Hạn Ngạch Thuế Quan Là Gì? Hạn Ngạch Thuế Quan Ở Việt Nam

Hạn ngạch thuế quan là thủ tục được nhiều tổ chức, công ty quan tâm, đặc biệt là những công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hãy cùng Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về hạn ngạch thuế quan xuất nhập khẩu và các quy định về hạn ngạch thuế quan mới nhất.

1. Hạn ngạch thuế quan là gì?

1.1. Khái niệm thuế quan và hạn ngạch

Thuế quan là loại thuế do cơ quan hải quan của một nước đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi quá cảnh qua cửa khẩu của nước đó. Thuế quan tiếng Anh là "Tariffs".

Hạn ngạch là gì?

- Hạn ngạch đề cập đến các giới hạn do chính phủ đặt ra đối với số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được nhập khẩu hoặc xuất khẩu đến hoặc từ một quốc gia khác trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là một biện pháp nhằm kiểm soát khối lượng thương mại giữa các quốc gia.

- Pháp luật về hạn ngạch thuế quan xuất nhập khẩu được quy định trong Luật Quản lý thương mại như sau:

Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là công cụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xác định số lượng, khối lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu theo mức thuế suất cụ thể.

Thuế suất nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Biện pháp ấn định số lượng, khối lượng, trị giá hàng hóa nhập khẩu được hưởng mức thuế suất ưu đãi so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan.

- Quy định nêu rõ hạn ngạch thuế quan là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định mức thuế xuất khẩu cụ thể. Trong đó, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được sử dụng để quy định mức thuế suất ưu đãi về số lượng, khối lượng và trị giá hàng hóa so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan.

1.2. Hạn ngạch thuế quan tiếng Anh là gì?

Hạn ngạch thuế quan có tên tiếng Anh là Tariff rate quota là một hệ thống áp đặt thuế quan một cách phân biệt đối xử theo số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

1.3. Ví dụ về hạn ngạch thuế quan

Ví dụ, mặt hàng X sản xuất trong nước là 40.000 tấn, nhu cầu tái sử dụng lên tới 70.000 tấn thì 30.000 tấn đầu tiên nhập khẩu sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn và 30.001 tấn sau sẽ có thuế suất nhập khẩu cao hơn.. Đây là một công cụ kiểm soát nhập khẩu được sử dụng ở nhiều quốc gia.

1.4. So sánh thuế quan và hạn ngạch

Tiêu chí so sánh

Thuế quan

Hạn ngạch

Ý nghĩa

Thuế quan là loại thuế mà hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu phải nộp. 

Hạn ngạch đề cập đến các hạn chế về số lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu.

Ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội

Làm tăng GDP.

Không gây ảnh hưởng đến GDP.

Kết quả 

Giảm thặng dư tiêu dùng và tăng thặng dư sản xuất. 

Giảm thặng dư tiêu dùng.

Thu nhập

Chính phủ

Để nhập khẩu

1.5. Hạn ngạch thuế quan có tác dụng gì?

Hạn ngạch thuế quan xác định số lượng, khối lượng, giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu, mỗi trường hợp sẽ phải chịu một mức thuế cụ thể.

2. Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu nhằm mục đích gì?

Việc áp dụng hạn ngạch thuế quan có một số mục đích quan trọng như sau:

  • Bảo vệ thị trường trong nước khỏi tác động bất lợi của hàng hóa cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài (thường rẻ hơn, chất lượng và thương hiệu tốt hơn hoặc cả ba yếu tố)
  • Điều chỉnh, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, bảo vệ tốt hơn nguồn ngoại hối của đất nước.
  • Điều tiết thị trường, giảm tiêu thụ các mặt hàng không được khuyến khích tiêu dùng (chủ yếu là hàng xa xỉ).

3. Ưu nhược điểm của thuế quan là hạn ngạch

Ưu điểm

  • Hạn ngạch nhập khẩu đóng vai trò khuyến khích cho các nhà sản xuất hàng hóa địa phương. Ngay cả khi nhu cầu đối với nguyên liệu nhập khẩu tăng lên, hạn ngạch giúp giữ cho nhập khẩu ổn định.
  • Giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán. Nó giúp tiết kiệm ngoại tệ để chi trả vào thời điểm khi cần thiết.

Nhược điểm

  • Hạn ngạch, nếu không được quản lý nghiêm ngặt, có thể dẫn đến nhũng nhiễu, hối lộ các cán bộ phụ trách cấp giấy phép.
  • Những người được cấp phép nhập khẩu có xu hướng tạo ra lợi nhuận độc quyền, làm giảm thêm phúc lợi của người tiêu dùng.
  • Các nước xuất khẩu làm như vậy có thể gây bất lợi cho họ và ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai nước.

4. Các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan

- Hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Bộ Công Thương cấp cho thương nhân giấy phép nhập khẩu nếu đủ điều kiện để nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan gồm muối và thuốc lá nguyên liệu, nguyên liệu và sản phẩm đường, đường tinh luyện.

- Mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với hàng hóa thuộc danh mục không được áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, mặt hàng thuốc lá có chứa nguyên liệu nhập khẩu vượt hạn ngạch thuế quan sản xuất thuốc lá phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

- Luật cũng quy định số lượng, khối lượng, trị giá các mặt hàng thuộc Danh mục mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu không tính vào hạn ngạch thuế quan hàng năm được Bộ Công Thương công bố.

STT

Tên hàng hóa

Mã HS

(Áp dụng đối với toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số)

1

Đường tinh luyện, đường thô

1701

2

Muối

2501

3

Thuốc lá nguyên liệu

2401

4

Trứng gia cầm

0407

(Không bao gồm trứng đã thụ tinh để ấp thuộc các mã HS: 04071110, 04071190, 04071911, 04071919, 04071991 và 04071999)

5. Hạn ngạch thuế quan ở Việt Nam

Theo thông tư, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2020 bao gồm toàn bộ mặt hàng trứng có mã số 0407.21.00 và 0407.90.10. trứng vịt, ngỗng mã số 0407.29.10 và 0407.90.20. Các loại khác có mã 0407.29.90 và 0407.90.90 là 57.194 tá trứng hoặc 57.940 tá trứng. Và 110.000 tấn sản phẩm muối mã 2501.

Hạn ngạch thuế quan

Xem thêm: 

6. Các dạng bài tập về thuế quan và hạn ngạch

Sản lượng đường của Mỹ năm 2005: 11,4 tỷ pao. Tiêu thụ 17,8 tỷ bao ; Giá tại Mỹ là 22 cent/pao. Giá thế giới 8,5 cent/pao... Tại các mức giá và số lượng này, có độ co giãn của cung và cầu Ed = -0,2; Es = 1,54.

Yêu cầu:

1. Xác định đường cung và đường cầu đường trên thị trường Mỹ. Tính giá cân bằng của đường trên thị trường Mỹ.

2. Để bảo vệ lợi ích của ngành đường, chính phủ đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao. Tính những thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, nhà sản xuất và chính phủ và trong phúc lợi xã hội.

3. Giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu là 13,5 cent/pao . Điều này ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của tất cả các thành viên? Chính phủ nên thực hiện hành động gì đối với hạn ngạch?

GIẢI BÀI TẬP

Qs = 11,4 tỷ pao; Qd = 17,8 tỷ pao; P = 22 xu/pao; PTG = 805 xu/pao; Ed = -0,2

1. Phương trình đường cung, đường cầu? Pcb?

Ta có phương trình đường cung và đường cầu có dạng như sau:

QS = aP + b

Qd = cP + d

Có công thức tính độ co dãn cung, cầu như sau:

Es = (P/Qs).(ΔQ/ΔP) (1)

Ed = (P/Qd). (ΔQ/ΔP) (1)

Trong đó: ΔQ/ΔP là sự thay đổi lượng cung hoặc cầu do sự thay đổi về giá,

Với ΔQ/ΔP là hệ số góc của phương trình đường cung và đường cầu

Es = a.(P/Qs)

Ed = c. (P/Qd)

a = (Es.Qs)/P c = (Ed.Qd)/P

a = (1,54 x 11,4)/22 = 0,798

c = (-0,2 x 17,8) /22 = – 0,162

Thay vào phương trình đường cung và đường cầu để tính b,d

Qs = aP + b

Qd = cP + d

⇒ b = Qs – aP d = Qd – cP= 11,4 – (0,798 x 22) = – 6,156

⇒ d = 17,8 + (0,162 x 22) = 21,364

Từ các hệ số a,b,c,d như trên, phương trình đường cung và cầu về đường trên thị trường Mỹ là :

Qs = 0,798P – 6,156

Qd = -0,162P + 21,364

Lượng cung và lượng cầu bằng nhau khi thị trường cân bằng: Hay

0,798Po – 6,156 = -0,162Po + 21,364

0,96Po = 27,52

Po = 28,67

Qo = 16,72

2. Thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, nhà sản xuất, Chính phủ, và thay đổi trong phúc lợi xã hội.

Quota = 6,4

Do P (= 22 ) < PTG (= 8,5 ) do đó nếu chính phủ không hạn chế nhập khẩu người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu. Để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu chính phủ đặt hạn ngạch nhập khẩu với mức 6,4 tỷ pao.

Khi đó phương trình đường cung thay đổi như sau:

Qs’ = Qs + Quota = 0,798P -6,156 + 6,4

Qs’ = 0,798P + 0,244

Khi có Quota, phương trình đường cung sẽ bị thay đổi => điểm cân bằng thị trường lúc này sẽ thay đổi.

0,798 P + 0,244 = -0,162P + 21,364

0,96P = 21,12

*Thặng dư :

– Tổn thất của người tiêu dùng lúc này là:

ΔCS = a + b + c + d + f trong đó :

a = ½ x ( 11.4 + 0.627 )x 13.5 = 81.18

b = ½ x ( 10.773 x 13.5 ) = 72.72

c = ½ x ( 6.4x 13.5 ) = 43.2

d = c = 43.2

f = ½ x ( 2.187 x 13.5 ) = 14.76

⇒ ΔCS = – 255,06

Thặng dư nhà sản xuất tăng : ΔPS = a = 81.18

Nhà nhập khẩu ( có hạn ngạch ) được lợi : c + d = 43.2 x 2 = 86.4

Tổn thất xã hội : ΔNW = b + f = 72.72 + 14.76 = 87.48

⇒ ΔNW = – 87,48

3. Thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Lợi ích của các thành viên như thế nào? theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì đối với hạn ngạch?

Mức thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao, ảnh hưởng đến giá của hàng nhập khẩu, làm cho giá tăng từ 8,5 lên 8,5 + 13,5 = 22 xu/pao (bằng với giá cân bằng khi áp dụng hạn ngạch thuế quan câu 2) Với mức thuế nhập khẩu là 13.5 xu/pao, mức giá tăng đồng thời thặng dư tiêu dùng cũng giảm:

ΔCS = a + b + c + d = 255.06

với a = 81.18

c = 6.4 x 13.5 = 86.4

Thặng dư sản xuất tăng là : ΔPS = a = 81.18

Chính phủ được lợi là : c = 86.4

ΔNW = b + d = 87.48

Nếu chính phủ áp đặt thuế nhập khẩu, tác động cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, nếu một quốc gia bị thiệt hại trong phạm vi của đoạn c+d do thuộc về những nhà nhập khẩu, thì trong trường hợp này, quốc gia đó sẽ được hưởng lợi từ thuế nhập khẩu bổ sung (đoạn c+d). Tổn thất xã hội vẫn là 87.487

*So sánh hai trường hợp trong một bài tập kinh tế vĩ mô.

Những thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất bằng nhau dưới tác động của hạn ngạch và thuế quan. Tuy nhiên, khi hàng nhập khẩu bị đánh thuế, chính phủ được hưởng lợi từ thuế.

Thu nhập này có thể được phân phối lại trong nền kinh tế (ví dụ: cắt giảm thuế, trợ cấp, v.v.). Vì vậy, chính phủ chọn đánh thuế hàng nhập khẩu vì tổn thất xã hội không đổi nhưng chính phủ có thể thu được thêm một khoản từ thuế nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Hạn ngạch thuế quan mà bạn cần phải biết. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Để được hỗ trợ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu - logistics bạn có thể tham gia group sau: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics.

Đây là Group cộng đồng, quy tụ số lượng lớn những người làm nghề, cùng chia sẻ, hướng dẫn nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Group này cũng có sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký