Cách Tính Cước Vận Tải Đường Hàng Không Chính Xác Nhất

Dù là doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa hay doanh nghiệp dịch vụ forwarder, logistics đều cần nắm rõ cách tính cước vận tải đường hàng không để dự trù các chi phí phát sinh khi xuất nhập khẩu một lô hàng. Vậy cước phí vận tải hàng air tính như thế nào? Giá cước vận chuyển hàng Air sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

>>> Xem thêm: Lộ Trình Học Sales Cước Vận Tải Quốc Tế

1. Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cách Tính Cước Hàng Air

Để xác định chi phí vận chuyển hàng Air, cần định hình trước những yếu tố sẽ khiến cước hàng air có sự linh hoạt, tùy từng trường hợp.

Ngoài trọng lượng tính cước, cách tính giá cước hàng Air còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

Loại hàng hóa

Một số loại hàng hóa yêu cầu điều kiện vận chuyển đặc biệt như hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm, hàng tươi sống. Những loại hàng này thường có mức phí vận chuyển cao hơn do yêu cầu về bảo quản và an toàn.

Khoảng cách vận chuyển

Khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đến cũng ảnh hưởng lớn đến cước phí. Vận chuyển quốc tế qua các khu vực có quy định phức tạp hoặc xa xôi có thể khiến chi phí tăng.

cách tính cước vận tải hàng không

2. Đơn giá vận chuyển

Đơn giá cước là mức phí phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (ví dụ: 15 USD/kg). Các hãng vận chuyển thường cung cấp bảng giá cước dựa trên từng mức khối lượng hàng hóa. Mỗi bên vận chuyển sẽ có báo mức giá cước chênh lệch nhau một chút tùy thuộc vào dịch vụ mỗi bên. Nhưng về cơ bản mức cước cũng sẽ không chênh nhau quá nhiều.

Bảng giá cước này thường chia theo các khoảng khối lượng khác nhau, ví dụ như:

Dưới 45 kg

Từ 45 kg đến dưới 100 kg

Từ 100 kg đến dưới 250 kg

Từ 250 kg đến dưới 500 kg

Từ 500 kg đến dưới 1000 kg

Thường các khối lượng này được viết tắt phổ biến là: -45, +45, +100, +250, +500 kg, nhờ đó, giúp người gửi hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn mức cước phù hợp.

3. Cách Tính Trọng Lượng Tính Cước Hàng Air Xuất Khẩu:

- Gross Weight (Trọng lượng thực tế): Trọng lượng cân nặng thực tế của cả hàng hóa và cả của trọng lượng bao bì hàng hóa - thường tính bằng đơn vị là kg.

- Volume Weight (Trọng lượng tính theo thể tích): Trọng lượng được tính theo thể tích hàng.

Volume weight (kg) = (D x W x H) (cm)/6000 (Tính theo cm)

Volume weight (kg) = (D x W x H) (m) * 167 (Tính theo m)

- Chargeable Weight (Trọng lượng tính cước): Là trọng lượng dùng để tính cước phí vận chuyển.

Chargeable Weight sẽ là số lớn hơn giữa Gross Weight và Volume Weight

  • Trường hợp 1: Gross Weight > Volume Weight → Chargeable Weight = Gross Weight 
  • Trường hợp 2: Gross Weight < Volume Weight → Chargeable Weight = Volume Weight

Các mức trọng lượng tính cước hàng không (Chargeable Weight – CW).

  • Mức – 45: Trọng lượng tính cước dưới 45 kg.
  • Mức + 45: Trọng lượng tính cước trong khoảng 45 tới dưới 100 kg
  • Mức + 100: Trọng lượng tính cước trong khoảng 100 tới dưới 500 kg
  • Mức + 500: Trọng lượng tính cước trong khoảng 500 tới dưới 1000 kg
  • Mức + 1000: Trọng lượng tính cước từ 1000kg trở lên.

(Một số Forwarder sẽ chia theo mức trọng lượng, một số Forwarder sẽ tính theo mức cước chung)

Sau khi tính được trọng lượng tính cước, chúng ta sẽ dùng trọng lượng đó nhân với đơn giá của hãng hàng không sẽ ra số tiền phí phải chi trả để vận chuyển lô hàng đi đường hàng không.

Ví dụ 1: Một lô hàng có chi tiết như sau: Gross Weight: 1860 kgs; Dim (kích thước hàng hóa): (110 x 54 x 56) x 37 ctns (thùng cartons). Hãy tính Chargeable Weight (Trọng lượng tính cước) của lô hàng?

Trả lời:  Volume Weight = (110 x 54 x 56 x 37) / 6000 = 2051 kgs

Như vậy Volume Weight > Gross Weight → Chargeable Weight = Volume Weight = 2051 kgs

Ví dụ 2: Doanh nghiệp xuất khẩu 3 kiện hàng đi Air có Gross Weight 150kg và kích thước như sau :

2 kiện : 60cm x 50cm x 40cm

1 kiện : 40cm x 30cm x 30cm

Tính cước vận chuyển lô hàng này

Trả lời:

Volume Weight: [(60 x 50 x 40) x 2 + (40 x 30 x30) x 1] /6000 = 46 kg

Vì G.W (150kg) > Volume Weight (46 kg)

→ Chargeable Weight: 150 kg

Cước vận chuyển = 150kg x đơn giá cước (như trên báo giá của đơn vị vận chuyển). 

Ngoài cước phí vận chuyển chính, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả các khoản phí khi vận chuyển hàng Air như sau:

4. Các Loại Phí Trong Xuất Khẩu Hàng Air

»»»» Khóa Học Sales Logistics

Tên phí

Ký hiệu

Nội dung

Đơn vị tính

Air Freight Charge

A/F hay AFR

Cước vận tải hàng không

Kg, theo Charge Weight

Fuel Charge

FSC/MYC

Đây là phụ phí nhiên liệu hay phụ phí xăng dầu của máy bay. Phụ phí này sẽ được cộng dồn chung với cước hoặc tách riêng ra tuỳ vào báo giá của các hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển. 

Kg, theo Charge Weight

Air Waybill Fee

AWB

Phí vận đơn là phí phát hành vận đơn của các hãng hàng không và các công ty dịch vụ vận chuyển, được tính theo số lượng vận đơn được phát hành.

Vận đơn

Screening Fee

X-ray

Phí soi chiếu hàng hóa tại sân bay, phí này sẽ được tính theo số Gross Weight của hàng hoá

Kg, theo Gross Weight

Terminal Handling Charge

THC

Phí làm hàng tại các terminal là phụ phí xếp dỡ tại cảng (tính cả cảng nhập hàng và cảng xuất hàng). Phí sẽ được tính trên mỗi container và theo số lượng container hàng hóa của đơn vị gửi hàng nhằm mục đích chi trả cho việc xếp dỡ hàng tại cảng.

Kg, theo Gross Weight

Các loại phí khác có thể phát sinh

Entry Summary Declaration

ENS

Phí truyền dữ liệu tự động

Phí truyền dữ liệu tự động cho các lô hàng xuất đi Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi hoặc hàng đi Trung Đông. Một số hàng xuất đi Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Hàn Quốc cũng có phí này. Phí này sẽ được tính theo số lượng vận đơn.

Vận đơn

Advanced Manifest Submission/Automated Manifest System

AMS

Electronic Data Processing Fee

CG

Phí trucking từ kho khách hàng ra sân bay

Trucking

Là phí vận chuyển hàng hóa từ kho ra sân bay

Kg, theo Gross Weight

Phí lưu kho

Storage charge

 

Phí lưu kho (nếu hàng đến quá sớm)

Kg, theo Gross Weight

Security Surcharge/ War risk Surcharge

SSC/SCC/XDC/WRC

Phụ phí chiến tranh, tức là các phụ phí liên quan đến các vấn đề về an ninh, rủi ro chiến tranh trong suốt quá trình vận chuyển

Kg, theo Charge Weight

Handling Charge

HDL

Phí xử lý hàng là phí được lập ra để thu phí của shipper và người nhận hàng nhằm bù đắp cho các chi phí phát sinh khi vận chuyển lô hàng. Phí này bao gồm chi phí khấu hao, tiền điện thoại…

Vận đơn

Hi vọng bài viết về cách tính cước vận tải hàng Air đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề này. Nắm chắc các nội dung cần học, lựa chọn khóa học phù hợp, kết hợp với sự kiên trì và thực hành thực tế, sẽ giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM



0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

voucher-khoa-hoc-xuat-nhap-khau-le-anh.png
Đăng ký