Khóa Học Quản Trị Mua Hàng Procurement
Khóa học quản trị mua hàng procurement sẽ hướng dẫn giúp học viên thành thạo các nghiệp vụ từ khâu lên kế hoạch mua hàng, đến khâu đặt hàng thành công về kho của doanh nghiệp. Một khóa học giúp học viên vừa có thể làm quản lý, cũng có thể làm ở khâu sourcing đến purchasing. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến mua hàng ở góc độ mua hàng quốc tế.
1. Procurement Là Gì?
Procurement là chuỗi các hoạt động mua sắm hoặc thu mua, là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến việc lên kế hoạch mua hàng, tìm kiếm nhà cung cấp, lựa chọn, đàm phán và mua sắm các hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình cần thiết cho hoạt động của một tổ chức.
Quá trình này bao gồm tất cả các giai đoạn từ việc xác định nhu cầu, tìm kiếm nhà cung cấp, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, đặt hàng, theo dõi đơn hàng, nhận hàng, thanh toán và cuối cùng là đánh giá hiệu suất nhà cung cấp.
Như vậy, procurement không chỉ đơn thuần là việc mua hàng với giá tốt nhất, mà còn là việc tìm kiếm sự cân bằng giữa chi phí, chất lượng, thời gian giao hàng và rủi ro, nhằm đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Đồng thời, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, procurement hay quản lý mua sắm không chỉ đơn thuần là việc mua hàng, mà còn là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về Procurement, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết: Procurement Là Gì? Phân Biệt Procurement, Sourcing, Purchasing
2. Những Ai Nên Tham Gia Khóa Học Quản Trị Mua Hàng Procurement
Khóa học Mua hàng quốc tế chuyên sâu tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh được thiết kế dành cho các đối tượng sau:
Sinh viên các khối ngành Kinh tế, Kinh doanh quốc tế, Logistics, Kinh tế đối ngoại,… đang định hướng theo nghề mua hàng, thương mại quốc tế và mong muốn được trang bị kiến thức bài bản để ứng tuyển vào các vị trí tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cấp quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn hiểu rõ quy trình, chiến lược và rủi ro trong hoạt động mua hàng quốc tế, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp, kiểm soát tốt chi phí và hiệu suất mua hàng.
Trưởng phòng, Giám sát, Chuyên viên mua hàng đang trực tiếp triển khai hoặc quản lý các dự án mua sắm trong và ngoài nước, mong muốn nâng cao năng lực chuyên môn và quản trị hiệu quả hoạt động phòng mua hàng.
Trưởng phòng, chuyên viên logistics, vật tư, cung ứng đang có kế hoạch chuyển hướng hoặc kiêm nhiệm sang vai trò phụ trách mua hàng quốc tế trong doanh nghiệp.
Người mới vào nghề hoặc đang làm công việc mua hàng nhưng chưa có kinh nghiệm chuyên sâu, chưa tự tin đảm nhận trọn vẹn nghiệp vụ từ tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, đến kiểm soát giao hàng và thanh toán quốc tế.
3. Nội dung khóa học quản trị mua hàng Procurement
Phần I: Tổng quan về Thu mua quốc tế
1. Mua hàng quốc tế là gì?
Phân biệt công việc của 3 vị trí Purchasing/Sourcing/Procurement tại các doanh nghiệp
2. Các công việc của Thu mua quốc tế
3. Đặc thù công việc của Mua hàng quốc tế trong Doanh nghiệp Sản xuất và Doanh nghiệp thương mại
4. Yêu cầu đối với vị trí Mua hàng quốc tế? (trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ…)
5. Cơ hội và thách thức của vị trí Mua hàng quốc tế
6. Kinh nghiệm phỏng vấn cho vị trí Mua hàng quốc tế.
Phần II: Quy trình mua hàng quốc tế
1. Tổng quan về Incoterms 2010, 2020 và cách lựa chọn Incoterms phù hợp
2. Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ-phù hợp của nhu cầu đặt hàng
3. Xác định nguồn cung & Xác định nhà cung cấp
- Các thị trường NK chủ lực của VN theo mặt hàng
- Các kênh tìm kiếm nhà cung cấp
- Liên lạc với nhà cung cấp: viết thư hỏi hàng.
4. Đánh giá năng lực nhà cung cấp – Chọn lựa nhà cung cấp
- Tính toán các chi phí đối với lô hàng NK
- So sánh và chọn lựa nhà cung cấp
5. Kiểm tra chất lượng hàng hoá thông qua mẫu
6. Đặt hàng thử nghiệm (trial order), trình duyệt lựa chọn NCC
7. Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương
8. Soạn thảo Hợp đồng ngoại thương/ Purchasing Order (P.O), các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục.
9. Theo dõi và đôn đốc tiến độ giao hàng của nhà cung cấp
10. Tổ chức thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá
Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm XNK (nếu cần)
Theo dõi tình trạng bộ chứng từ, chuẩn bị BCT phục vụ nhập khẩu
Phối hợp thực hiện thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu
Liên hệ với các phòng ban khác: kế toán, logistics, kho vận, QC (chất lượng) giao nhận hàng về kho.
11. Theo dõi, hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho nhà cung cấp
12. Khiếu nại nhà cung cấp:
Viết thư khiếu nại
Xử lý tình huống
13. Duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, tái đặt hàng, tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới
Phần III: Các công việc đặc thù phát sinh của Mua hàng quốc tế
1. Tham dự hội chợ triển lãm, hội thảo trong nước & quốc tế
2. Viếng thăm, khảo sát thực tế nhà máy, văn phòng NCC ở nước ngoài
3. Tiếp NCC sang thăm công ty
4. Lập kế hoạch Mua hàng
5. Cập nhật các xu hướng giá cả, nguồn hàng trên thị trường
6. Đánh giá lại NCC định kỳ
7. Dự báo sản lượng (Forecast) cho NCC chuẩn bị hàng
8. Tính toán, ban hành bảng giá bán ra cho kinh doanh
9. Nghiên cứu sản phẩm mới, đề xuất các phương án save cost liên quan tới chi phí mua hàng cho công ty
10. Báo cáo tồn kho tại doanh nghiệp: Aging/stock/hủy hàng (scrap), Báo cáo hàng khuyết tật (RMA),…
11. Phân loại – lưu trữ hồ sơ
12. Tạo các form mẫu theo dõi công việc
Phần IV: Các Phương thức Thanh toán Quốc tế
1. Chi tiết về các phương thức T/T, D/P và D/A, L/C, các rủi ro phát sinh và cách khắc phục.
2. Hướng dẫn kiểm tra L/C, mở L/C
3. Bài tập tình huống
>>> Xem thêm: Khóa Học PURCHASING (Mua Hàng Thực Chiến)
4. Đội ngũ giảng viên khóa học quản trị mua hàng Procurement
Cô Bùi Thị Trang, Trưởng phòng Mua hàng - Công ty Cổ phần Thiết bị và Giải pháp cơ khí Automech, gần 15 năm làm trong mảng mua hàng quốc tế và kinh doanh quốc tế.
Cô Trang là chuyên gia mua hàng quốc tế, chịu trách nhiệm Tham mưu cho Ban Giám đốc các chiến lược mua hàng hiệu quả về sản phẩm, quy trình nhập hàng, thanh toán, quản lý tồn kho,... Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hoạt động của bộ phận mua hàng, Quản lý nhiệm vụ và hoạt động của phòng mua hàng: Mua sắm, Tìm nguồn cung ứng thương mại quốc tế, Đàm phán ký kết Hợp đồng ngoại thương, Thanh toán (TT, LC,...) Đồng thời Phân công công việc cho nhân viên, giám sát và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của nhân viên trong bộ phận. Hiện tại, cô Trang là giảng viên chủ chốt giảng dạy các khóa học Mua hàng quốc tế tại XNK Lê Ánh.
Cô Đào Thị Phương Loan hiện đang đảm nhiệm vai trò đại diện thương mại tại Việt Nam mảng than – thép của Tập đoàn Visa Commodities. Trong vai trò này, cô phụ trách phát triển và duy trì thị trường tại Việt Nam, bao gồm: tìm hiểu thông tin thị trường, xây dựng và chăm sóc mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ toàn diện các khâu từ đàm phán hợp đồng, mua bán, thanh toán đến xuất – nhập khẩu hàng hóa.
Quá trình công tác nổi bật:
2008 – 2011: Nhân viên Vật tư – Công ty Thép Hòa Phát Hải Dương, phụ trách xuất nhập khẩu thiết bị.
2011 – 2014: Phó phòng Vật tư – Công ty Thép Hòa Phát Hải Dương, quản lý xuất nhập khẩu mặt hàng than và coke.
2014 – 2016: Chuyên viên cao cấp – Ban Đầu tư – Tập đoàn Vingroup.
2016 – 2019: Phó phòng Vật tư – Công ty TNHH Ecoba Công nghệ Môi trường, quản lý mua bán hàng hóa nội địa và nhập khẩu máy móc thiết bị.
Cô Loan tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, chuyên ngành kinh tế đối ngoại, và hiện đã có hơn 15 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Với bề dày kinh nghiệm đảm nhiệm đầy đủ các vị trí trong chuỗi nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cô là giảng viên có năng lực chuyên môn vững vàng và tư duy thực tế. Các mảng chuyên sâu cô phụ trách giảng dạy gồm:
- Giao dịch và đàm phán hợp đồng ngoại thương
- Mở và thanh toán L/C
- Soạn bộ chứng từ thanh toán theo L/C
- Khai báo hải quan, thuế xuất nhập khẩu
- Quản lý logistics: vận chuyển, lưu kho, dỡ hàng
- Kinh nghiệm thực tế trong xử lý bảo hiểm hàng hóa và các tình huống phát sinh trong hoạt động ngoại thương.
5. Kết Quả Học Viên Đạt Được Sau Khóa Học Quản Trị Mua Hàng Quốc Tế Chuyên Sâu

Những kỹ năng và năng lực học viên đạt được:
Thành thạo các phương pháp tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài thông qua đa dạng kênh như: hội chợ triển lãm quốc tế, hệ thống tham tán thương mại, thương mại điện tử toàn cầu (Alibaba, Global Sources...), v.v.
Nắm vững kỹ thuật và nghệ thuật đàm phán hợp đồng ngoại thương, đặc biệt là các điều khoản về giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán và khiếu nại. Học viên được hướng dẫn cách đàm phán linh hoạt – khéo léo – chính xác, giúp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
Biết cách đánh giá độ uy tín và năng lực của nhà cung cấp, từ việc phân tích thông tin doanh nghiệp, kiểm tra chứng chỉ, lịch sử giao dịch đến theo dõi phản hồi thị trường.
Hiểu rõ bản chất và trách nhiệm các bên trong từng điều kiện giao hàng quốc tế (Incoterms) như EXW, FOB, CIF... từ đó biết chính xác người mua và người bán cần làm gì trong từng trường hợp.
Thành thạo việc tra cứu chính sách quản lý chuyên ngành, xác định chính xác các loại chứng từ, giấy phép cần có khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Đọc hiểu và kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao gồm: Hợp đồng ngoại thương, Invoice, Packing list, Bill of Lading, CO, CQ, Giấy phép nhập khẩu, và các chứng từ liên quan khác.
Tính toán chính xác các loại chi phí nhập khẩu, bao gồm: cước vận chuyển, phụ phí, chi phí lưu kho, chi phí thông quan và thuế nhập khẩu – kể cả trong trường hợp có hoặc không có ưu đãi thuế quan từ CO form E, form D,…
Phân tích xu hướng thị trường, dự báo biến động giá, từ đó chủ động đề xuất chiến lược mua hàng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tổng thể.
Xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh trong quá trình mua hàng quốc tế như: hàng giao chậm, sai chứng từ, lỗi thanh toán, tranh chấp hoặc khiếu nại quốc tế...
Biết cách lưu trữ, sắp xếp hồ sơ chứng từ mua bán hàng hóa quốc tế theo chuẩn doanh nghiệp và theo quy định pháp lý.
Ngoài kiến thức chuyên môn, học viên còn được hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp cho vị trí Purchasing, và luyện tập kỹ năng phỏng vấn thực tế, giúp tăng cơ hội trúng tuyển vào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics hoặc thương mại quốc tế.
Kết thúc khóa học, học viên không chỉ hiểu mà còn làm được, tự tin xử lý công việc từ A-Z trong vai trò chuyên viên mua hàng quốc tế tại các doanh nghiệp thương mại, sản xuất, FDI hoặc xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM