì chờ chuyển từng lô. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận (single piece flow) như vậy giúp gia tăng năng suất và tính linh hoạt trong quy trình sản xuất. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian sản xuất để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Loại bỏ hao phí
Phương pháp sản xuất tinh gọn tìm cách loại bỏ hao phí dưới mọi hình thức, chẳng hạn như chuyển động thừa, hàng tồn kho và thời gian chờ. Dây chuyền sản xuất được xây dựng để giảm thiểu số lượng di chuyển thừa giữa các quá trình và dây chuyền di chuyển từng bộ phận giảm thời gian chờ đợi giữa các bước trong sản xuất. Phương pháp tinh gọn giúp loại bỏ các nút thắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền sản xuất.
Cải thiện chất lượng
Sản xuất tinh gọn loại bỏ hao phí bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận cho phép công nhân xác định những bộ phận/ linh kiện lỗi trước khi số lượng lớn sản phẩm được sản xuất.
Công nhân được trao quyền để ngừng sản xuất và khắc phục nếu họ phát hiện ra một lỗi chất lượng trong quá trình sản xuất. Phương pháp sản xuất tinh gọn đưa ra quy trình sản xuất theo mô hình work cell, có nghĩa là hoàn thành tất cả các hoạt động sản xuất một sản phẩm trong một khu vực. Mô hình này khuyến khích người lao động giám sát chất lượng của sản phẩm khi nó di chuyển trong dây chuyền.
Giảm chi phí tồn kho
Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này mong muốn giảm thiểu chi phí tồn kho của các nguyên liệu thô đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm. Thêm vào đó, khi mua ít nguyên liệu thô, doanh nghiệp sẽ chi ít tiền hơn để thuê nhà kho, ít nhân công để quản lí. Ngược lại những doanh nghiệp không sử dụng chiến lược sản xuất tinh gọn sẽ mua nguyên liệu dựa vào khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng, từ đó gây nên hao phí và tăng chi phí tồn kho.
Động viên tinh thần làm việc của nhân viên
Theo Đại học Berkeley ở California cho biết, khi ứng dụng chiến lược sản xuất tinh gọn thành công, người lao động sẽ được trao quyền tham gia vào cải tiến chất lượng sản phẩm, điều đó thúc đẩy tinh thần cống hiến trong họ. Ngược lại công nhân làm việc thiếu tinh thần dẫn đến năng suất thấp, chi phí nhân công cao và gia tăng số ngày nghỉ. Giảm năng suất và doanh thu có thể làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp sản xuất.
Kết quả trên thực tế của việc ứng dụng Lean như thế nào?
Một số công ty ứng dụng Lean đã cho thấy kết quả như sau:
Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình giảm 45%;
Phế phẩm có thể giảm đến 90%
Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 – 6 ngày.
Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1- 4 tuần.
Kết quả này cho thấy việc áp dụng mô hình Lean sản xuất tinh gọn mang lại hiệu quả rất lớn. Vì vậy nếu các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có thể vận dụng mô hình này vào sản xuất, chắc chắn sẽ góp phần lớn trong việc tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Nguồn: Tổng hợp & biên tập
XNK Lê Ánh - Đơn vị đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người đi làm và đào tạo inhouse cho các doanh nghiệp lớn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904 848 855/ 0966 199 878
>>>>> Bài viết tham khảo: khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở tphcm
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học logistics xuất nhập khẩu tại trung tâm XNK Lê Ánh.