Tác Động Của Cuộc Cách Mạng Công Nghệ 4.0 Đến Thanh Toán Quốc Tế

Cuộc cách mạng 4.0 đã làm phát triển rất nhiều nền tảng kinh tế xã hội và đặc biệt không thể không nhắc đến là thanh toán quốc tế. Bởi một quốc gia để tiến bộ và tồn tại phải tích cực tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.

Để đi đầu trong lĩnh vực hội nhập thanh toán quốc tế thời công nghiệp hóa-hiện đại hóa, chúng ta hướng tới xu hướng thanh toán không tiền mặt đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới. 

Trong quá trình hoạt động và giao dịch quốc tế sẽ có những nhu cầu thanh toán, trao đổi tài tệ giữa những quốc gia khác nhau, ở đó sẽ hình thành nên hoạt động Thanh toán quốc tế. 

Đi cùng với những bước tiến mang tính đột phá Công nghệ đang trở thành những tâm điểm chú ý của thế giới và ngày càng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, giao dịch ngân hàng.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học logistics online

1.Giới thiệu về thanh toán quốc tế trong thời kì cách mạng công nghệ 4.0

Giới thiệu về thanh toán quốc tế trong thời kì cách mạng công nghệ 4.0

Như chúng ta đã biết, thanh toán quốc tế là việc thực hiện những nghĩa vụ chi trả và quyền được hưởng lợi về tài chính phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế tổ chức cá nhân giữa nước này và nước khác hay giữa một quốc gia  với tổ chức quốc tế thế thông qua những ngân hàng có liên quan.

Và công nghiệp hóa-hiện đại hóa sẽ hỗ trợ những ngân hàng trong quá trình quản lý vận hành hệ thống và nâng cao những chất lượng dịch vụ tạo nên những nền tảng dịch vụ tiên phong hỗ trợ chúng ta  giao dịch và thanh toán quốc tế một cách thuận tiện nhất. Từ những công nghệ phổ biến dựa vào internet chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ những hoạt động ngân hàng liên quan đến chủ thể công nghệ thanh toán quốc trong thời gì cách mạng 4.0.

Tôi đã từng nghe một Giám đốc Phát triển kinh doanh người Trung  u từng chia sẻ: “ Tôi rất phấn khởi về tham gia phát triển triển Thanh toán quốc tế 4.0, trong đó có công nghệ và những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận mọi thông tin, kết nối xa hơn và phát triển toàn cầu mà không phải mất thời gian chờ đợi” cùng với đó là những đề xuất áp dụng tất cả doanh nghiệp về cách phát triển sự nghiệp, tăng số lượng người dùng, củng cố cơ sở hạ tầng kèm giải pháp thanh toán toàn cầu.

Khi tiếp cận công nghiệp hóa- Hiện đại hóa góp phần vào việc tối ưu hóa kinh doanh thương mại thông qua những chu trình kinh doanh dẫn đến tối ưu hóa chi phí hoạt động và cho phép mở rộng một cách nhanh hơn. Người dùng thuộc phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhận tiền từ các cửa hàng kỹ thuật số toàn cầu, thanh toán cho các nhà cung cấp của họ trên toàn thế giới, chuyển tiền vào tài khoản các ngân hàng địa phương hoặc sử dụng thẻ thanh toán để rút tiền mặt từ máy ATM hoặc cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thì có tùy chọn nhận tài khoản để thực hiện bằng các loại tiền tệ phổ biến như USD,EUR, GBP, JPY, CAD, AUS, MXN hoặc CNY, có nghĩa là thanh toán nhanh hơn và loại bỏ chuyển đổi tiền tệ và giảm chi phí hoạt động.

Sự ảnh hưởng của công nghệ 4.0 tới thanh toán quốc tế đang diễn ra sự phát triển nhanh chóng. Hàng nghìn người dùng và địa phương của các công ty bao gồm các dịch giả tự do và các công ty cung cấp dịch vụ khách hàng từ nước ngoài: Lập trình viên, nhà thiết kế, dịch giả, v.v. Trong giai đoạn sắp tới, một số công ty sẽ không chỉ tập trung vào thị trường địa phương mà mở rộng hoạt động và tiếp tục hoạt động về công nghệ thông tin liên lạc, để đặc biệt chú ý đến người dùng từ nước Asean và các quốc gia trong khu vực.

Mục tiêu của chúng ta thời kì hội nhập 4.0 là áp dụng nền tảng của mình cho các công ty xử lý thanh toán quốc tế, đặc biệt là bằng các loại tiền tệ không được sử dụng phổ biến trên thị trường Việt Nam tại thời điểm này.

Việc thanh toán quốc tế thế thời kỳ 4.0 sẽ hỗ trợ những dịch vụ  cung cấp chuyển tiền tức thì và giao dịch tài chính với khách hàng, công ty liên kết với đối tác mọi nơi trên thế giới mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Qua đó phát huy được những giá trị  thương hiệu tốt hơn trên thị trường toàn cầu và tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn vào những năm 2022. Công nghệ sẽ cùng các bên liên quan, nhất là ngành ngân hàng giảm rào cản địa lý để trao đổi thông tin Thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, bảo mật. 

Vấn đề thanh toán quốc tế chuyển giao chứng từ tham gia giữa các quốc gia đang rất được quan tâm và chú trọng. Mặc dù các công cụ và kỹ thuật mới đã được phát triển theo hướng số hóa các chứng từ thương mại như phương pháp Nghĩa vụ thanh toán qua ngân hàng (BPO), số hóa dữ liệu liên quan đến thương mại như essDOCS hoặc Bolero, được tích hợp với hệ thống ERP (SWIFT MT798) (Euro Hiệp hội Ngân hàng, 2016), nhưng cho đến nay, chứng từ giấy vẫn được sử dụng chủ yếu trong hoạt động. thanh toán quốc tế và được chuyển phát bởi các công ty dịch vụ chuyển phát nhanh. Điều đó làm mất nhiều thời gian, tốc độ thanh toán chậm, có thể gây rủi ro trong việc chuyển phát chứng từ và dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ, nhất là trong những trường hợp bất khả kháng như dịch bệnh Covid-19, một số quốc gia đã đóng cửa các đường bay. 

Vì vậy, việc số hóa các tài liệu là cần thiết để giải quyết các tương tác phức tạp và cồng kềnh của thương mại trên giấy tờ.  

Theo Boston Consulting Group (2017) đã có hơn 20 bên tham gia giao dịch tài trợ thương mại. Qua đó cần có những giải pháp để kiểm soát chặt chẽ mọi thông tin liên quan đến giao dịch TTQT của tất cả các bên tham gia đảm bảo tính chính xác kèm hạn chế rủi ro không đáng có. Ta dễ dàng nhìn thấy, Công nghệ 4.0 là nhân tố chính, hỗ trợ các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế Ế Và Các vấn đề giải quyết phát sinh trong lĩnh vực này.   Cùng với  sự phát triển của công nghệ hiện đại hóa việc nghiên cứu và áp dụng vào hệ thống thanh toán quốc tế tại ngân hàng là cần thiết.

Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến thanh toán quốc tế

2.Công nghệ số trong thanh toán quốc tế

Để thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế  một số ngân hàng đã sử dụng công nghệ để kết nối các khâu tác nghiệp ngay từ nội bộ. Ngoài Core banking là hệ thống trực tiếp quản lý tích hợp Mọi hoạt động giao dịch của ngân hàng mỗi ngân hàng có thiết kế những chương trình công nghệ riêng phù hợp cho sự vận hành mô hình hoạt động TTQT.  Không chỉ vậy. Nhờ sự phát triển của mạng internet,  các ngân hàng đã cho ra đời những sản phẩm TTQT giao dịch trực tuyến, cho phép khách hàng gửi đề nghị giao dịch và nhận kết quả xử lý trên Internet. 

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế,  ngân hàng có nhu cầu trao đổi thông tin với các ngân hàng khác trên thế giới có thể sử dụng phương thức trao đổi thông tin bằng thư tín và điện Telex. Cả hai phương thức liên lạc này đều bộc lộ những hạn chế về tốc độ, an toàn, bảo mật và tiêu chuẩn hóa nên không còn được sử dụng phổ biến trong liên lạc quốc tế. 

Năm 1973, 239 ngân hàng từ 15 quốc gia đã cùng nhau giải quyết một vấn đề chung: Làm thế nào để giao tiếp về thanh toán xuyên biên giới (SWIFT, 2020).

Từ đó, SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) ra đời, có trụ sở chính tại Bỉ.Thành viên SWIFT là các ngân hàng và một số tổ chức tài chính. Các dịch vụ truyền thông của SWIFT bao gồm một nền tảng thông điệp (MT - Message Type) được sử dụng cho các giao dịch cụ thể, một hệ thống máy tính để xác thực và định tuyến các thông điệp, và một bộ tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn điện SWIFT dành cho các ngân hàng để trao đổi thông tin bằng một "ngôn ngữ chung" với một cấu trúc thống nhất. SWIFT đã cung cấp giải pháp công nghệ hiệu quả và sáng tạo, mang lại lợi ích vượt trội, an toàn, bảo mật, tốc độ và tiêu chuẩn hóa cho việc trao đổi thông tin trong giao dịch quốc tế giữa các ngân hàng trên thế giới. Toàn cầu. Do đó, số lượng thành viên từ khắp mọi miền đất nước tham gia vào hệ thống này và số lượng điện báo giao dịch ngày một tăng lên. 

Trải qua quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển, SWIFT là công nghệ được sử dụng chủ yếu trong hoạt động TTQT. Trong quá trình hoạt động, SWIFT không ngừng cải tiến và đưa ra các giải pháp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Thông thường, các giao dịch L/C và bảo lãnh ngân hàng phải được xử lý bằng các giao diện ngân hàng khác nhau và khách hàng không nắm bắt được thông tin liên quan đến giao dịch mà họ đang thực hiện tại ngân hàng.

Hơn nữa, việc khởi tạo và xử lý chứng từ liên quan đến các giao dịch này là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp thiếu các quy trình tự động và tiêu chuẩn hóa.

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho phép những doanh nghiệp thực hiện giao dịch tài trợ thương mại bằng cáp phương tiện trực tuyến như nhập đơn đề nghị phát hành/ tùy chỉnh/ L/C , nhận thông báo L/C xuất khẩu, nhập đơn đề nghị phát hành bảo lãnh... Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời các sản phẩm TTQT hiện đại hóa. 
Công nghệ SWIFT vẫn chưa giải quyết được vấn đề chuyển giao chứng từ và đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ mọi thông tin trong quá trình thực hiện giao dịch của tất cả các bên liên quan trong TTQT. Quy trình TTQT truyền thống khiến cho các giao dịch diễn ra trong thời gian dài, từ đó có thể dẫn đến khả năng xảy ra nhiều sai sót và phát sinh thêm nhiều chi phí. Để giải quyết vấn đề này, nhờ vào sự phát triển của công nghệ số, các chuyên gia về thương mại bắt đầu nghiên cứu việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới vào hoạt động TTQT. 

Tiếp đó, sự ra đời của phương thức thanh toán  (Bank Payment Obligations) với công nghệ so khớp dữ liệu điện tử là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động TTQT một cách dễ dàng hơn. 

Về phương thức thanh toán này tập trung cam kết thanh toán sau và trả tiền khi đáo hạn cho ngân hàng tiếp nhận (Recipient Bank) sau khi xuất trình tất cả các bộ dữ liệu được yêu cầu bởi dữ liệu cơ sở đã được thiết lập (Established Baseline) và cho kết quả so khớp phù hợp hoặc đã chấp nhận so khớp không phù hợp theo đúng quy định.Khác với các phương thức thanh toán quốc tế truyền thống trước đây, điểm đặc biệt của phương thức BPO nằm ở cơ chế trao đổi dữ liệu và điện tử hóa chứng từ thông qua ứng dụng khớp lệnh (TMA). Người mua, người bán và ngân hàng có thể thiết lập dữ liệu và gửi chứng từ dưới dạng điện tử qua TMA. Tổ chức quản lý và vận hành TMA là TSU (Trade Services Utility). 

Các ngân hàng muốn khi tham gia quá trình đều được tự động hóa, việc so khớp dữ liệu và kiểm tra các chứng từ điện tử được thực hiện bằng máy qua TMA một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian xử lý giao dịch hơn so với việc giao dịch bằng chứng từ giấy. Theo như tìm hiểu một số ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn ở thế giới đã thực hiện thành công giao dịch thanh toán công nghệ cao.

3.Thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Ngay từ khi triển khai nghiệp vụ TTQT, các NHTM Việt Nam luôn xác định công nghệ là chìa khóa để mở cánh cửa hoạt động TTQT. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều là thành viên của SWIFT và chủ yếu sử dụng công nghệ này trong TTQT. Tất cả các giao dịch TTQT đều được ngân hàng thực hiện bằng cách gửi điện qua hệ thống SWIFT. 

Ngoài ra, mỗi ngân hàng còn thiết kế những chương trình công nghệ riêng nhằm hiện đại hóa quá trình quản lý và vận hành mô hình hoạt động TTQT. Ngoài Core banking, các ngân hàng đã xây dựng được hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động TTQT như: 

(i) chương trình kết nối công việc giữa các Trung tâm TTQT và/hoặc tài trợ thương mại và kênh phân phối; 

(ii) chương trình kiểm tra hạn mức chuyển tiền cá nhân, hạn mức xác nhận L/C, hạn mức chiết khấu;

(iii) ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng thực hiện một số giao dịch TTQT online. 

Tuy nhiên, hệ thống công nghệ đôi khi bị trục trặc do máy chủ bị lỗi kết nối hoặc đường truyền bị nghẽn mạch, làm cho giao dịch TTQT bị ngưng trệ trên toàn hệ thống. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm ngân hàng nước ngoài, các NHTM Việt Nam đều thành lập Trung tâm TTQT và/hoặc Tài trợ thương mại để xử lý tập trung mọi giao dịch TTQT trên toàn hệ thống và thực hiện các nghiệp vụ TTQT chuyên sâu; kênh phân phối có chức năng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng. Sự thay đổi về mô hình hoạt động TTQT đã đặt ra yêu cầu đổi mới về công nghệ.

Nếu như trước đây, khi công nghệ ngân hàng chưa phát triển, việc luân chuyển chứng từ giữa kênh phân phối và Hội sở hoặc giữa các phòng ban nghiệp vụ được thực hiện bằng các công cụ như Email, Fax... và theo dõi hồ sơ bằng cách ghi sổ thủ công thì hiện nay, các ngân hàng đều đã có những chương trình công nghệ giúp luân chuyển chứng từ và qua đó, có thể trích xuất lại giao dịch, tổng hợp báo cáo trên hệ thống này. 

Bên cạnh đó, các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ Internet để cung cấp các dịch vụ TTQT trực tuyến như đăng ký giao dịch chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer), đề nghị mở L/C, nhận L/C... cũng như trực tuyến theo dõi các thông tin liên quan đến giao dịch. Tuy so với ngân hàng nước ngoài, các NHTM Việt Nam chưa khai thác tối đa tiện ích của kênh ngân hàng trực tuyến nhưng điều đó được xem như những bước khởi đầu cho việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam. 

Việc ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ so khớp dữ liệu trong phương thức BPO hay công nghệ Blockchain trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng Việt Nam còn khiêm tốn. Mở đầu cho cuộc thử nghiệm này là giao dịch L/C của ngân hàng HSBC chi nhánh Việt Nam được thực hiện giữa bên mua là Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân của Việt Nam và bên bán là công ty INEOS Styrolution Korea của Hàn Quốc, hai doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất nhựa. Trong đó, HSBC Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng phát hành và HSBC Hàn Quốc đóng vai trò là ngân hàng thông báo và ngân hàng được chỉ định. Giao dịch này được tiến hành trên Voltron một nền tảng của Blockchain.

Tháng 9 năm 2020, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thực hiện thành công giao dịch phát hành L/C xác nhận liên ngân hàng trên mạng lưới tài chính thương mại toàn cầu Contour và trở thành NHTM Việt Nam đầu tiên ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động TTQT. Trong công cuộc cách mạng công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động TTQT là một dấu mốc quan trọng thể hiện nỗ lực của các NHTM Việt Nam trong tiến trình số hóa hoạt động tài trợ thương mại và TTQT.

4. Hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào TTQT tại các NHTM Việt Nam.

Đó là:

Thứ nhất, số lượng các ngân hàng ứng dụng Thanh toán hiện đại hóa chưa diễn ra đồng bộ. Và rất nhiều ngân hàng đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ hai, giao dịch mới chỉ được thử nghiệm ở khâu phát hành L/C và chưa mở rộng thử nghiệm cho toàn bộ quy trình giao dịch L/C, bao gồm cả khâu xuất trình chứng từ và thanh toán L/C cũng như chưa tiến hành thử nghiệm cho các giao dịch chuyển tiền và nhờ thu.

Thứ ba, các ngân hàng chưa có quy định hướng dẫn cũng như quy trình nghiệp vụ cụ thể cho các sản phẩm TTQT ứng dụng công nghệ cao.Thực tế, nhân viên ở kênh phân phối tại các ngân hàng đã thực hiện các giao dịch này không nắm bắt thông tin về sản phẩm để tư vấn cho khách hàng

Thứ tư, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động Thanh toán quốc tế đã thử nghiệm tại một số ngân hàng nhưng chưa hoàn thiện khi chỉ có doanh nghiệp xuất- nhập khẩu và các công ty vận tải, bảo hiểm, hải quan cấp phát một số chứng nhận về hàng hóa…Qua tìm hiểu và phân tích, sở dĩ công nghệ so với khớp dữ liệu điện tử trong phương thức BPO và công nghệ cao chưa được sử dụng rộng rãi tại các NHTM Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ở góc độ vĩ mô, cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam chưa tạo ra các điều kiện cần thiết để các ngân hàng mạnh dạn áp dụng các công nghệ mới này vào hoạt động TTQT. 

Ở góc độ vi mô, các ngân hàng còn ngần ngại về vấn đề chi phí khi gia nhập vào TSU hay ứng dụng công nghệ mã hóa và chưa thực sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển mô hình công nghệ số này trong lĩnh vực TTQT. Về phía khách hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng không “mặn mà” với những phương thức giao dịch sử dụng công nghệ mới bởi tâm lý thói quen với giao dịch theo kiểu truyền thống và không đủ điều kiện tài chính để đổi mới công nghệ.

Mặt khác, khi tham gia vào giao dịch TTQT theo BPO hay ứng dụng bảo mật mã hóa, các doanh nghiệp phải tự thực hiện các khâu khai báo dữ liệu và cung cấp chứng từ điện tử lên hệ thống, trong khi thực tế, một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen nhờ ngân hàng thực hiện các khâu kê khai biểu mẫu, lập chứng từ... 

Về phía các công ty vận tải, bảo hiểm, hải quan, các cơ quan cấp phát các giấy chứng nhận về hàng hóa, các công nghệ này vẫn còn khá mới và họ cũng chưa sẵn sàng đổi mới công nghệ để thích ứng tham gia vào hệ thống. Chính vì vậy mà các ngân hàng cũng chưa thể triển khai công nghệ cao trong khâu xuất trình chứng từ theo L/C. Thêm vào đó, rủi ro tiềm ẩn từ việc ứng dụng công nghệ số cũng như mối lo ngại về an ninh mạng có thể khiến các bên liên quan ngần ngại ứng dụng các công nghệ mới này khi tham gia giao dịch TTQT. 

5.Đề xuất về ứng dụng công nghệ số trong thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam

Trên  cơ sở tìm hiểu cách mạng 4.0 đã và đang được ứng dụng trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, một số gợi ý được đưa ra, tập trung vào hai khía cạnh: Hoàn thiện và phát triển các công nghệ đang sử dụng và đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động TTQT.

Thứ nhất, cần hoàn thiện và phát triển các công nghệ đang sử dụng bằng cách:

- Ngân hàng phải giải quyết các vấn đề kỹ thuật công nghệ cho hệ thống TTQT xử lý tập trung; đầu tư nâng cấp các công cụ hỗ trợ như Fax, Scan chứng từ... để đảm bảo giao dịch được xử lý thông suốt, an toàn và hiệu quả. 

- Các NHTM Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, tận dụng những tiện ích của công nghệ để nghiên cứu phát triển kênh ngân hàng trực tuyến trong quy trình xử lý nghiệp vụ TTQT. Chẳng hạn như trong giao dịch chuyển tiền bằng điện T/T với quy trình nghiệp vụ và hồ sơ giấy tờ đơn giản, doanh nghiệp có thể nhập thông tin đề nghị chuyển tiền và Scan hồ sơ (có chữ ký điện tử) trên hệ thống ngân hàng trực tuyến. Ngân hàng xử lý và trả điện chuyển tiền cho doanh nghiệp thông qua hệ thống này. 

Các ngân hàng cần tiếp cận công nghệ kiểm tra chứng từ trên máy ở các ngân hàng nước ngoài, nghĩa là dữ liệu trên chứng từ được đọc và kiểm tra bằng công cụ máy tính thay cho con người. Nếu công nghệ này được áp dụng, ngân hàng sẽ tiết giảm chi phí nhân lực và xử lý giấy tờ

Trước sự ra đời của các công nghệ mới, SWIFT cần có những giải pháp cải thiện hệ thống để tạo ra những tính năng mới trên nền tảng công nghệ số với chi phí cạnh tranh, mang lại nhiều tiện ích cho các ngân hàng và doanh nghiệp.

Thứ hai, cần đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động TTQT như sử dụng phương thức thanh toán BPO với công nghệ số khớp mã hóa dữ liệu :

- Tuy các công nghệ mới này đã được ứng dụng trong thực tiễn hoạt động TTQT trên toàn cầu nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Hoạt động TTQT liên quan đến nhiều bên tham gia ở các quốc gia với quy mô, khả năng và nhu cầu số hóa khác nhau. Việc áp dụng công nghệ số vào một quy trình giao dịch khép kín sẽ gặp khó khăn khi nhiều mắt xích trong giao dịch chưa phải là kỹ thuật số.

Do vậy, việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động TTQT cần sự đồng thuận từ các bên liên quan. Trước hết, tất cả các bên tham gia cần phải thiết lập và đồng ý về các tiêu chuẩn pháp lý, hoạt động và dữ liệu chung. 

- Việc ứng dụng các công nghệ mới này đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và cân nhắc nhiều yếu tố và kết hợp một số giải pháp sau:

+Xây dựng một dự án ứng dụng công nghệ số trong TTQT và triển khai trên diện rộng

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, đồng thời đăng ký với tổ chức SWIFT để thực hiện giao dịch qua hệ ứng dụng so khớp dữ liệu giao dịch

+Xây dựng quy trình nghiệp vụ hướng dẫn thực hiện các giao dịch TTQT trên nền tảng công nghệ số

+Phổ cập kiến thức về công nghệ mới này cho nhân viên và cử nhân viên đến các ngân hàng nước ngoài đã triển khai thành công BPO trong TTQT để học hỏi kinh nghiệm

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động tìm hiểu thông tin về các công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động TTQT. Đây  không chỉ dành cho các ngân hàng mà người hưởng lợi nhiều nhất chính là các khách hàng.

- Các công ty cung ứng dịch vụ công nghệ số cần đảm bảo sự vận hành chặt chẽ và an toàn của hệ thống cũng như lưu ý vấn đề an ninh mạng, ngăn ngừa các tội phạm tài chính.

6. Kết luận

Cách mạng 4.0  đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ đặt ra yêu cầu cần thiết trong việc đổi mới quy trình, sản phẩm trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ số. Những sự tìm hiểu và cải tiến công nghệ được ứng dụng trong hoạt động TTQT, trong đó tập trung vào các công nghệ mới. 

Công nghệ cách mạng 4.0 đang trở thành tâm điểm đáng chú ý trong hoạt động TTQT tại ngân hàng trong nước lẫn quốc tế. Chủ đề này đã và đang được các chuyên gia khai thác với các nghiên cứu sâu hơn về những giải pháp công nghệ số mới của hệ thống SWIFT và khả năng triển khai phương thức BPO cũng như đánh giá tiềm năng xây dựng mô hình trên nền tảng công nghệ cao tại giao dịch thanh toán mang tầm quốc tế.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh mong rằng với những chia sẻ trên đây về Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến thanh toán quốc tế sẽ hữu ích tới bạn.

Tất nhiên, Trong quá trình làm nghề xuất nhập khẩu, có rất nhiều người gặp khó khăn. Vì vậy, nhiều bạn chọn giải pháp học xuất nhập khẩu thực tế để trang bị kiến thức thực tế nhất về nghề xuất nhập khẩu và rèn luyện kĩ năng làm việc. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn tại XNK Lê Ánh để học toàn bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu và logistics.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

5.0
(2 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
17/11/2023

17/12/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký