Những vấn đề cơ bản về xuất xứ hàng hóa
Nói đến xuất xứ hàng hóa có lẽ mọi người đều sẽ nghĩ tới chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nhưng ít ai biết rằng xuất xứ hàng hóa là một phạm trù rộng hơn rất nhiều. Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu.
>>>>> Xem thêm: Chứng chỉ quốc tế về Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng
1. Khái niệm
- Theo Công ước Kyoto sửa đổi, Phụ lục K:
Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ) được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá.
- Theo các văn bản luật Việt Nam: khoá học hành chính nhân sự
Quy tắc xuất xứ hàng hoá là những quy định pháp luật để xác định một sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ một nước, vùng lãnh thổ hay một khối nước nào đó.
2. Phân loại quy tắc xuất xứ:
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi
- Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi:
Theo Khoản 2 Điều 3 NĐ 19: Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ hàng hoá để áp dụng cho các thoả thuận ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan.
- Quy tắc xuất xứ không ưu đãi:
Theo Khoản 3 Điều 3 NĐ 19:
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ để áp dụng cho các biện pháp thương mại không ưu đãi như biện pháp đối xử tối huệ quốc, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, hạn chế số lượng hoặc hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
3. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
3.1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
- Là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất
khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ
rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gọi tắt theo tiếng Anh là C/O (Certificate of
Origin).
3.2. Văn bản xác nhận trước xuất xứ.
3.3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.
Nội dung cơ bản trên giấy chứng nhận xuất xứ:
- Tên và địa chỉ người xuất khẩu
- Tên và địa chỉ người nhập khẩu
- Mô tả về hàng hoá, số lượng (hoặc trọng lượng)
- Xuất xứ hàng hoá
- Tổ chức cấp C/O : tên, dấu, ngày/tháng/năm cấp, chữ ký người có thẩm quyền cấp
- Một số loại C/O ưu đãi có nội dung chi tiết hơn: thêm tiêu chí tiêu chuẩn xuất xứ, mã số H.S của hàng hoá, trị giá FOB, số invoice,…
Các loại Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi.
- C/O mẫu A: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preferences).
- C/O mẫu D: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định ATIGA.
- C/O mẫu E: hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa (ACFTA).
- C/O mẫu AK: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn dân quốc (AKFTA).
- CO mẫu AJ: Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Nhật Bản (AJFTA).
- C/O mẫu AANZ: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - ÚC - New Zealand (AANZFTA).
- C/O mẫu AI: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn độ (AIFTA).
- C/O mẫu EAV: Hiệp định thương mại tự do VN-Liêm minh kinh tế Á Âu.
- C/O mẫu VC: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.
- C/O mẫu KV/VK: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
- C/O mẫu JV/VJ: Hiệp định đối tác Kinh tế VN - Nhật Bản.
- C/O mẫu S - Lào: Bản Thỏa thuận Hợp tác kinh tế VN - Lào
- C/O mẫu S/X - Cambodia: Bản Thỏa thuận Hợp tác kinh tế VN – Cambodia
Các loại Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi.
- C/O mẫu B: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên;
- C/O mẫu ICO+A/B: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của Tổ chức Cà phê thế giới;
- Mẫu CO cho hàng XK đi Nam phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela,…
Các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tại các nước:
- Bộ Thương mại
- Bộ Công nghiệp
- Bộ Tài chính
- Cơ quan Hải quan
- Phòng Thương mại và Công nghiệp
- Các Hiệp hội ngành nghề, một số Tập đoàn, Công ty sản xuất/xuất khẩu/nhập khẩu.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là:
- Các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương.
- Các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Chi nhánh và Văn phòng đại diện thuộc VCCI tại một số tỉnh, thành phố.
Bài viết được chia sẻ bời đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.
Chúc bạn thành công!