Nên Học Xuất Nhập Khẩu Hay Logistics? [Lựa Chọn Đúng]
Nên học xuất nhập khẩu hay logistics? Đây là câu hỏi phân vân của khá nhiều bạn khi bắt đầu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu, logistics. Bài viết dưới đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về ngành này và giúp các bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn.
1. Nên học xuất nhập khẩu hay Logistics?
Nên học xuất nhập khẩu hay logistics là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm khi mới bước vào nghề hoặc có ý định chuyển hướng nghề nghiệp.
Thực tế việc lựa chọn học xuất nhập khẩu hay logistics phụ thuộc vào sở thích cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp của từng cá nhân. Và phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường lao động.
Chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và tổng kết lại, chúng tôi đưa ra một số lời khuyên để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
+ Với ngành xuất nhập khẩu liên quan đến các hoạt động giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Các bạn tham gia vào ngành này sẽ khá năng động, thường xuyên làm việc với đối tác nước ngoài, cần vốn ngoại ngữ tốt, các vị trí công việc hướng tới như sales xuất khẩu, mua hàng quốc tế, nhân viên chứng từ XNK, nhân viên khai báo hải quan.
Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu thường có mức lương cao và cơ hội thăng tiến tốt, được khá nhiều các bạn lựa chọn.
+ Với ngành Logistics liên quan đến quy trình vận chuyển, lưu kho, và phân phối hàng hóa cả nội địa và quốc tế. Các vị trí được quan tâm nhiều như: sales logistics, điều phối vận tải, nhân viên quản lý kho, nhân viên chứng từ logistics…
Logistics là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao do sự phát triển của thương mại điện tử và chuỗi cung ứng toàn cầu. Và cũng có mức lương hấp dẫn so với thị trường.
Nếu bạn yêu thích thương mại quốc tế, giao dịch và đàm phán, và mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế, xuất nhập khẩu sẽ là lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn quan tâm đến hoạt động vận chuyển, quản lý kho, lưu kho, quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quy trình và ứng dụng công nghệ, logistics sẽ là con đường phù hợp.
Tuy nhiên với thực tế các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, có các hoạt động xuất nhập khẩu hoặc logistics đang chưa có sự phân chia cụ thể về các phòng ban chức năng. Mô hình các công ty vừa và nhỏ, một nhân sự có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau cả về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và logistics.
Bạn nên học cả xuất nhập khẩu và logistics để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và linh hoạt giữa các vị trí công việc trong các công ty xuất nhập khẩu, logistics.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh tổ chức khóa học Xuất nhập khẩu và Logistics thực tế cho người mới bắt đầu đào tạo cả về hai ngành này để học viên có thể nắm vững nghiệp vụ xuất nhập khẩu và logistics, tham gia vào nhiều vị trí công việc trong ngành.
Để tìm hiểu rõ hơn về hai ngành này và đưa ra lựa chọn đúng đắn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về ngành xuất nhập khẩu, logistics, các điểm khác biệt và các cơ hội việc làm của cả hai ngành nghề.
2. Xuất nhập khẩu là gì? Logistics là gì?
Xuất nhập khẩu, logistics được đánh giá là ngành nghề phát triển trong tương lai dài, sẽ lên ngôi trong những năm tới bởi cơ hội nghề nghiệp, khả năng thăng tiến và chế độ đãi ngộ tốt. Trước tiên bạn muốn biết nên học xuất nhập khẩu hay logistics bạn cần hiểu khái niệm, ý nghĩa của hai ngành này.
2.1 Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau, thông qua hoạt động trao đổi ngoại thương và sử dụng tiền tệ quốc tế trong giao dịch.
Xuất nhập khẩu bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá. Các hoạt động này diễn ra trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia của các bên tham gia.
Mọi hoạt động đưa vật hàng hóa qua cửa khẩu, phải khai báo hải quan, phải thông quan hải quan thì được coi là hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động mua – bán hàng hóa quốc tế đang là hoạt động chính, tác động lớn đến nền kinh tế nước ta, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
>> Xem thêm Học ngành xuất nhập khẩu ra làm gì.
2.2 Logistics là gì?
Logistics là dịch vụ hậu cần, là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động: hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, và xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý đội tàu, lưu kho bãi, hoạch định cung - cầu, dịch vụ giao - nhận hàng theo yêu cầu….
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế, đòi hỏi dịch vụ logistics ngày càng chuyên nghiệp, vì vậy dịch vụ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics cần được nắm bắt và hiểu rõ để từ đó biết được về các loại hình dịch vụ logistics.
>> Xem chi tiết tại Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì? Cơ hội việc làm của ngành Logistics.
3. Có nên học xuất nhập khẩu, logistics không?
Nhu cầu tuyển dụng 2 ngành này tại Việt Nam?
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng hơn 4 nghìn doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 250 nghìn nhân lực. Có thể nói ngành xuất nhập khẩu và logistics đang rất “khát” nhân lực.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14-16% và quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm, logistics đang là ngành nghề tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của nền kinh tế Việt Nam. Và đi liền với sự phát triển đó là nhu cầu về nguồn nhân lực không hề nhỏ.
Thực tế quy mô đào tạo chính quy dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng chưa đáp ứng được hết nhu cầu nhân lực ngành xuất nhập khẩu, logistics của doanh nghiệp hiện nay. Có đến 85,7% doanh nghiệp Việt Nam phải tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực xuất nhập khẩu, logistics thông qua thực tế công việc.
Việc tham gia các khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn, khóa học logistics ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo uy tín đang là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần cung cấp một nguồn nhân lực lớn, có kiến thức nghiệp vụ thực tế bổ sung nhân lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Khóa học xuất nhập khẩu, logistics tại Lê Ánh
Lê Ánh đào tạo khóa học XNK và logistics ngắn hạn, đào tạo theo 2 hình thức học offline tại Hà Nội, Hồ Chí Minh với nhiều cơ sở và đào tạo học xuất nhập khẩu và logistics online tương tác trực tiếp với giảng viên.
Hình thức học online đã thu hút được đông đảo học viên tham gia trên khắp mọi miền tổ quốc và các các bạn đang học tập và sinh sống tại nước ngoài, các nước như Hà Lan, Pháp, Trung Quốc, Phần Lan, Đức… là hành trang quý báu cho các bạn khi muốn kinh doanh xuất nhập khẩu qua lại từ nước sở tại và Việt Nam, cũng như trang bị kiến thức cho các bạn khi muốn làm về ngành này.
Chi phí của hai hình thức học này tầm khoảng 3 triệu - 4 triệu và có thêm một số ưu đãi cho học viên tham gia.
Giải pháp học các khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn là giải pháp tối ưu cho các bạn muốn nắm bắt nhanh chóng kiến thức nghiệp vụ trong ngành xuất nhập khẩu, logistics.
>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu & Logistics trực tuyến
4. Điểm khác nhau giữa Xuất nhập khẩu và Logistics
Xuất nhập khẩu và Logistics là hai hoạt động không thể tách rời, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Một hệ thống logistics hoạt động hiệu quả là yếu tố then chốt giúp các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và phát triển kinh tế quốc gia.
Để có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, công ty xuất nhập khẩu cần có bộ phận logistics hoặc thuê công ty dịch vụ logistics để lo thủ tục hải quan, phương tiện vận chuyển, kho bãi, thanh toán quốc tế,…. Tuy nhiên ngoài nhiệm vụ vận chuyển hậu cần của xuất nhập khẩu logistics còn nhiều hoạt động khác, là một ngành riêng biệt.
Điểm khác nhau giữa ngành xuất nhập khẩu và logistics được thể hiện qua bảng sau:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ |
XUẤT NHẬP KHẨU |
LOGISTICS |
Phạm vị hoạt động |
Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán có phạm vi quốc tế. Bao gồm hai loại chính là xuất khẩu và nhập khẩu. |
Logistics bao gồm cả các hoạt động kinh doanh nội địa trong nước và hoạt động có yếu tố quốc tế. |
Nội dung công việc |
Các công việc chính của ngành Xuất – Nhập Khẩu bao gồm: - Nghiên cứu, lựa chọn tìm kiếm nhà cung cấp, đối tác xuất – nhập khẩu và các bên liên quan. - Xây dựng án kinh doanh hiệu quả. Lập bảng giá hàng xuất khẩu. Xác định nhu cầu nhập khẩu và dự trù chi phí. Đàm phán, kí kết hợp đồng xuất – nhập khẩu. - Quản lý vận chuyển: lựa chọn, điều phối vận chuyển hàng hóa hợp lý bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không. - Tổ chức xuất khẩu hàng hóa. Tiến hành hợp đồng nhập khẩu - Tiến hành thiết lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu theo quy định. - Thực hiện các thủ tục hải quan |
Các công việc chính của Logistics bao gồm: Dịch vụ khách hàng (Customer Services) Lập kế hoạch/Dự báo nhu cầu (Demand Forecasting/Planning) Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi mức tồn kho, đảm bảo mức dự trữ hàng hóa. Quản lý nguồn nguyên liệu: Xử lý các đơn hàng, Đóng gói hàng hóa Quản lý Vận tải: Lên kế hoạch và điều phối vận chuyển hàng hóa Book cước và điều vận Container Quản lý kho hàng: Sắp xếp, lưu trữ và quản lý hàng hóa trong kho, đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng và bảo quản đúng cách. Hệ thống thông tin Logistics (Logistics Information System) Logistics ngược (Reverse Logistics) |
Doanh nghiệp tham gia |
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao gồm: Doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp chế xuất, gia công Doanh nghiệp thương mại |
Doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics: Công ty logistics Công ty Forwader/Coloader Hãng vận tải Công ty cho thuê kho bãi/ điều vận |
Ý nghĩa trong thúc đẩy kinh tế |
Ý nghĩa của xuất nhập khẩu - Xuất khẩu giúp thu về một nguồn lớn ngoại tệ, tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu. - Nhập khẩu góp phần đa dạng hóa các mặt hàng tiêu dùng và nguyên liệu sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và doanh nghiệp. - Tạo cơ hội mở rộng phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị với các quốc gia khác. - Xuất nhập khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng GDP quốc gia, tạo nguồn cung cho sản xuất, khai thác tối đa hoạt động sản xuất trong nước - Thúc đẩy quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Tạo cơ hội việc làm ổn định cho người lao động, tham gia vào các ngành nghề liên quan như hải quan, logistics, dịch vụ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Sự phát triển của xuất nhập khẩu kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ như đóng gói, bảo hiểm, tài chính và logistics. |
Ý nghĩa của Logistics Logistics là xương sống của hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, an toàn, giúp thúc đẩy thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao hiệu suất quản lý, giảm thiểu một số chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá. Dịch vụ logistics tốt, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng phục vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Phát triển hạ tầng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics như cảng biển, kho bãi, và hệ thống giao thông góp phần phát triển kinh tế vùng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế khác phát triển Ngành logistics phát triển tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, và các dịch vụ liên quan. |
5. Cơ hội việc làm trong ngành Xuất nhập khẩu, logistics
Ngành xuất nhập khẩu, logistics đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn và đầy tiềm năng tại Việt Nam. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng và công nghệ, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành này ngày càng tăng.
Các vị trí công việc ngành xuất nhập khẩu
Với ngành xuất nhập khẩu, có rất nhiều vị trí công việc tiềm năng các bạn có thể cân nhắc các vị trí công việc sau:
Nhân viên mua hàng: Tìm kiếm và đàm phán với nhà cung cấp nước ngoài, dự trù các chi phí nhập khẩu, chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu, theo dõi và quản lý quá trình nhập hàng.
Nhân viên xuất nhập khẩu: Quản lý và theo dõi quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty.
Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu: tìm kiếm và giao dịch với đối tác nước ngoài, thực hiện các công việc như báo giá, đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương để xuất khẩu hàng. Duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới.
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu: Xử lý và quản lý các tài liệu liên quan đến xuất nhập khẩu như hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ.... Đa số nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.
Nhân viên hiện trường OPS: làm việc tại các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan hàng hóa và nhận hàng từ các công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.
Nhân viên Thanh toán Quốc tế tại các Ngân hàng: thường đảm nhận mảng Thanh toán quốc tế trong các ngân hàng, hoặc hỗ trợ thanh toán quốc tế trong các công ty XNK, logistics, hiểu các quy định, các chuẩn mực trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng
Nhân viên hải quan (Customs Officer): Làm việc tại cơ quan hải quan, kiểm tra và xử lý các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nhân viên kế toán xuất nhập khẩu: Quản lý và theo dõi các nghiệp vụ kế toán của các hoạt động xuất nhập khẩu trong công ty, đảm bảo hạch toán chính xác và tuân thủ các quy định kế toán.
Các vị trí công việc phổ biến trong ngành logistics
Nhân viên kho: Quản lý, sắp xếp, và kiểm kê hàng hóa trong kho, đảm bảo hàng hóa được lưu trữ đúng cách và sẵn sàng cho quá trình vận chuyển.
Sales Logistics: tìm kiếm, cung cấp thông tin về dịch vụ và thuyết phục khách hàng chọn dịch vụ của công ty. Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ khách hàng kịp thời, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Nhân viên chứng từ Logistics: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ xuất nhập được vận chuyển bằng tàu. Soạn thảo và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu, phối hợp thông quan hàng hóa và thực hiện sắp xếp lưu trữ chứng từ hợp lý.
Nhân viên điều phối vận tải: Điều phối và giám sát các hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không hoặc đường sắt.
Nhân viên giao nhận hiện trường: thực hiện các hoạt động liên quan đến việc chuyển thư từ, kiện hàng hoặc hàng hóa.
Chuyên viên quản lý kho: thường xuyên theo dõi và quản lý mức tồn kho, luôn phải đảm bảo lượng hàng tồn trong kho, không thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa, tối ưu hóa quy trình nhập và xuất kho.
Những cơ hội việc làm đa dạng, từ quản lý chuỗi cung ứng, vận hành logistics, đến chuyên viên xuất nhập khẩu, không chỉ mở ra cơ hội nghề nghiệp vững chắc, phát triển lâu dài mà còn hứa hẹn mức thu nhập hấp dẫn và môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, ngành xuất nhập khẩu và logistics không chỉ mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà còn giúp các bạn phát triển bản thân, hợp tác giao dịch buôn bán với nước ngoài mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Với những thông tin về điểm khác nhau giữa ngành xuất nhập khẩu và logistics, các vị trí công việc trong ngành, cơ hội nghề nghiệp của từng ngành. Xuất nhập khẩu Lê Ánh hy vọng đã giúp bạn có câu trả lời cho nên học xuất nhập khẩu hay logistics.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM