Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì?
CTC là một trong những phương pháp xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sử dụng nhiều khi làm chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO. Vậy Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì? Cách thực hiện chuyển đổi như thế nào? Ưu nhược điểm của phương pháp này ra sao, cùng chúng tôi xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.
>>>>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội
1. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Để hiểu rõ hơn về Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC, chúng ta cần biết về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bởi CTC là một trong những phương pháp chứng minh xuất xứ hàng hóa.
Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Để doanh nghiệp chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, doanh nghiệp cần làm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Đây là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) & Bộ Công thương cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.
Mục đích chính của việc làm chứng xuất xứ hàng hóa đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu là nhằm xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không: Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn).
Chính sách thương mại của các quốc gia và thỏa thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi.
Ví dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị kiểm tra giám sát rất phức tạp.
Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất xứ từ nước xuất khẩu.
2. Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa ctc là gì?
CTC hay còn được viết tắt từ cụm từ tiếng anh là Code Transfer of Commodity. CTC được biết đến là một phương pháp chuyển đổi mã HS code của hàng hóa.
Xác định xuất xứ hàng hóa theo phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa hay còn gọi là phương pháp CTC là việc dựa vào sự chuyển đổi mã số HS của nguyên liệu cấu thành so với mã số HS của sản phẩm cần xác định xuất xứ.
3. Các cấp độ phương pháp chuyển đổi mã số hàng hoá
Trước khi tìm hiểu về các phấp độ theo phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa, chúng ta cần nắm được cấu trúc của mã HS code để xác định rõ ràng hàng hóa đó chuyển đổi theo cấp độ nào.
Chuyển đổi mã số HS của sản phẩm so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa đó ở cấp độ 2 số CC (Chương), 4 số CTH (Nhóm), 6 số CTSH (Phân Nhóm).
Hiểu đơn giản là : Mã hs của thành phẩm PHẢI KHÁC mã hs của các nguyên liệu đầu vào.
Khác 2 số,4 số hay 6 số tùy vào hiệp định (FTA) quy định cụ thể từng mặt hàng.
3.1. Sự chuyển đổi chương CC
Cấp độ chuyển đổi chương CC với Phương thức CTC thì hàng hóa sẽ được công nhận xuất xứ sau khi trải qua quá trình sản xuất và vận chuyển. Những nguyên liệu dùng để sản xuất có sự chuyển đổi lúc này sẽ được chuyển đổi chương này sang chương khác của biểu thuế xuất nhập khẩu khác nhau.
Chẳng hạn như sản phẩm là cá tươi sống là mặt hàng nhập khẩu thuộc trong chương 2 của biểu thuế. Sau khi mặt hàng cá tươi được chế biến và đóng hộp sẽ được áp mã số thuế thuộc chương 16. Mã số thuế này luôn được công nhận tại quốc gia mà quy trình chế biến đóng hộp diễn ra.
Ví dụ: Công ty Việt Nam xuất khẩu Kim Chi (2005.99.90) đi Thái Lan. Theo hiệp đinh ATIGA thì Kim Chi muốn có xuất xứ Việt Nam phải có tiêu chí CC – chuyển đổi mã hs theo cấp độ Chương (2 số )
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất Kim Chi bao gồm : Cải Thảo (0704.90.90) ,Củ Cải
(0706.10.90) , Bột Ớt (0904.22.99) , Nước Mắm (2103.90.29)
Do tất cả các nguyên liệu đầu vào đều khác mã HS với Kim Chi ở cấp độ Chương là 2 số đầu tiên trong mã hs nên Kim Chi được xem là có xuất xứ Việt Nam theo tiêu chí CC và hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ATIGA
3.2. Sự chuyển đổi phân nhóm CTSH
Chuyển đổi phân nhóm CTSH là công việc chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số. Và cụ thể hàng hóa ở đây được đổi sang phân nhóm khác và có sự thay đổi 6 chữ số đầu tiên trong mã HS Code.
Chẳng hạn một ví dụ về mặt hàng tiêu xay có mã HS Code là 0904.12.00 lúc này được sản xuất từ những tiêu hạt có HS Code là 0904.11.00. Khi đó tiêu xay là mặt hàng có xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí chuyển đổi CTSH.
3.3. Chuyển đổi mã HS theo cấp độ nhóm CTH
CTC là gì? Đối với mức chuyển đổi CTH thì nhóm thuế sẽ được thay đổi. Cụ thể 4 chữ số đầu trong mã số thuế HS Code sẽ được thay đổi. Ví dụ nguyên liệu thép có 4 chữ số đầu trong mã HS Code là 7208. Khi nguyên liệu thép chuyển đổi thành các sản phẩm thép sẽ chuyển mã HS thành 7210.
Ví dụ: Công ty Việt Nam xuất khẩu cái BÀN (9403.30) đi New Zealand. Theo hiệp định AANZFTA thì cái bàn muốn có xuất xứ Việt Nam phải có tiêu chí CTH – chuyển đổi mã hs theo cấp độ NHÓM (4 số)
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất cái BÀN giả sử bao gồm : Gỗ (4407), Đinh Ốc Vít (7317)
Do 2 nguyên liệu đầu vào đều khác mã hs với cái BÀN ở cấp độ NHÓM là 4 số đầu tiên trong mã hs nên Cái BÀN này được xem là có xuất xứ Việt Nam theo tiêu chí CTH và hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định AANZFTA
LƯU Ý : CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ và chỉ áp dụng cho công đoạn sản xuất hàng hóa cuối cùng để hợp nhất các nguyên liệu không có xuất xứ
4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì?
Mặc dù phương pháp CTC được sử dụng khá rộng rãi vào có nhiều ưu điểm, nhưng đây cũng là phương pháp có nhiều điểm hạn chế gây tranh cãi. Cụ thể ưu nhược điểm của phương pháp CTC như thế nào?
Ưu điểm:
Có thể thấy trong số các phương pháp chứng minh xuất xứ hàng hóa để cấp CO thì Phương pháp CTC tương đối dễ để thực hiện, không phải tính toán phức tạp như phương pháp RVC
Ngoài ra, phương pháp CTC còn giải thích các tiêu chuẩn cần phải thỏa mãn một cách rõ ràng từ đó cho phép nhà sản xuất lựa chọn cách sản xuất hiệu quả và phù hợp nhất để đáp ứng những tiêu chuẩn về xuất xứ.
Hạn chế:
Như đã đề cập ở trên, Phương pháp CTC có một nhược điểm rất lớn đó là dễ gây tranh cãi về việc phân loại hàng hóa.
Cụ thể mã HS hình thành ra để phân loại hàng hóa khi áp thuế xuất nhập khẩu và không được thiết kế cho việc cấp xuất xứ và cũng không phản ánh quy trình sản phẩm đó được sản xuất. Vậy khi chuyển đổi theo phương pháp CTC sẽ dễ để các loại sản phẩm cùng một mã HS mã chưa hẳn các sản phẩm đó đã cùng tính chất hay cùng quy trình sản xuất.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan...và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855