Mã Hàng Hóa Nguy Hiểm Hàng Hải Quốc Tế (IMDG) Là Gì? Gồm Những Loại Nào?
Xuất nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm luôn được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo yếu tố an toàn trong suốt quá trình vận chuyển, đặc biệt là khi vận chuyển bằng đường biển. IMDG là mã hàng hóa nguy hiểm được sinh ra để quản lý tốt hơn các loại hàng hóa nguy hiểm. Cụ thể IMDG là gì? hàng hóa nguy hiểm vận chuyển đường hàng hải gồm những loại nào?
>>>>> Xem thêm: CTH Là Gì? Tiêu Chí Chuyển Đổi Mã Số Hàng Hóa Chi Tiết
1. Mã Hàng Hóa Nguy Hiểm Hàng Hải Quốc Tế (IMDG) Là Gì?
IMDG (viết tắt của International Maritime Dangerous Goods) là bộ quy định quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển. Bộ mã này được chính thức thông qua vào năm 1965, dựa trên Công ước SOLAS 1960 do Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) ban hành. IMDG đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu nhằm kiểm soát, phân loại, đóng gói và đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên các tuyến đường biển.
IMDG thiết lập các quy tắc và hướng dẫn chi tiết để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm, đồng thời bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho những người tham gia trong ngành hàng hải.
Hàng hóa nguy hiểm hàng hải quốc tế hoặc mã IMDG đã được thông qua vào năm 1965 theo Công ước SOLAS (An toàn cho cuộc sống trên biển) năm 1960 theo IMO. Bộ luật IMDG đã được thành lập để ngăn chặn tất cả các loại ô nhiễm trên biển.
Mã IMDG cũng đảm bảo rằng hàng hóa vận chuyển qua đường biển được đóng gói theo cách mà chúng có thể được vận chuyển an toàn. Mã hàng nguy hiểm là mã thống nhất và là mã được áp dụng cho tất cả các tàu chở hàng trên toàn thế giới.
2. Nhóm Hàng Nguy Hiểm Theo IMDG Gồm Những Loại Nào?
Theo công ước SOLAS 74 và bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code) do tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xuất áp dụng vào năm 1965, hàng nguy hiểm được chia thành 9 loại. Cụ thể như sau:
Loại 1: Chất nổ - Explosive Substances or Articles
Trong hệ thống phân loại hàng nguy hiểm của IMDG Code, chất nổ được phân thành 6 nhóm nguy hiểm dựa trên đặc tính và mức độ nguy hiểm:
Nhóm 1.1: Bao gồm các chất và vật phẩm có nguy cơ phát nổ khối tiềm tàng, đây là những vật liệu cực kỳ nguy hiểm.
Nhóm 1.2: Gồm các chất, vật phẩm có nguy cơ tạo ra nguy hiểm nhưng không phát nổ khối.
Nhóm 1.3: Bao gồm các chất, vật phẩm có khả năng cháy hoặc phát nổ nhẹ, không gây ra mối nguy hiểm nổ khối lớn.
Nhóm 1.4: Các chất và vật phẩm thể hiện mức độ nguy hiểm không nghiêm trọng.
Nhóm 1.5: Gồm các chất rất ít nhạy nhưng vẫn có nguy cơ phát nổ khối.
Nhóm 1.6: Chứa các vật phẩm cực kỳ ít nhạy và không gây nguy cơ phát nổ khối.
Hệ thống phân loại này giúp quản lý và vận chuyển an toàn các loại chất nổ trong lĩnh vực vận tải hàng hải.
Loại 2: Các chất khí (Gases)
Nhóm 2 trong hệ thống phân loại hàng nguy hiểm của IMDG Code gồm các loại khí, với đặc điểm chung:
Có áp suất bay hơi lớn hơn 300 kPa tại nhiệt độ 50°C.
Hoàn toàn ở trạng thái khí tại nhiệt độ 20°C với áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa.
Các loại khí này thường được vận chuyển trên tàu dưới nhiều dạng như:
Khí hóa lỏng (Liquefied Gases)
Khí nén (Compressed Gases)
Khí hóa lỏng dưới áp suất cao hoặc thấp
Khí hòa tan trong dung dịch
Nhóm chất khí được chia thành 3 loại chính:
(1) Chất khí dễ cháy (Flammable Gases): Dễ bắt lửa và gây cháy nổ.
(2) Chất khí không dễ cháy, không độc hại (Non-flammable, Non-toxic Gases): Tương đối an toàn trong điều kiện tiêu chuẩn.
(3) Chất khí độc hại (Toxic Gases): Có khả năng gây hại cho sức khỏe hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Việc phân loại này đảm bảo an toàn tối đa trong vận chuyển và xử lý các loại chất khí nguy hiểm.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids) và chất nổ lỏng khử nhạy.
Hàng nguy hiểm loại 3 theo hệ thống phân loại IMDG gồm những loại nào? Loại hàng thứ 3 theo IMDG là chất lỏng dễ cháy, được phân thành hai loại chính:
Các chất lỏng dễ cháy: Đây là nhóm chất lỏng được vận chuyển ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn điểm bắt lửa của chúng.
Đây cũng có thể là các hợp chất được vận chuyển dưới dạng lỏng ở nhiệt độ cao và tạo ra khí dễ cháy ở nhiệt độ tương đương hoặc thấp hơn nhiệt độ chuyên chở lớn nhất.
Các chất lỏng đã bị triệt tiêu đặc tính dễ nổ: Nhóm này bản chất là các hợp chất dễ nổ, nhưng đã được hòa tan hoặc pha với nước hay các chất lỏng khác, tạo thành một hỗn hợp chất lỏng đồng nhất để triệt tiêu đặc tính dễ nổ ban đầu.
Ví dụ như các loại sơn, dầu, xăng, cồn, …
Loại 4: Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid): Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy
Ví dụ như photpho, lưu huỳnh, diêm,…
Loại hàng thứ 4 trong hệ thống phân loại của IMDG Code là chất rắn nguy hiểm, bao gồm các chất không thuộc nhóm chất nổ nhưng vẫn mang tính nguy hiểm trong các điều kiện vận chuyển hoặc khi tiếp xúc với môi trường khác. Các chất này được chia thành 3 nhóm chính dựa trên đặc tính nguy hiểm:
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy (Flammable Solids): Bao gồm các chất có khả năng bốc cháy nhanh khi tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc tia lửa.
Nhóm 4.2: Chất rắn dễ cháy và tự cháy (Substances Liable to Spontaneous Combustion): là các chất có khả năng tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí mà không cần nguồn nhiệt bên ngoài.
Nhóm 4.3: Chất rắn sinh khí dễ cháy khi gặp nước (Substances Which, in Contact with Water, Emit Flammable Gases): Khi tiếp xúc với nước, các chất này có thể sinh ra khí dễ cháy, gây nguy cơ cháy nổ cao.
Việc phân loại chi tiết này giúp quản lý an toàn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và xử lý các loại chất rắn nguy hiểm.
Loại 5: Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)
IMDG là gì và theo quy định loại 5 bao gồm những loại nào? Loại hàng thứ 5 theo IMDG là các chất oxit và peroxit hữu cơ và chúng được phân thành hai nhóm chính:
Nhóm 5.1: Các chất oxit dễ cháy
Nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ dễ cháy
Chúng phản ứng dễ dàng với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa khác, có nghĩa là đám cháy có thể bùng phát và tiếp tục trong không gian hạn chế. Ví dụ như phân bón, chì nitrat,…
Loại 6: Các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)
Loại hàng thứ 6 theo IMDG, chúng được phân thành hai loại chính:
Các chất độc: Đây là các chất có khả năng gây tử vong, thương tật nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu tiếp xúc hoặc hít phải chúng.
Ví dụ như như thuốc trừ sâu.
Các chất gây nhiễm bệnh: Đây là các chất mà bản thân chúng có chứa các mầm bệnh, có khả năng lây nhiễm bệnh đối với gia súc hoặc con người.
Ví dụ như: các dung dịch xét nghiệm máu, xét nghiệm y tế,...
Loại 7: Các chất phóng xạ (Radioactive Materials)
Loại hàng thứ 7 theo IMDG là các chất phóng xạ, chúng được định nghĩa là bất kỳ vật liệu nào chứa đựng hoặc tự nhiên chứa các chất phóng xạ vượt quá mức độ được quy định theo các tiêu chuẩn trong IMDG Code, từ mục 2.7.7.2.1 đến 2.7.7.2.6.
Loại 8: Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)
Loại hàng thứ 8 theo IMDG là các chất ăn mòn. Đây là các chất có khả năng gây hư hại, phá hủy các vật liệu khác, hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển thông qua các phản ứng hóa học nếu có sự rò rỉ hoặc tiếp xúc, mặt khác nó cũng hủy hoại tế bào sống.
Ví dụ: thuốc tẩy, ắc quy,…
Nhóm 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác
Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên.
Để biết hàng hóa thuộc nhóm nào, bạn có thể dựa trên mục 14 thông tin vận chuyển (Transport information) của Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) hoặc dựa vào nhãn dán trên hàng hóa.
Các bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Nhóm chất này được quy định trong phần A, chương VII của SOLAS-74
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM