FCR – Forwarder’s Cargo of Receipt

Thuật ngữ về điều kiện FCR còn khá mới với nhiều người, cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Hẳn bạn đọc còn nhớ rằng trong vận tải đơn phương thức/vận tải biển từ cảng tới cảng, nếu hai bên không cần dùng B/L gốc vì đã tin tưởng nhau, hoặc vì người NK đã trả tiền trước, người XK sẽ không cần khống chế hàng trong tay khi hàng đến, thì hai bên sẽ chuyển sang dùng một kiểu giấy tờ vận tải đơn giản hơn B/L gốc, đó là Sea Way Bill – SWB.

Còn đối với việc gửi hàng dùng kiểu vận tải là đa phương thức (chủ động liên hệ một NVOCC để thuê vận chuyển), hai bên người XK và người NK cũng vì lý do tin tưởng nhau hoặc vì người NK đã trả tiền trước, mà không cần dùng F.B/L gốc, thì hai bên sẽ chuyển sang dùng một kiểu giấy tờ đơn giản hơn F.B/L gốc đó là FCR. Điều kiện FCR viết tắt của chữ FIATA Forwarder’s Certificate of Receipt hoặc Forwarder’s Cargo of Receipt (FCR) do FIATA đề xuất để sử dụng cho các người giao nhận.

>>>>> Xem thêm: Vận đơn là gì? Những thông tin liên quan đến vận đơn trong xuất nhập khẩu

I.Nội dung và chức năng của điều kiện FCR

Nội dung của điều kiện FCR (mẫu FIATA) cơ bản cũng giống một giấy tờ vận tải thông thường nhưng (1) FCR không có chức năng của một chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa nên không thể chuyển nhượng được (nên một FCR cũng không bao giờ được phát hành theo kiểu “Theo lệnh” - To order của Consignee hoặc ngân hàng mở L/C). FCR cũng (2) không phải là một hợp đồng vận tải đầy đủ giữa NVOCC (FWD) và người thuê vận tải (mặt sau FCR chỉ in các điều kiện kinh doanh chung/hoặc các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành giao nhận tại quốc gia phát hành). (3) FCR chỉ có chức năng là một biên nhận của việc shipper đã giao hàng cho NVOCC (FWD).

FCR forwarder's cargo of receipt

Chính vì tính chất này mà khi thanh toán bằng L/C, rất ít ngân hàng chấp nhận chứng từ vận tải là một FCR. Nếu có một FCR xuất hiện trong phương thức thanh toán này thì nó chỉ là một chứng từ mà ngân hàng yêu cầu thêm và luôn đi kèm với một F.B/L gốc. Hơn nữa, bản chất của FCR (sẽ được phân tích bên dưới) là thường ghi đích danh tên người nhận hàng là người NK, người NK không cần sự xác nhận/uỷ quyền của ngân hàng/không cần bộ chứng từ lô hàng mà ngân hàng đang giữ trong tay cũng có thể lấy hàng ở chỗ NVOCC. Ngân hàng không có cách nào khống chế người NK/không cho người NK lấy hàng nếu người này lúc trước chưa ký quỹ đủ 100% để mở L/C. Tình huống này, rất rủi ro cho ngân hàng, nên họ không chấp nhận dùng FCR.

Tuy nhiên cũng có một vài L/C cho phép sử dụng FCR không cần F.B/L gốc, mặc dù theo UCP 600 từ Điều 19 đến Điều 25, các chứng từ bao gồm: Lệnh giao hàng (Delivery Order-D/O), Biên lai Thuyền phó (Mate’s Receipt-M/R) và các chứng từ của người giao nhận như: Giấy chứng nhận nhận hàng (FIATA FCR), Giấy chứng nhận vận tải (FIATA Forwarder’s Certificate of Transport-FCT), Biên lai nhận hàng (FIATA Forwarder’s Warehouse Receipt – FWR) không được coi là chứng từ vận tải và Hợp đồng vận tải. Lý do vì sao ngân hàng chấp nhận FCR sẽ được giải thích ở phần sau.

II.Bản chất và tính ứng dụng của điều kiện FCR

Bản chất của điều kiện FCR chính là: hễ người XK giao hàng cho NVOCC thì: Người XK không thể đòi lại được hàng – không thể giam hàng lại khi hàng đến cảng đích; hàng hoá đó nằm trong quyền đoạt của NVOCC; hàng đã được chuyển quyền sở hữu sang cho người NK ngay khi hàng được giao cho NVOCC. Nếu SWB là một kiểu tự động thả hàng khi hàng đến của hãng tàu hai đầu (dùng cho vận tải đường biển – cảng tới cảng), thì FCR chính là một kiểu tự động thả hàng khi hàng đến của NVOCC (FWD) hai đầu (dùng cho vận tải đa phương thức dùng nhà vận chuyển là một NVOCC). Hàng hóa lúc này sẽ được giao cho Consignee được ghi đích danh trong FCR, NVOCC đầu đến sẽ giao hàng cho Consignee bất kể người này có xuất trình được FCR gốc/scaned hay không, chỉ cần xuất được giấy tờ chứng minh mình là người nhận hàng (N/A, giấy giới thiệu…).

Bản chất này của FCR được các bên sử dụng nhằm các mục đích sau đây:

* Trader vận dụng FCR trong việc switch B/L trong buôn bán 03 bên

Nếu vận tải là đơn phương thức/đường biển, hãng tàu sẽ là người cấp B/L gốc (hoặc có thể là F.B/L gốc nếu vận chuyển bằng container, như đã trình bày ở phần trên). Người trader muốn switch B/L phải liên hệ hãng tàu và việc này rất khó khăn vì hãng tàu rất uy tín - và sợ rủi ro, thì có nhiều mục trên B/L họ không đồng ý switch. Nên trader thích dùng House B/L (hoặc House F.B/L) cấp bởi FWD thân thiết của mình, thay vì dùng B/L gốc (hoặc F.B/L gốc). Lúc này trader chỉ cần liên hệ với FWD để switch House B/L (hoặc House F.B/L) này. Việc switch này càng “dễ thở” hơn cho trader nếu FWD này là “người một nhà” của trader.

Nếu vận tải là đa phương thức, NVOCC sẽ là người cấp F.B/L gốc. Thay vì yêu cầu NVOCC này dùng F. B/L gốc, trader chỉ cần yêu cầu dùng FCR. Khi nhận được FCR từ người XK, trader sẽ đến văn phòng của NVOCC nước này để yêu cầu cấp một bộ F/B.L mới hoàn toàn như yêu cầu cần switch của trader. Vì chưa có một F.B/L gốc nào được cấp ra trước đó cho người XK, nên NOVCC cũng ít chịu rủi ro hơn trong việc thu hồi lại F.B/L gốc đó rồi lại phải cấp lại một F.B/L gốc mới với thông tin đã được switch. Cho nên, NVOCC này cũng dễ dàng chấp nhận yêu cầu switch B/L hơn từ phía trader.

* Người XK vận dụng FCR để được thanh toán sớm nếu dùng L/C

Ngân hàng thường không chấp nhận FCR trong thanh toán bằng L/C nhưng có khi lại chấp nhận. Vì sao?

Trong một vài trường hợp, việc cấp F.B/L của NVOCC cho người XK khá chậm trễ. Ví dụ như theo điều kiện EXW, người XK đã giao hàng cho NVOCC ở kho của mình ở Cà Mau từ ngày 01 Mar nhưng mãi đến ngày 10 Mar hoặc lâu hơn tàu mới bắt đầu chạy từ HCM đi Hong Kong. NVOCC này không muốn cấp F.B/L mà chưa có ngày On board nên họ đợi đến ngày tàu chạy mới cấp F.B/L gốc. Và trong thực tế thì đến ngày/sau ngày tàu chạy, NVOCC này mới cấp F/B/L gốc cho người XK; lúc nhận hàng từ người XK vào ngày 01 Mar, NVOCC này chỉ cấp cho người XK 01 bản FCR.

Như vậy, nếu L/C đòi một F.B/L gốc, thì người XK phải đợi đến ngày 10 Mar mới hoàn thành được bộ chứng từ và bắt đầu gửi đến cho ngân hàng. Vô hình trung, dẫn đến việc người XK sẽ bị chậm trễ thanh toán. Hiểu trước vấn đề này, nên để khắc phục, người XK lúc ký hợp đồng mua bán với người NK đã đề nghị người NK sử dụng FCR thay vì F.B/L gốc trong thanh toán L/C.

Vì bản chất của việc dùng FCR là: chỉ cần người XK giao hàng cho FWD là hàng đã tự động thuộc quyền kiểm soát của người NVOCC, quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển qua người NK, và người XK không có quyền gì để giam hàng/không thả hàng ra cho người NK khi hàng đến. Nên người NK sẽ đồng ý việc này và người NK sẽ thuyết phục ngân hàng Mở đồng ý sử FCR thay vì dùng F.B/L. Và thường, ngân hàng Mở sẽ chỉ đồng ý khi người NK đã ký quỹ 100% tiền hàng cho ngân hàng Mở, để giảm rủi ro.

Tuy nhiên, người XK cũng cần cân nhắc khi sử dụng điều kiện FCR khi thanh toán bằng L/C vì khi hàng đến cảng dỡ hàng, NVOCC sẽ giao giao hàng cho người NK bất chấp người này có thanh toán cho ngân hàng hay chưa. Nếu NM đã lấy được hàng trong khi vì một lý do nào đó như: L/C quá hạn, xuất trình chứng từ trễ hạn hoặc bộ chứng từ bất hợp lệ…, người XK vẫn chưa được ngân hàng trả tiền. Thì những rủi ro sau đó, người XK hoàn toàn phải gánh chịu.

* Người NK/NK vận dụng điều kiện FCR để tiện lợi sử dụng trong việc gom hàng lẻ.

Trong việc gom hàng lẻ mà lại là vận tải đa phương thức. Chẳng hạn, một người NK muốn mua hàng từ 3 người XK từ cùng một nước, cùng một hàng, theo điều kiện EXW, nên họ thuê NVOCC làm việc vận chuyển cho họ. Khi đó, NVOCC này phải gom hàng của cả 03 người này, có người đem hàng tới kho CFS của NVOCC trước, có người lại mang hàng đến chậm. Dĩ nhiên, NVOCC này sau khi đợi hàng đầy đủ mới đóng hàng vào cùng một cont, gửi hàng cho hãng tàu, nhận Master B/L từ hãng tàu rồi họ mới cấp 3 House F.B/L cho 3 shippers. Hoặc một tình huống khác là NVOCC này có vai trò như một 3PL, họ kiêm luôn dịch vụ giúp người NK trộn hàng, đóng gói, làm bao bì mới, rồi mới giao hàng cho hãng tàu xuất đi.

Cả hai tình huống tốn thời gian này đều khiến cho các shippers chậm nhận được tiền thanh toán từ người NK, dù shipper đã giao hàng từ trước đó cho NVOCC. Lúc này, người XK khi ký hợp đồng với người NK sẽ yêu cầu sử dụng FCR, và chỉ cần NVOCC nhận hàng từ shipper, cấp FCR cho shipper thì shippers sẽ nhận được tiền hàng. Dĩ nhiên, việc sử dụng FCR như vậy chỉ khi nào hoặc là người NK đã thanh toán tiền hàng cho người XK trước khi người XK giao hàng cho NVOCC, hoặc là mối quan hệ của hai bên rất tốt-truyền thống-tin tưởng-người XK cho người NK trả chậm.

Hy vọng những thông tin chi tiết về điều kiện FCR trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và học tập.

>>>>> Tham khảo thêm: Chuẩn bị bộ chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và vận dụng vào thực tiến, bạn có thể tham gia Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở hà nội và tphcm tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam

học kế toán tổng hợp ở đâu

5.0
(4 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
04/12/2023

28/03/2023

18/01/2023

13/01/2023

Popup Image
Bình luận
Tư râu
14:11:29 PM 28/07/2020

Xin cho hỏi, vậy FCR được ký bởi ai ạ? LC không quy định cụ thể thì kiểm tra FCR như thế nào ạ?

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký