Luật Thuế xuất nhập khẩu MỚI NHẤT, Những điểm cần LƯU Ý

Luật thuế xuất nhập khẩu đầu tiên được Quốc hội thông qua vào tháng 12/1991, có hiệu lực thi hành từ tháng 3/1992 và đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung cho thấy đây là văn bản luật rất được quan tâm. Vậy, Luật thuế xuất nhập khẩu là gì? Luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất có những thay đổi gì? Hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>>Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam | Xuất nhập khẩu Lê Ánh

1. Tìm hiểu về Luật Thuế xuất nhập khẩu

Luật Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Luật Thuế xuất nhập khẩu là tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm, tranh chấp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phát sinh giữa Nhà nước với người nộp thuế.”

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại đang trở thành xu hướng mang tính toàn cầu thì việc xây dựng, thực hiện các quy định điều ước quốc tế có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là điều tất yếu. Do đó, có thể hiểu nội hàm khái niệm của Luật Thuế xuất nhập khẩu không chỉ là các điều ước quy định trong pháp luật quốc gia mà còn bao hàm cả các điều ước quy định trong luật pháp quốc tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

>>>Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì | Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh

luat-thue-xuat-nhap-khau-moi-nhat.png

Tại sao Luật Thuế xuất nhập khẩu lại quan trọng?

Vai trò chính của Luật Thuế Xuất nhập khẩu là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa nội địa với hàng hoá ngoại nhập. Luật Thuế Xuất nhập khẩu quan trọng chính bởi vai trò này và sẽ được nói rõ qua hai khía cạnh dưới đây:

Một là, đối với hàng nhập khẩu, bị đánh thuế nhập khẩu nên giá của loại hàng này trên thị trường sẽ tăng, trong khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước, không phải chịu thuế nhập khẩu nên giá thành của loại hàng hoá này có xu hướng rẻ hơn. Từ đó hàng hóa nội địa sẽ có sức cạnh tranh hơn về giá so với hàng hóa ngoại nhập.
Đây chính là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa nội địa với hàng hoá ngoại nhập của Nhà nước.

Hai là, đối với hàng xuất khẩu, bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hoá này ở thị trường nước ngoài sẽ khó hơn so với thị trường trong nước và khi đó, các hàng hoá này sẽ có thể được đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị trường tiêu thụ trong nước.
Mặt khác, khi muốn khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước sẽ quy định giảm thuế xuất khẩu, thậm chí là không đánh thuế xuất khẩu. Việc này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam với hàng hóa cùng loại của các nước khác trên thị trường quốc tế..

2. Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu mới nhất

>>> File toàn văn: Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu mới nhất

2.1. Điểm nổi bật và các thay đổi trong Luật Thuế xuất nhập khẩu mới

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới nhất có bổ sung và sửa đổi một số nội dung để đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế; thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính cho người nộp thuế, cụ thể gồm:

Thứ nhất, nhóm vấn đề bổ sung, sửa đổi nhằm khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước phù hợp với định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và các cam kết quốc tế đã ký kết.

- Bổ sung một số nội dung quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ trên cơ sở kế thừa, nâng cấp một số quy định của các Pháp lệnh liên quan (Chương III, Điều 12 đến Điều 15 Luật). Việc đưa một số nội dung trước đây quy định trong Pháp lệnh vào Luật sẽ tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam, phù hợp với tinh thần Hiến pháp 2013 (Điều 70) là Quốc hội quy định các thứ thuế.

- Sửa đổi nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất (Điều 10 Luật): Để phù hợp với các cam kết hội nhập, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; góp phần thúc đẩy phát triển, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; thúc đẩy cải cách hành chính, đơn giản hóa biểu thuế để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

- Sửa đổi về thẩm quyền ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Biểu Khung thuế xuất khẩu (Điều 11 Luật):

+ Về thẩm quyền ban hành Biểu thuế:

Luật quy định theo hướng: (i) Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng được quy định ngay trong Luật; (ii) Chính phủ quy định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng; quyết định Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó, Biểu khung thuế suất thuế xuất khẩu sẽ do Quốc hội ban hành, thay vì Ủy ban thường vụ Quốc hội như Luật hiện hành.

Việc nâng thẩm quyền quyết định ban hành các Biểu thuế cụ thể từ Bộ Tài chính lên Chính phủ nhằm phù hợp với thực tế và yêu cầu mới. Ngoài ra, để đảm bảo sự chủ động trong điều hành giá cả hàng hóa, nhu cầu sử dụng các loại tài nguyên, khoáng sản hiện nay, Luật có quy định giao thẩm quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc Hội trong việc sửa đổi, bổ sung Khung thuế xuất khẩu trong trường hợp cần thiết (khoản 2, Điều 11 Luật).

+ Về khung thuế suất:

Luật không quy định Biểu khung thuế suất thuế nhập khẩu mà chỉ quy định Biểu khung thuế suất thuế xuất khẩu (chủ yếu là tài nguyên, khoáng sản). So với Biểu khung thuế suất thuế xuất khẩu ban hành theo Nghị quyết số 710/2008/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Luật chỉ điều chỉnh đối với hai nhóm hàng: Nhóm hàng phế liệu, phế thải kim loại theo cam kết cắt giảm với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Nhóm hàng khác (thứ tự số 45 của Khung thuế suất thuế xuất khẩu) cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

>>>Xem thêm: Chú giải mã HS code trong Biểu thuế xuất nhập khẩu

- Sửa đổi, bổ sung những quy định về ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đẩy mạnh xã hội hóa:

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về miễn thuế hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định (TSCĐ) của dự án ưu đãi đầu tư (khoản 11, Điều 16 Luật) .

+ Sửa quy định về miễn thuế tạo tài sản cố định của dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA sang ưu đãi theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư của các dự án được hưởng ưu đãi của Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành có liên quan để đảm bảo sự bình đẳng giữa các dự án đầu tư có cùng địa bàn, lĩnh vực nhưng sử dụng các nguồn vốn khác nhau.

+ Miễn thuế đối với linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị của các dự án ưu đãi đầu tư để giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.

+ Bỏ quy định về miễn thuế đối với phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân để khuyến khích sản xuất trong nước; đồng thời, quy định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được miễn thuế là loại sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án.

+ Bỏ quy định về miễn thuế tạo tài sản cố định là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu của dự án ưu đãi đầu tư vào một số lĩnh vực dịch vụ (khách sạn, sân gôn…) do Luật đầu tư mới không quy định các ngành nghề này là lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

+ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kể từ ngày 01/9/2016, thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải bảo lãnh trừ DN ưu tiên.

+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc 1 khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu.

+ Bổ sung quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm góp phần hỗ trợ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp phát triển (khoản 12, Điều 16 Luật).

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất của dự án thuộc ngành, nghề đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 13 Điều 16 Luật) để phù hợp với Luật đầu tư, Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ…
Đồng thời, quy định việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo để khuyến khích phát triển sản xuất trang thiết bị y tế thay thế hàng nhập khẩu phù hợp với chủ trương khuyến khích phát triển ngành y tế của Nhà nước (khoản 14, Điều 16 Luật).

+ Bổ sung quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền. (khoản 17, Điều 16 Luật) để tạo thuận lợi và đơn giản hóa hoạt động thu nộp ngân sách, giảm chi phí hành chính vì hiện nay đối tượng nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền chỉ do Ngân hàng Nhà nước thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách.

+ Bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với ngành đóng tàu: (i) máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định; (ii) nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; (iii) miễn thuế đối với tàu biển xuất khẩu (khoản 16, Điều 16 Luật) góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp đóng tàu đồng thời nâng cấp quy định từ các văn bản hướng dẫn dưới Luật lên Luật tạo cơ sở pháp lý.

+ Bổ sung quy định ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo thống nhất với quy định của một số luật chuyên ngành như: để sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số; hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ môi trường… (khoản 18, khoản 19 Luật).

+ Bổ sung nội dung quy định về điều kiện, thủ tục miễn thuế đối với một số trường hợp phải thông báo hàng hóa dự kiến miễn thuế và trường hợp cần có danh mục hàng hóa miễn thuế nhằm đảm bảo sự minh bạch của chính sách, đảm bảo việc miễn thuế đúng đối tượng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện (Điều 17).

Thứ hai, nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, thống nhất với văn bản pháp luật liên quan; đồng thời khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

- Về phạm vi điều chỉnh: Luật đã sửa đổi về phạm vi điều chỉnh quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Về người nộp thuế và đối tượng chịu thuế:

Về người nộp thuế: Bổ sung các trường hợp người nộp thuế trên thực tế như các trường hợp được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế để thống nhất với Luật quản lý thuế, Luật hải quan; người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng ưu đãi thuế nhưng thay đổi mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng (tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 3 Luật).

Về đối tượng chịu thuế: Luật quy định theo phương pháp loại trừ là chỉ quy định về đối tượng chịu thuế trên cơ sở gộp Điều 2 và Điều 3 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành thành một điều.
Đồng thời, rà soát một số quy định về đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành để sửa đổi cho phù hợp như bỏ đối tượng không chịu thuế là hàng “mượn đường” và bổ sung hàng “trung chuyển” (Điều 2 dự thảo Luật).

- Sửa đổi quy định về thuế suất thông thường theo hướng: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường được quy định bằng 150% so với thuế suất ưu đãi hàng hóa nhập khẩu tương ứng.
Đồng thời, để có cơ sở áp dụng thuế suất thông thường khi thuế suất ưu đãi bằng 0%, Luật đã bổ sung quy định: Thủ tướng Chính phủ căn cứ Điều 10 Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường (khoản 3, Điều 5 dự thảo Luật).

- Sửa đổi quy định về trị giá tính thuế và thời điểm tính thuế: Về trị giá tính thuế quy định dẫn chiếu theo quy định của Luật Hải quan. Đối với thời điểm tính thuế, bổ sung quy định trường hợp hàng hóa được ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng có sự thay đổi về mục đích sử dụng (Điều 8 dự thảo Luật).

- Bổ sung quy định miễn thuế đối với hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân trong định mức và thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu; đồng thời, bổ sung quy định: “Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế” (khoản 3, Điều 16 dự thảo Luật) nhằm hạn chế gian lận thương mại, hỗ trợ đời sống của cư dân khu vực biên giới.

>>>Xem thêm: Download Thông tư 39 sửa đổi, bổ sung về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu

Thứ ba, nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Bổ sung quy định về áp dụng thuế xuất khẩu đối với trường hợp có hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế với các cam kết liên quan đến thuế xuất khẩu, như TPP, Việt Nam - EU (khoản 2, Điều 5 Luật).

- Bổ sung quy định về áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa đáp ứng các điều kiện về xuất xứ thì được áp dụng theo mức thuế suất ưu đãi tương ứng (điểm a, b, khoản 3, Điều 5 Luật) nhằm thống nhất với chính sách thuế của hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Sửa đổi thời hạn nộp thuế đối với người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên theo hướng doanh nghiệp chỉ phải kê khai nộp thuế 1 tháng 1 lần (chậm nhất vào ngày thứ 10 của tháng kế tiếp) để phù hợp với thông lệ quốc tế, thế hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế (Điều 9 Luật).

- Bổ sung quy định về miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Điều ước quốc tế để đảm bảo minh bạch, phù hợp với Luật ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế (khoản 4, Điều 16 Luật).

- Bổ sung quy định về miễn thuế đối với hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn, không nhằm mục đích thương mại để phù hợp với Công ước Kyoto (như máy móc, thiết bị, phim, ảnh để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao..; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, hàng hóa là phương tiện quay vòng như container, pallet; hàng bảo hành, sửa chữa…) (khoản 9, Điều 16 Luật).

- Bổ sung quy định về miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu; miễn thuế đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp: hàng mẫu; phim, ảnh, mô hình để thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ (khoản 5, khoản 10 Điều 16 Luật) để phù hợp với Công ước Kyoto sửa đổi cũng như dự kiến cam kết tại Hiệp định TPP và Việt Nam – EU.

Thứ tư, nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở khâu nhập khẩu và thực hiện hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc phù hợp với thông lệ quốc tế (điểm đ, khoản 9, Điều 16 Luật).

- Chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập để sản xuất hàng xuất khẩu từ đối tượng phải nộp thuế khi nhập khẩu, được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế (khoản 7, Điều 16 Luật).

luat-thue-xnk.png

2.2. Lợi ích và tác động của Luật Thuế Xuất nhập khẩu mới đối với doanh nghiệp

Luật Thuế xuất nhập khẩu mới nhất năm 2016 có nhiều nội dung mới, tiến bộ, phù hợp hơn với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt trong Luật đã có những bổ sung, sửa đổi làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong hoạt động nộp thuế; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, như: Chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở khâu nhập khẩu và thực hiện hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc phù hợp với thông lệ quốc tế; chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất hàng xuất khẩu từ đối tượng phải nộp thuế khi nhập khẩu, được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế …

Với các bổ sung, thay đổi về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, miễn thuế cũng tạo ra tác động tích cực cho hoạt động nhập hàng và xuất hàng của các doanh nghiệp. Từ đó giúp các doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ hoạt động có nhiều cơ hội mở rộng và đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh cũng như giúp quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra trôi chảy, thuận tiện,...

3. Những điểm cần lưu ý trong áp dụng Luật Thuế xuất nhập khẩu mới

Dưới đây là bốn điểm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới nhất mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý

Các phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2023

Theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 4, khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016, hàng hóa xuất nhập khẩu được áp dụng các phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

- Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

- Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Theo đó, số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối.

- Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

>>>Xem thêm: Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2023

- Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định khoản 2 và khoản 3 Điều 86 Luật hải quan 2014, cụ thể:

+ Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

+ Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.

- Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Hiện nay đối tượng nào phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, các đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2023 bao gồm:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam

Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam thì thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước là đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Cụ thể các trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa nhập khẩu từ khu chế xuất vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa nhập khẩu từ kho bảo thuế vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa nhập khẩu từ kho ngoại quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa nhập khẩu từ các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 vào thị trường trong nước

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan là đối tượng chịu thuế xuất khẩu. Cụ thể các trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu từ trong nước vào doanh nghiệp chế xuất.

- Hàng hóa xuất khẩu từ trong nước vào khu chế xuất.

- Hàng hóa xuất khẩu từ trong nước vào kho bảo thuế.

- Hàng hóa xuất khẩu từ trong nước vào kho ngoại quan.

- Hàng hóa xuất khẩu từ trong nước vào các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu..

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối

Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Theo Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

- Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (nói cách khác, tổ chức, cá nhân nước ngoài đem hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam).

- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Có trường hợp nào không phải áp dụng quy định về đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu tại mục 1 không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Thời hạn nộp thuế năm 2023 được quy định như thế nào?

Hiện nay, thời hạn nộp thuế được quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 được quy định như sau:

Điều 9. Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Như vậy, thời hạn để nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với những đối tượng được nêu tại mục 1 nêu trên là trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa (ngoại trừ trường hợp được áp dụng chế độ ưu tiên).

KẾT LUẬN:

Luật Thuế Xuất nhập khẩu là kiến thức vô cùng quan trọng mà các tổ chức cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm được. Với nội dung bài viết trên: Luật Thuế xuất nhập khẩu là gì? Các điểm đổi mới của Luật Thuế xuất nhập khẩu mới nhất? Lợi ích và các điểm lưu ý của Luật? Trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh mong rằng đã cung cấp được cho bạn các thông tin hữu ích về Luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu để đưa ra quyết định và hướng đi đúng đắn trong hoạt động xuất nhập khẩu tương lai.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan...và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký