CTH Là Gì? Tiêu Chí Chuyển Đổi Mã Số Hàng Hóa Chi Tiết
CTH là gì? Đây chính là một trong những tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa. Phải đáp ứng được một trong những tiêu chí xuất xứ hàng hóa thì mới được cấp CO, hưởng ưu đãi về thuế quan. Vậy những nguyên liệu nào áp dụng tiêu chí CTH, đặc điểm của tiêu chí CTH là gì hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
1. CTH là gì?
CTH hay Change in Tariff Heading là một trong những tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa CO theo quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa CTC (là tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa). Chúng ta cần hiểu thêm CO (Certificate of Origin) là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, một tài liệu quan trọng trong thương mại quốc tế. CO xác nhận rằng hàng hóa xuất khẩu được sản xuất, chế biến hoặc xử lý tại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ cụ thể. CO là căn cứ để hàng hóa được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hàng hóa, sản phẩm đạt tiêu chí CTH sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO.
CTH là việc chuyển đổi mã HS bất kỳ ở cấp độ nhóm 4 số, từ 1 nhóm đến 1 chương, 1 nhóm hay 1 phân nhóm khác của biểu thuế xuất nhập khẩu. CTH được sử dụng trong trường hợp tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 (bốn) số.
Theo tiêu chí CTH này, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu quá trình sản xuất đã làm thay đổi mã HS code của sản phẩm ở cấp độ 4 số so với nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ. Nếu hàng hóa có xuất xứ CO được hưởng ưu đa
Ví dụ: Hàng hóa: Cà phê hòa tan và nguyên liệu đầu vào (không có xuất xứ ưu đãi):
Nguyên liệu đầu vào là hạt cà phê xanh (HS code: 0901.11.10 - Cà phê chưa rang, chưa khử caffein). Thành phẩm sau sản xuất là cà phê hòa tan (HS code: 2101.11.10.
Như vậy Mã HS của cà phê hòa tan (2101.11.10) đã chuyển đổi mã HS ở cấp độ nhóm 4 số 2101 khác với mã HS của nguyên liệu đầu vào nhóm 0901, đáp ứng tiêu chí CTH, được coi là có xuất xứ theo tiêu chí CTH.
Trong quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC tức là Mã HS của thành phẩm PHẢI KHÁC mã HS của các nguyên liệu đầu vào. Ngoài cấp độ chuyển đổi nhóm (4 số) CTH là cấp độ vừa phải thì còn có cấp độ chuyển đổi chương CC - chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2 số là cấp độ chặt chẽ nhất và chuyển đổi phân nhóm CTHS - chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 số là cấp độ lỏng lẻo nhất.
>> Xem thêm: Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì?
2. Quy trình xác định tiêu chí CTH
Quy tắc áp dụng tiêu chí CTH:
- Phạm vi áp dụng: Tiêu chí được sử dụng rộng rãi trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng ưu đãi thuế quan.
- Điều kiện chính để áp dụng tiêu chí CTH.
+ Áp dụng cho tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quy trình sản xuất hoặc chế biến đủ để thay đổi mã HS tại cấp độ 4 số.
+ Mã HS phải được đối chiếu với quy định cụ thể trong từng hiệp định thương mại.
CTH nói riêng và tiêu chí CTC nói chung chỉ áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ và chỉ áp dụng cho công đoạn sản xuất hàng hóa cuối cùng để hợp nhất các nguyên liệu không có xuất xứ.
Quy trình áp dụng tiêu chí CTH:
- Xác định, tra mã HS nguyên liệu đầu vào, đối với các nguyên liệu không có xuất xứ ưu đãi.
- Xác định, tra mã mã HS của sản phẩm đầu ra sau khi hoàn thiện sản phẩm.
- Đối chiếu, so sánh mã HS: Mã HS của đầu vào và đầu ra phải thay đổi ở cấp độ 4 số thì hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí CTH và được cấp C/O để hưởng ưu đãi thuế quan.
>> Tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu online thực tế cho người mới bắt đầu
3. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa chi tiết
Hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí CTH nói riêng và CTC nói chung cần đạt các tiêu chí theo mẫu bảng kê khai dưới đây.
Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “CTC”
>> Xem thêm: Khóa Học Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Chuyên Sâu
4. Ưu điểm và hạn chế của tiêu chí CTH
Ưu điểm:
- Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTH dễ hiểu, dễ áp dụng thông qua hệ thống mã HS code.
- Không cần xác định giá trị hàm lượng nội địa (như RVC) hoặc thực hiện các phép tính phức tạp, không dựa vào tỷ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu… nên tiết kiệm thời gian và công sức.
- Cho phép nhà sản xuất lựa chọn phương pháp sản xuất hiệu quả nhất, gia tăng thực hiện các công đoạn chế biến, gia công trong nước, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng tiêu chí CTH.
Hạn chế:
- Có thể gây nhầm lẫn nếu các bên không hiểu rõ, không xác định chính xác mã HS.
- Một số sản phẩm phức tạp yêu cầu tiêu chí khác ngoài CTH sẽ không áp dụng được.
- Tiêu chí CTH (Change in Tariff Heading) là một phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa rõ ràng và dễ áp dụng trong việc chứng minh xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ CTH là gì? Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa chi tiết theo tiêu chí CTH, đồng thời nắm bắt các điều khoản cụ thể trong từng FTA để tránh sai sót.
Hy vọng qua bài viết trên Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã giúp bạn hiểu rõ về CTH, sử dụng đúng tiêu chí CTH tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan, hữu ích cho công việc của mình.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM