Vận đơn vận tải đa phương thức – F.B/L

Chúng ta vẫn thường nhắc tới Vận đơn trong vận tải hàng hóa của một loại hình vận tải cụ thể trong đó có vận đơn vận tải đa phương thức.

Vậy Vận đơn trong loại hình vận tải đa phương thức được hiểu như thế nào, cần lưu ý nội dung gì và nó khác gì so với Vận đơn thông thường? Giảng viên, chuyên gia tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này qua bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Bill of lading là gì?

Trong trường hợp một người NK muốn mua hàng theo điều kiện EXW, lúc này người NK sẽ chủ động thuê một Forwarder (FWD) ở nước họ thực hiện việc chở hàng cho họ từ kho người XK về tận kho của người NK. Một FWD như vậy chính là người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức/một NVOCC.

Hiểu nôm na, người FWD này sẽ phải thuê một bên trucking đường bộ để vận chuyển từ kho người XK ra cảng bốc, rồi phải thuê một bên hãng tàu để chở hàng từ cảng bốc đến cảng dỡ, và lại tiếp tục thuê một phương tiện để chở hàng về kho người NK.

Dĩ nhiên, FWD đó làm được việc này với điều kiện phải có sự giúp sức của một FWD khác – là đại lý của họ ở đầu xuất. Và lúc này, người NK chỉ biết mỗi người FWD mà họ đã thuê, người NK là không cần biết những người vận tải trên suốt đoạn đường đó là ai.

Mọi vấn đề liên quan đến vận tải, người NK sẽ làm việc và giải quyết cùng người FWD này. Trong thực tế, FWD này chính là một bên rất thân thiết và nhận được sự tin tưởng của người NK trong việc triển khai chở hàng từ bên nước XK về nước NK.

Vận đơn vận tải đa phương thức – F.B.L

Ở cách hiểu ngược lại, trong trường hợp một người XK muốn bán hàng theo điều kiện DDP, lúc này người NK sẽ chủ động thuê một FWD ở nước họ thực hiện việc chở hàng cho họ từ kho người XK đến tận kho của người NK. Một FWD như vậy chính là người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức/một NVOCC.

Hiểu nôm na, người FWD này sẽ phải thuê một bên trucking đường bộ để vận chuyển từ kho người XK ra cảng bốc, rồi phải thuê một bên hãng tàu để chở hàng từ cảng bốc đến cảng dỡ, và lại tiếp tục thuê một phương tiện để chở hàng đến kho người NK. Dĩ nhiên, FWD đó làm được việc này với điều kiện phải có sự giúp sức của một FWD khác – là đại lý của họ ở đầu nhập.

Cần phân biệt vận tải đa phương thức và vận tải kết hợp

Về nghĩa thì hai khái niệm vận tải đa phương thức và vận tải kết hợp khá giống nhau nhưng bản chất thì khác nhau.

- Intermodal Transport: Vận tải kết hợp là một lô hàng được xé nhỏ, mỗi phần của lô hàng được vận chuyển bằng một phương thức (ví dụ một phần chở bằng đường biển, một phần bằng đường bộ, một phần bằng đường bay).

- Multimodal Transport: Vận tải đa phương thức không xẻ nhỏ lô hàng, mà là một phương thức sẽ vận chuyển lô hàng một chặng (ví dụ đường bay một chặng, rồi đến đường biển, rồi đường bộ).

Như vậy, vận đơn mà người vận tải đa phương thức – NVOCC cấp cho người xuất khẩu trong vận tải đa phương thức sẽ là vận đơn vận tải đa phương thức. Nội dung của vận đơn vận tải đa phương thức và quy trình nghiệp vụ cơ bản giống và diễn ra bình thường như quy trình của một vận đơn đường biển.

Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Bill of Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport Bill of Lading hay Negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of lading – FIATA B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau.

Sở dĩ nó được gọi là FIATA B/L là vì vận đơn vận tải đa phương thức có nhiều loại, do nhiều hãng vận chuyển (uy tín hoặc không uy tín) phát hành nhưng phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi là vận đơn đa phương thức có mẫu do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés - Intetnational Federation of Freight Forwarders Association – FIATA) phát hành.

Chính vì uy tín của tổ chức này, nên mẫu vận đơn đa phương thức FIATA này được Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và các ngân hàng chấp nhận khi thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit). Và những nhà vận tải đa phương thức cấp được mẫu vận đơn này cũng thường là những NVOCC có tư cách thành viên uy tín FIATA.

Một vài người kinh doanh cước vận tải freight forwarder cũng phát hành được B/L vận tải đa phương thức, nhưng người XK/NK nên cẩn thận xem những người này có phải là thành viên của FIATA hay không, phòng trường hợp vận đơn đa phương thức do họ cấp ra bị từ chối thanh toán bởi ngân hàng trong trường hợp thanh toán bằng L/C.

Mặc dù chủ yếu dùng trong vận tải đa phương thức nhưng vận đơn vận tải đa phương thức này cũng được soạn thảo để có thể dùng vận chuyển đơn phương thức, như vận tải đường biển (từ cảng biển đến cảng biển). Và thường lúc này nó xuất hiện dưới hình thức của một H/B, do FWD cấp cho shipper.

Trên vận đơn đường biển thường chỉ ghi cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng thì trên vận đơn vận tải đa phương thức lại có ghi thêm mục Place of receipt: Nơi nhận hàng để chở (thường là địa chỉ kho người XK) và mục Place of delivery: Nơi giao hàng cuối cùng.

Nếu theo cách hiểu của những phần phân tích trên đây, vận đơn vận tải đa phương thức thường là do một NVOCC cấp. Hãng tàu là những người vận tải biển – đơn phương thức. Vậy tại sao nhiều, thậm chí rất nhiều hãng tàu cũng cấp vận tải đa phương thức?

Lý do là: Trong trường hợp vận chuyển hàng bằng containers, các hãng tàu tập kết container rỗng/container hàng của họ ở các bãi container - Container Yard - CY). Người XK thường giao hàng cho họ ở đấy. Đoạn đường từ CY ra cảng là hãng tàu tự vận chuyển bằng xe đầu kéo của họ.

Do vậy, họ có thể phát hành vận đơn vận tải đa phương thức. Nhưng theo một lẽ thường thấy, trong vận đơn vận tải đa phương thức do hãng tàu ký phát, họ chỉ ghi là cảng xếp hàng, chứ không hề ghi tên của CY ở mục Place of Receipt.

Cần nói thêm một vài sự khác nhau giữa Vận đơn đường biển và vận đơn vận tải đa phương thức do hãng tàu cấp để người đọc được rõ.

Trên vận đơn đường biển thường ghi: "Shipped on board the above goods in apparent good order and conditioddos = hàng đã được xếp lên tàu trong tình trạng và điều kiện bên ngoài có vẻ tốt", khi đó ngày cấp vận đơn cũng chính là ngày giao hàng theo hợp đồng mua bán, do vậy trên vận đơn này thường chỉ có biểu thị mỗi ngày phát hành.

Còn trên vận đơn vận tải đa phương thức thường ghi: "Received for shipment" hoặc "Taken in charge", nghĩa là hãng tàu mới mới nhận để chở chứ chưa xếp hàng lên tàu, chưa chở hàng đi. Một số hợp đồng mua bán giữa hai bên hoặc L/C quy định phải thể hiện “ngày hàng lên tàu” hoặc “ngày tàu chạy” thì vận đơn vận tải đa phương thức đó phải sau khi xếp lên tàu, hãng tàu/thuyền trưởng sẽ ghi thêm dòng chữ “Laden on board date” hoặc “Shipped on board date”, và ghi rõ ngày tháng năm bên dưới.

Vận đơn vận tải đa phương thức có nhiều điểm khác biệt so với những phương thức còn lại, hy vọng bài biết trên sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩukhóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing (mua hàng thực chiến)... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

4.7
(10 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    70%
  • 4
    30%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
01/11/2023

17/09/2023

01/11/2023

22/10/2023

26/08/2023

16/05/2023

21/09/2023

20/11/2023

29/05/2023

23/06/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký