Incoterms Là Gì? Cách Vận Dụng Incoterms Trong Thực Tế

Incoterms được coi là kim chỉ nam đối với bất kỳ ai làm nghề xuất nhập khẩu hàng hóa. Incoterms ảnh hưởng đến công việc của người mua, người bán, đến giá hàng,...Vì vậy, việc hiểu rõ incoterms là gì, vận dụng incoterms trong thực tế như thế nào được người làm nghề đặc biệt quan tâm.

>>>>> Xem thêm: Nội dung chi tiết Incoterms 2020

1. Incoterms là gì?

International Commercial Terms hay Incoterms là một loạt các điều khoản thương mại quốc tế công nhận được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xuất bản. Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động mua bán quốc tế. Những điều khoản này cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thương mại nội địa.

Incoterms xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản incoterms lần đầu tiên bao gồm gồm 7 điều kiện như sau:

EXW (Ex Works): Giao tại xưởng

FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở

FOT/FOR (Free on Rail / Free on Truck): Giao hàng lên tàu hỏa

FAS (Free Alongside Ship): Giao dọc mạn tàu

FOB (Free On Board): Giao lên tàu

C&F (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí

CIF (Cost, Insurance, Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng cho phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các doanh nhân thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng lúc bấy giờ.

2. Lịch sử hình thành incoterms

Hoạt động mua bán quốc tế là giao dịch giữa hai doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, chính sách vì vậy khi tiến hành xử lý lô hàng xuất nhập khẩu các doanh nghiệp phải khó khăn trong việc thống nhất về vấn đề giao hàng, trách nhiệm, công việc của đôi bên,...từ đó phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, kiện tụng lẫn nhau.

Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết cần có một bộ quy tắc chung, dễ hiểu để các doanh nghiệp đều có thể áp dụng. Trong hoàn cảnh đó Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms ra đọc.

Incoterms đã được được ICC xây dựng từ năm 1921 và các quy tắc Incoterms lần đầu tiên được tạo ra và chính thức ban hành vào năm 1936. Kể từ đó đến nay, Incoterms đã phát triển thành một tiêu chuẩn hợp đồng được hệ thống hóa trên toàn thế giới. Incoterms được cập nhật định kỳ khi các sự kiện trong thương mại quốc tế xảy ra và cần được chú ý. Mỗi phiên bản Incoterms đưa ra một số điều kiện khác nhau.

Ví dụ: Incoterms 2020 có tất cả 11 điều kiện giao hàng, Incoterms 2010 có tất cả 13 điều kiện giao hàng, Incoterms 1936 lại có 06 điều kiện giao hàng khác nhau.

lịch sử hình thành incoterms

Từ khi hình thành đến nay Incoterms đã trải qua các phiên bản sau:

- Phiên bản Incoterms 1953

- Phiên bản Incoterms 1967

- Phiên bản Incoterms 1976

- Phiên bản Incoterms 1980

- Phiên bản Incoterms 2000

- Phiên bản Incoterms 2010: hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng khá nhiều phiên bản Incoterms 2010

- Năm 2020 (phiên bản Incoterms 2020): Đây là phiên bản incoterms mới nhất và đang nhận được sự quan tâm nhiều nhất của cộng đồng xuất nhập khẩu & Logistics. »

»»»» Sự khác nhau giữa incoterms 2010 và incoterms 2020

3. Đặc điểm của Incoterms

Khi sử dụng điều kiện thương mại quốc tế Incoterms, doanh nghiệp cần lưu ý về các đặc điểm của incoterms.

Đầu tiên, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng.

Các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. Cần phải dẫn chiếu trong hợp đồng ngoại thương về điều kiện incoterms sử dụng là của phiên bản nào.

Về vấn đề bảo hiểm, các tập quán thương mại quốc tế Incoterms hiện tại chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao.

Về các vấn đề khác như: giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi người mua và người bán cần thỏa thuận thống nhất một cách rõ ràng và thể hiện cụ thể trên hợp đồng ngoại thương để tránh tranh chấp về sau.

Khi thỏa thuận mua bán, hai bên có thể tăng giảm nghĩa vụ, trách nhiệm cho nhau tùy thuộc vào khả năng, thế mạnh của mỗi bên nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán.

Cuối cùng, về việc chuyển giao rủi ro của lô hàng, các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms chỉ xác định thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán và không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

Vì vậy, hai bên khi thỏa thuận mua bán cần quy định rõ ràng về địa điểm chuyển giao rủi ro của lô hàng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó.

Để được hỗ trợ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu - logistics bạn có thể tham gia group: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics. Tại đây mọi vấn đề của bạn sẽ được đội ngũ giảng viên tại xuất nhập khẩu Lê Ánh hỗ trợ nhiệt tình, và cùng trao đổi, thảo luận với cộng đồng gần 70.000 người đã và đang làm nghề thực tế.

4. Phạm vi áp dụng của incoterms

Cần nhấn mạnh rằng phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn trong những vấn đề có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng đối với việc giao hàng hóa được bán ( với nghĩa ” Hàng hoá vật chất hữu hình “, không gồm những ” hàng hoá vô hình ” như phần mềm máy tính chẳng hạn).

5. Những vấn đề incoterms không giải quyết

Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán. Chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

Incoterms cũng không giải quyết trách nhiệm hoặc miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng C.

Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán. Chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

6. Mục đích của incoterms là gì?

Các điều khoản Incoterm 2020 được tạo ra nhằm mục đích để giải thích những điều kiện thương mại được áp dụng trong hoạt động giao thương. Theo đó, các điều kiện giao hàng trong Incoterm 2020 sẽ phân chia rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, rủi ro, chi phí liên quan tới việc giao chuyển hàng hóa giữa người bán và người mua.

Nhờ đó, các bên tham gia sẽ có cách hiểu thống nhất, tránh những rủi ro, tranh chấp phát sinh do mỗi bên hiểu một cách khác nhau, cũng như điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2020 sẽ nói rõ về những quyền lợi và trách nhiệm cơ bản của mỗi bên cụ thể.

Có thể tóm lược 3 vai trò của Incoterms bao gồm:

- Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng

- Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán

- Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm

Giả sử, nếu không có các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2020 thì bên bán và bên mua sẽ phải đàm phán từng chi tiết riêng, sẽ mất nhiều thời gian thương thảo, trong hợp đồng sẽ trình bày dài dòng. Thay vào đó, Incoterm phiên bản mới nhất sẽ quy định sẵn một số bộ điều khoản, quy tắc kiểu thành block có sẵn với những chi tiết kèm theo. Khi đã lựa chọn và sử dụng quy tắc nào, xem như trong hợp đồng sẽ tích hợp những nội dung đó vào đỡ phải thảo luận dài dòng mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên trong hoạt động giao hàng.

7. Cách vận dụng các điều khoản Incoterms trong thực tế

7.1. Hiện nay việt nam thường áp dụng những điều kiện nào của incoterms 2010?

Incoterms có nhiều điều kiện giao hàng, trong đó doanh nghiệp Việt thường lựa chọn xuất FOB, nhập CIF. Vậy hai điều kiện này có gì đặc biệt?

Điều kiện FOB: đây là điều kiện giao hàng do người bán phải giao hàng cho người chuyên chở (do người mua chỉ định), và người mua đứng ra thuê, trả phí cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm.

Do vậy, người mua sẽ phải gánh chịu hầu hết các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Đứng ở góc độ người mua hàng, nếu muốn mua được hàng với giá phải chăng họ sẽ chọn mua theo FOB dù cho trách nhiệm trong việc vận chuyển quốc tế có nặng nề hơn.

Bởi điều kiện FOB trách nhiệm của nhà nhập khẩu nhiều hơn, phải xử lý hàng hóa từ cảng xuất đến cảng nhập nên nhà nhập khẩu nước ngoài thường muốn nhập khẩu theo điều kiện FOB. Bởi họ có kinh nghiệm hơn trong làm hàng xuất khẩu cũng như khả năng giải quyết rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Trong khi đó các công ty Việt Nam thường xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô, bán thành phẩm là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp, nhu cầu xoay vòng vốn nhanh, cùng với đó là năng lực trong vận chuyển hàng hóa, xử lý vấn đề rủi ro còn kém nên thường để nhà nhập khẩu có kinh nghiệm hơn về mảng này xử lý.

Ngược lại, ở điều kiện CIF thì người mua chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu, còn mọi vấn đề về bảo hiểm rủi ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán.

Theo đó, người mua sẽ tránh được tối đa những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, và vì vậy Doanh nghiệp Việt sẽ thích nhâp CIF hơn. Trách nhiệm đi đôi với mức giá, với việc lựa chọn điều kiện CIF, nhà nhập khẩu Viêt Nam sẽ phải nhập mức giá cao hơn thông thường (vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF khi nhập khẩu hàng hóa bởi khả năng vận chuyển hàng hóa , làm Logistics của họ vẫn còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt cũng sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm.

Khi nhập CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…vì vậy, các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách nước ngoài.

Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hơn khi đàm phán lựa chọn điều kiện Incoterms. Bởi năng lực Logistics & khả năng cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam ngày càng phát triển.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn khi thực hiện giao dịch mua bán quốc tế và biết cách tính toán các chi phí phát sinh, lường trước các rủi ro có thể xảy ra và ứng phó linh hoạt với từng tình huống xấu nhất có thể khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

7.2. Cách viết điều kiện incoterms trong hợp đồng

Incoterms có nhiều phiên bản. Thế nên nếu muốn áp dụng các quy tắc Incoterms của các năm vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều đó trong hợp đồng bằng cách sử dụng các từ ngữ như Form sau:

[Điều kiện được chọn, tên địa điểm (càng chi tiết càng tốt), Incoterms 2010]

Dẫn chiếu các điều kiện Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa

Nếu bạn muốn áp dụng các quy tắc Incoterms 2020 vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều này trong hợp đồng bằng cách dùng các từ ngữ như sau: “[Điều kiện được chọn, tên địa điểm/cảng, Incoterms 2020]”.

Ví dụ

CIF, Hai Phong, Vietnam Incoterms 2020”.

Lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp

Khả năng đàm phán.

Năng lực và kinh nghiệm vận tải, bảo hiểm, thông quan XNK.

Phương thức vận tải lựa chọn.

Mức độ rủi ro trên hành trình vận chuyển.

Địa điểm giao nhận mong muốn.

Mức độ cạnh tranh của hàng hóa .

Các yếu tố chi phí.

Chính sách quốc gia.

Quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt

Cần nhớ rằng các điều khoản Incoterms không làm cho hợp đồng đầy đủ

2 bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch. Nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán

- Những lưu ý khi sử dụng incoterms

- Vận dụng Incoterms khi tính giá sản phẩm:

7.3. Giá hàng hóa theo các điều kiện Incoterms 2020

Nguyên lý chung: Nghĩa vụ người bán càng cao thì giá càng cao

Quy dẫn giá FOB, CIF

CIF = C + I + F (= CFR + I)

= FOB + I + F

= FOB + r.110%CIF + F

CIF = (FOB + F)/ (1 – 110%.r)

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa (giá FOB)r: tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định)

F: giá cước vận chuyển

Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng lô hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Từ khóa liên quan: incoterms, incoterms là gì, incoterms 2020, incoterms 2010, incoterms mới nhất

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
23/07/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký