Cách hiểu và áp dụng đúng đắn FCA – Điều kiện Incoterms độc đáo trong hoạt động ngoại thương

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phạm Mai Anh - Thạc sĩ Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại Thương, Trưởng Phòng BSC & Xuất Nhập Khẩu tại Công Ty AB Inbev, Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế; Khóa học Purchasing & Sale xuất khẩu chuyên sâu tại Trung tâm Lê Ánh.

Điều kiện FCA là một trong những điều kiện giao hàng vô cùng độc đáo trong số 11 điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2010). Vì vậy khi áp dụng điều kiện FCA cần hiểu rõ và có cách vận dụng đúng đăn.

Bài viết dưới đây dưới sự phân tích chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm thực tế của giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nội dung này.

>>>> Xem thêm: Xác định giá mua bán hàng hóa theo Incoterms

Điều kiện FCA = Free Carrier = Giao hàng cho người chuyên chở

Cách vận dụng điều kiện giao hàng FCA

Trong Incoterm 2010Điều kiện FCA - Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.

Như vậy: hướng dẫn đầu tư chứng khoán

  • Người bán thông quan hàng xuất. Người mua thông quan hàng nhập.
  • Người mua thuê phương tiện vận tải
  • Địa điểm giao hàng ở nước người bán. Có các địa điểm giao hàng thường gặp:

FCA (kho người bán)

FCA (Sân bay đi/Sân bay Tân Sơn Nhất)

FCA (cảng xuất/cảng Cát Lái)

»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

Việc bốc – dỡ

Dù giao ở xưởng người bán: FCA (Seller’s Warehouse) hay giao tại sân bay Tân Sơn nhất FCA (Tân Sơn Nhất Airport) hay giao ở cảng biển: FCA (Cảng Cát Lái) thì:

  • Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
  • Người mua chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu (trả phí THC đầu bốc).

Hai bên mua/bán phải rất lưu ý mục này trong lúc chào giá/thương thảo giá hàng bán vì rất nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Vì thông thường hãng bay/hãng tàu sẽ chào giá cước bay/cước tàu theo kiểu phí THC bên nào bên đó trả. Người bán phải nhắc nhớ và lập luận chặt chẽ để người mua hiểu và chịu phí này ngay từ đầu. Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.

  • Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu (trả phí THC đầu dỡ)
  • Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.

Việc chuyển rủi ro: 

Người bán hết trách nhiệm khi giao hàng cho người vận tải. Cụ thể: 

Nếu giao tại xưởng của người bán:

  • Người bán phải bốc xong hàng lên xe tải/container tại xưởng người bán thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người mua thuê.

  • Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.

Nếu giao ở cảng biểnôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính):

  • Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này. Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.

Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)

  • Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
  • Không bắt buộc ai phải mua bảo hiểm.

Ghi nhớ:

  • Thực tế sử dụng nhiều cho đường air.
  • Hàng đi bằng container nên sử dụng điều kiện này thay vì FAS, FOB

STOP:

  • Điều kiện nhóm E, F: địa điểm giao hàng ở nước người bán. Người mua thuê tàu.

Xem thêm: Nội dung chi tiết Incoterm 2020

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms và vận dụng vào thực tiến, bạn có thể tham gia Khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.

Để được hỗ trợ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu - logistics bạn có thể tham gia group sau: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics.

Đây là Group cộng đồng, quy tụ số lượng lớn những người làm nghề, cùng chia sẻ, hướng dẫn nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Group này cũng có sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Hiện nay, Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh đang thực hiện đào tạo các khóa học:

Xuất nhập khẩu Lê Ánh Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam

4.8
(18 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    83%
  • 4
    11%
  • 3
    6%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
03/06/2023

13/08/2023

22/05/2023

08/07/2023

02/11/2023

10/09/2023

27/03/2023

22/04/2023

23/06/2023

17/10/2023

Popup Image
Bình luận
huỳnh
22:50:41 PM 30/09/2019

cho em hỏi giao hàng tại cảng biển - có container giao đến ICD ,ICD với terminal có khác nhau không ạ loại hàng hóa nhỏ ko cần container ng bán hàng chở hàng đến cảng chính hay kho CFS ạ, cảng chính vs kho CFS khác nhau ko ạ

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký