Làm forwarder là làm gì?
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thầy Hoàng Anh Đức - Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 4GS Việt Nam - Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh.
Nhu cầu mua bán hàng hóa từ xa ngày càng lớn dẫn tới các hoạt động giao nhận vận tải ngày càng mở rộng, từ đó sinh ra khái niệm Freight Forwarder hay Forwarder.
Hiện nay số lượng việc làm liên quan đến nghề Forwarder rất nhiều, tuy nhiên nguồn nhân lực đủ điều kiện và đáp ứng được chuyên môn chưa nhiều. Đây là thị trường việc làm lớn, nếu bạn mới tìm hiểu và chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này, bạn nên nắm rõ để hiểu hơn thực tế: “Forwarder là nghề gì?" hợp đồng mua bán nhà đất
1. Forwarder là gì?
Forwarder được gọi tắt từ Freight Forwarder là thuật ngữ chỉ cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp) cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa. Họ đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng. Forwarder là bên sẽ nhận hàng từ tay 1 chủ hàng (trường hợp chỉ có duy nhất 1 FWD), hoặc gom hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau thành một lô hàng lớn, sau đó thuê hãng vận chuyển (hãng tàu/hãng hàng không) để vận chuyển hàng, và giao đến tay người nhận hàng theo hợp đồng.
Tuyến hàng cung cấp dịch vụ của Forwarder: Hàng nội địa và hàng quốc tế, tuy nhiên, trong nước người ta chỉ dùng thuật ngữ “người vận chuyển” do vậy nên nhiều người hiểu nhầm Forwarder chỉ làm hàng quốc tế.
>>>> Xem thêm: Hàng tồn kho là gì? Mục đích quản trị hàng tồn kho
2.Forwarder là nghề gì?
Công việc Forwarder không chỉ giới hạn 1-2 việc chính, mà bao gồm nhiều công việc khác nhau phát sinh từ công ty Forwarder. Thông thường, nếu bạn làm việc trong công ty nhỏ, bạn có thể phải làm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên, nếu phân chia rõ ràng thì một doanh nghiệp sẽ chia thành các vị trí công việc tùy theo dịch vụ cung ứng.
Dịch vụ cung cấp tại công ty Forwarder
Hiện nay các công ty Forwarder không chỉ giới hạn dịch vụ chỉ chuyên về vận chuyển hàng hóa, mà bao gồm nhiều dịch vụ khác như:
- Cước vận tải quốc tế, xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ,…
- Thủ tục hải quan, khai thuê hải quan và đại lý thủ tục hải quan, hầu hết các loại hình như Kinh doanh, đầu tư, gia công,…
- Cung cấp dịch vụ liên quan đến chứng từ như C/O, Bill, giấy phép, Kiểm dịch,…
- Vận tải nội địa, cross border, …
- Dịch vụ kho bãi
- Tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ
- Khác
Các công việc trong công ty Forwarder
Có nhiều vị trí công việc khác nhau:
+ Nhân viên Sales Forwarder : Đây là vị trí thường xuyên làm việc với khách hàng: Liên hệ, hỗ trợ, tư vấn, báo giá,…
Yêu cầu công việc: Nắm rõ các kỹ năng như: Giao tiếp, thuyết trình, nắm bắt tâm lý khách hàng, telesales,…Ngoài ra bạn nên biết thêm tiếng anh để hỗ trợ khách hàng nước ngoài.
+ Nhân viên chứng từ : Soạn và phân loại chứng từ, áp dụng chứng từ và báo lại các bên liên quan,…
Yêu cầu công việc: Hiểu rõ về chứng từ, hiểu rõ các quy định liên quan đến các hoạt động XNK – logistics,… Vì mỗi sai sót đều phải trả giá bằng tiền, do vậy, vị trí này yêu cầu bạn phải thật cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ,…
+ Nhân viên giao nhận : Làm việc với hải quan, hãng tàu, giao nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan,…
Yêu cầu công việc: Công việc này yêu cầu sức khỏe tốt, ưu tiên nam, hiểu rõ công việc, linh hoạt khi làm việc với các cơ quan khác,…
Trong thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty Forwarder, chuyên thực hiện nhiều dịch vụ khác nhau như Lacco, UI logistics, Real Logistics, Vinatrans, Sotrans,… cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng được thị hiếu khách hàng, hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa.
3.Tại sao cần Forwarder
Theo nguyên tắc, thì chủ hàng chỉ cần liên hệ hãng tàu, gửi hàng và bên hãng tàu vận chuyển đến điểm đích, vậy tại sao lại cần Forwarder?
Nói thì đơn giản, nhưng để thực hiện thì rất khó, Ví dụ, bạn chỉ gửi một lô hàng nhỏ, hoặc nhiều hàng lẻ khác nhau, và số lượng không đủ đáp ứng một container, thì bạn phải tự liên hệ các chủ hàng khác, và gom hàng lại. Sau đó, bạn phải mặc cả với hãng tàu, vì chi phí hàng lẻ sẽ cao hơn và không có mức ưu đãi đối với số lượng hàng lớn. Điều này mất rất nhiều thời gian, và cần các mối quan hệ khác nhau.
Lý do chính mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường thuê thêm Forwarder là để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
Forwarder là đơn vị chủ động làm việc với hãng tàu, với hải quan, có thể nhờ các mối quan hệ và số lượng hàng lớn mà có mức phí ưu đãi hơn. Họ chuyên về vận chuyển, do vậy, dễ dàng nắm được các tuyến đường vận chuyển tốt nhất như thời gian vận chuyển nhanh nhất, giảm thiểu các local charge tại các cảng hoặc vùng lãnh thổ, …
Đọc tiếp:
- Forwarder là làm gì?
- Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L)
- FCR là gì? Nội dung và chức năng của FCR
Trên đây là bài chia sẻ về vấn đề Forwarder là gì được biên soạn bời đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tập và công việc của bạn.
>>>>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu Online cho người mới bắt đầu
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online/offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Chúc bạn thành công!
Từ khóa liên quan: forwarder ; forwarder là gì; trucking là gì; forwarder là nghề gì