Giải bài toán chi phí Logistics tại Việt Nam

Chúng ta hãy nhìn vào những con số về tỷ lệ % chi phí logistics trong GDP của một số nước: Australia khoảng 9%, Brazii, Mexico 15-17%, Thái Lan 19% (2005), châu Âu 12% (2006-2008) và Trung Quốc 21,3% (2004). Ước tính của Việt Nam là 20-25%  - quá cao so với mặt bằng chung của thế giới.

Vậy, có những hướng giải quyết nào cho tình trạng chi phí quá cao cho Logistics ở Việt Nam hiện nay?

Trước khi đi vào giải đáp những vấn đề về tiết giảm chi phí Logistics, chúng ta cần hiểu nguyên nhân vì sao Việt Nam lại nằm trong danh sách các nước có chi phí Logistics cao ngất ngưởng so với mặt bằng chung của thế giới.

>>>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa Kho hàng và Trung tâm phân phối

Chi phí Logistics của Việt Nam so với các nước khác

Theo thống kê của Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), hiện nay cả nước có khoảng 3.000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó có 1.300 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên trên thị trường.

Phần nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn chất lượng cao. Tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics khoảng 16%/năm.

Mặc dù vậy, hầu hết các công ty này chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ với một số phân khúc như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia phụ trách.

Bên cạnh các công ty nội địa, có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn dịch vụ từ các công ty mẹ xuyên quốc gia về hàng hóa, dịch vụ tàu biển quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp này thường thâu tóm hầu hết dịch vụ logistics quốc tế ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng như: Cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ… nên đã cung cấp hầu hết các dịch vụ này cho doanh nghiệp nước ngoài.

Hiện nay có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics nhưng chỉ chiếm 20% thị phần của cả nước. Trong khi đó chỉ có vài chục doanh nghiệp logistics của nước ngoài nhưng chiếm tới 80% thị phần cả nước.

Như vậy, lí do chính khiến chi phí logistics tại Việt Nam đang ở mức cao là bởi các công ty trong nước không có năng lực tốt. Ngoài ra, việc thiếu hệ thống thông tin hiện đại trong khi khung pháp lý và các quy định về logistics vẫn còn khó khăn và phức tạp cũng ảnh hưởng tới ngành logistics Việt Nam.

Theo ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch VLA thì tâm lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn muốn tự làm logistics cho đảm bảo chất lượng, đỡ tốn chi phí.

“Thuê ngoài cao thì dịch vụ logistics mới phát triển, nên các doanh nghiệp logistics phải giải quyết nhiều vấn đề về cung ứng, trong đó có thói quen, văn hóa, năng lực chất lượng dịch vụ. Hiện nay, dịch vụ này chưa vươn ra nước ngoài là do năng lực của doanh nghiệp chưa đáp ứng được”, ông Quang đặc biệt nhấn mạnh.

Nhìn từ những nguyên nhân khiến chi phí Logistics ở Việt Nam còn cao, chúng ta thấy rằng nguyên nhân quan trọng nhất bắt nguồn từ những yếu kém về chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành xuất nhập khẩu và Logistics hiện nay.

Vậy cần có giải pháp như thế nào?

1. Giảm chi phí logistics - chi phí vận tải

Chi phí vận tải (Transport Costs) chiếm phần chính trong chi phí logistics. Ví dụ của Thái Lan năm 2006, chi phí vận tải là 49%, của Hoa Kỳ năm 2011 là 62,8%, của Việt Nam khoảng 60%. Vận tải là hoạt động kinh tế quan trọng nhất trong các hoạt động logistics. Khoảng 1/3 đến 2/3 chi phí logistics của doanh nghiệp là chi phí vận tải. Chính vì vậy việc cắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí logistics.

Giảm chi phí vận tải

Tuy nhiên, có một mối liên hệ mật thiết, bù trừ lẫn nhau giữa chi phí vận tải và chi phí tồn kho chủ động (Inventory Costs). Chi phí vận tải phụ thuộc vào thời gian, quãng đường và giá trị, khối lượng hàng hóa, vật tư. Hàng hóa có khối lượng nhỏ, giá trị thấp thì chi phí vận tải thấp.

Ngoài ra, khoảng cách, vị trí của các kho chứa hàng hóa cũng như các trung tâm phân phối so với nơi sản xuất cũng quyết định chi phí vận tải. Vận tải có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa vì nó vận chuyển hàng hóa, vật tư đến đúng nơi mà khách hàng cần chúng và đúng thời gian với chi phí thấp nhất. Dịch vụ tốt nhất và chi phí thấp nhất cho khách hàng là mục tiêu của logistics thương mại. Không có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phát triển hoàn chỉnh thì hoạt động logistics nói chung và hoạt động vận tải nói riêng không thể phát huy hết tính ưu việt của mình.

Vì vậy, việc cải tiến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đóng một vai trò quan trọng trong việc hạ chi phí vận tải hàng hóa. Việc chọn phương thức vận tải thích hợp, một công việc hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, cũng là yếu tố giúp giảm chi phí vận tải. Thuê ngoài (out-sourcing) nhằm tận dụng tính chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ góp phần giảm chi phí vận tải.

Tổng chi phí vận tải bao gồm chi phí vận tải ban đầu (chi phí vận chuyển hàng hóa thành phẩm từ nhà máy và các nhà bán buôn đến kho chứa hàng) và chi phí vận tải sau đó (chi phí vận chuyển hàng thành phẩm tới tay người tiêu dùng). Chi phí vận tải trong chi phí logistics thương mại bao gồm tổng chi phí của người chuyên chở của các phương thức vận tải, gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống và vận tải nội địa và vận tải quốc tế hàng hóa bằng đường không cũng như các chi phí giao nhân và chí phí có liên quan đến người gửi hàng (xếp dỡ phương tiện vận tải và hoạt động của bộ phận giao thông).

Hiện nay, khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta được chuyên chở bằng đường biển; vận tải đường bộ chiếm khoảng 75% hàng hóa vận tải nội địa.

Việc thuê ngoài vận tải cũng chưa phát triển. Việc liên kết của các phương thức vận tải còn là khâu yếu kém. Vận tải đa phương thức chưa phát triển. Giá cước vận tải chưa thực sự cạnh tranh. Chất lượng dịch vụ vận tải chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng về đúng thời gian. Đây là những đặc điểm nổi bật của hoạt động vận tải nước ta cần được chú ý trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thêm để giảm chi phí vận tải.

2. Chuyên nghiệp hóa nhân lực: Càng chuyên nghiệp hóa trong việc cung ứng dịch vụ thì chi phí logistics sẽ càng giảm.

Hiện nhiều công ty Việt Nam chưa phát huy hết những lợi thế do logistics đem lại, thậm chí có doanh nghiệp chưa nhìn thấy vai trò quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Trong khoảng 1.000 doanh nghiệp logistics hiện nay thì các doanh nghiệp hoạt động giao nhận là chủ yếu, chưa có các doanh nghiệp logistics thực sự, tạo được mối liên kết hệ thống như các daonh nghiệp ngoại đang làm.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, 53,3%  doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên.

Các chuyên gia trong ngành logistics nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp Nhà nước và

cổ phần là tương đối lớn, số còn lại nhân lực ít trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải… Hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún, chưa chuyên nghiệp nên chậm thu hồi vốn, chi phí cao

3. Quy hoạch giao thông đồng bộ

Tại Việt Nam, hàng hóa phải đi qua quá nhiều trung gian, từ khâu cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đến khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán. Năm 2011 chi phí logistics ước tính hơn 25 tỉ USD.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi phí logistics cao nữa là do

các doanh nghiệp chỉ chú trọng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mà không mặn mà với đường thủy, hàng không…

Ông Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM cho rằng, cơ sở hạ tầng GTVT trong nước chưa tạo được hệ thống hoàn chỉnh đủ mạnh, liên kết giữa các tỉnh, các vùng để khai thác các thế mạnh riêng.

Bên cạnh đó, nhiều khu công nghiệp xây dựng xong nhưng chưa có đường giao thông hoặc các khu công nghiệp bố trí quá xa hệ thống cảng biển, làm chi phí vận chuyển hàng hóa tăng lên. Ngoài ra, sự kết hợp các phương thức vận tải khác nhau (vận tải đa phương thức) để kết hợp các ưu điểm của từng phương thức vận tải cũng chưa phổ biến ở VN. Vì những lý do đó, tổng phí logistics (phần lớn là chi phí vận tải) rất cao.

Do vậy, việc cải thiện hệ thống giao thông đặc biệt là quy hoạch giao thông đồng bộ chắc chắn sẽ có sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình vận chuyển hàng hóa và tiết giảm tối đa chi phí logistics.

Bài viết về Giải bài toán chi phí Logistics tại Việt Nam, dựa trên những phân tích của các chuyên gia tại XNK Lê Ánh, có tham khảo những ý kiến từ các chuyên gia tại Hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với doanh nghiệp của bạn.

>>>>> Xem thêm: Lưu ý khi đóng hàng xuất khẩu vào container

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các Khóa học xuất nhập khẩu thực tế và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước lớp học kế toán

5.0
(3 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
23/05/2023

05/02/2023

28/05/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký