Phụ Phí GRI, PSS Là Gì? Tác Động Đến Chi Phí Vận Chuyển

Phụ phí GRI, PSS là gì? Đây đang là phụ phí được nhiều doanh nghiệp quan tâm, gây ảnh hưởng lớn đến giá cước vận tải. Với những đợt tăng giá bất ngờ hoặc chi phí phát sinh trong mùa cao điểm, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì lợi nhuận và tối ưu chi phí. Vậy GRI và PSS thực sự là gì, và chúng tác động như thế nào đến chi phí vận chuyển? Hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu để hiểu rõ hơn về các loại phụ phí này.

Phụ Phí GRI, PSS Là Gì?
Phụ Phí GRI, PSS Là Gì?

1. Phụ phí GRI là gì?

Phí GRI hay General Rate Increase là phụ phí cước vận chuyển tăng. Đây là khoản phí bổ sung mà các hãng tàu áp dụng trên tất cả các tuyến vận chuyển hoặc một số tuyến vận tải nhất định. Phí này thường được áp dụng trong thời gian ngắn, chủ yếu vào các mùa cao điểm khi nhu cầu vận tải tăng cao hoặc khi thị trường biến động.

Mức thu GRI được các hãng tàu quyết định dựa trên tình hình cung – cầu thực tế của tuyến vận chuyển. Phụ phí GRI được điều chỉnh tăng hoặc giảm để cân bằng giữa nhu cầu vận chuyển và khả năng cung cấp dịch vụ của hãng tàu.

Để đảm bảo tính minh bạch, các hãng tàu thường công bố chi tiết về các đợt điều chỉnh giá cước trên website chính thức, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và cập nhật. Hãng tàu sẽ áp dụng GRI theo mức phí đã công bố, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường.

Phụ phí GRI thường được áp dụng theo thời điểm, có thể là theo tháng hoặc theo quý, và ảnh hưởng đến tất cả các tuyến vận chuyển, dù là nội địa hay quốc tế.

>> Xem thêm: Các Loại Phụ Phí Trong Vận Tải Đường Biển

2. Phụ phí PSS là gì?

PSS hay Peak Season Surcharge là phụ phí áp dụng trong mùa cao điểm vận chuyển. Đây là khoản phí được các hãng tàu áp dụng khi nhu cầu vận tải tăng cao trong những khoảng thời gian đặc biệt.

Thông thường, khoảng thời gian thu phí này diễn ra từ tháng 8 đến tháng 12, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho các dịp như Giáng sinh và Lễ Tạ ơn tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu tăng mạnh.

Trong những tháng cao điểm, khi lượng hàng hóa cần vận chuyển lớn hơn khả năng cung cấp dịch vụ, các hãng tàu thu thêm phụ phí PSS để bù đắp chi phí phát sinh do việc tăng cường vận tải. Mức phí này giúp hãng tàu duy trì dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn cao điểm.

Mức PSS có sự khác biệt giữa các hãng tàu, vì nó phụ thuộc vào thực tế cung – cầu của mỗi tuyến vận chuyển. Phí này cũng hoạt động tương tự như GRI, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình thị trường vận tải.

Phụ phí PSS thường xuất hiện vào những mùa cao điểm ngắn hạn và có thể thay đổi tùy theo khu vực và tuyến đường.

>> Xem thêm: Các Loại PHỤ PHÍ Trong Vận Tải Đường Hàng Không

3. Lý do các hãng tàu áp dụng phụ phí GRI, PSS trong xuất nhập khẩu

Bù đắp chi phí tăng cao: Giá nhiên liệu, lương nhân công, và các chi phí vận hành khác thường tăng lên, đặc biệt trong mùa cao điểm, các giai đoạn thị trường đầy biến động. Phụ phí GRI, PSS giúp các hãng tàu bù đắp những chi phí này, đảm bảo lợi nhuận được duy trì.

Cân bằng cung – cầu: Khi nhu cầu vận chuyển tăng cao vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ, GRI, PSS được áp dụng để điều chỉnh giá cước, giúp hạn chế tình trạng quá tải và giữ ổn định cho hệ thống vận tải, tối ưu hóa lợi nhuận.

Duy trì chất lượng dịch vụ: Nhu cầu vận chuyển tăng cao khiến chi phí tăng lên đáng kể vì các hãng tàu cần thêm nguồn lực để đảm bảo chất lượng vận tải, như cải tiến tàu, bảo trì cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả hoạt động. Phụ phí GRI, PSS được dùng để duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ của các hãng tàu.

Đối phó với biến động thị trường: Khi thị trường vận tải quốc tế biến động do các yếu tố như chiến tranh thương mại, khủng hoảng kinh tế hoặc thiên tai, GRI, PSS giúp các hãng tàu duy trì sự ổn định về giá cước vận tải, duy trì lợi nhuận.

Trên thực tế, các hãng tàu sẽ thu phụ phí GRI, PSS dựa vào tình hình cung – cầu tại chính thời điểm đó. Nếu nhu cầu thị trường tăng cao rõ rệt và xảy ra nhiều biến động thì mức thu GRI, PSS khá cao. Ngược lại, nếu thị trường biến động không đáng kể thì mức thu phụ phí GRI, PSS sẽ thấp hơn.

>> Xem thêm: Phí AFS là gì?

4. Làm thế nào để giảm thiểu phụ phí GRI, PSS trong xuất nhập khẩu?

Để tối ưu hóa chi phí vận chuyển và giảm thiểu các phụ phí như GRI và PSS, đảm bảo quy trình xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ hơn trong mùa cao điểm. Doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

giam-thieu-phu-phi-gri-pss.png

Lập kế hoạch chi tiết trước khi vận chuyển:
Trong mùa cao điểm, nhu cầu vận chuyển tăng cao dẫn đến tình trạng quá tải và tắc nghẽn. Để hạn chế phụ phí GRI và PSS, việc lập kế hoạch vận chuyển chi tiết là rất cần thiết. Bạn cần xác định ưu tiên hàng hóa nào vận chuyển trước và phân bổ thời gian giao hàng hợp lý. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng chậm trễ và phụ phí phát sinh do quá tải.

Cân nhắc về thời gian vận chuyển dài hơn:
Nếu không cần giao hàng gấp, hãy xem xét kéo dài thời gian vận chuyển cho lô hàng của bạn. Điều này giúp tránh tình trạng tắc nghẽn ở cảng và hạn chế rủi ro hàng hóa bị giữ lại trong vài ngày. Việc kéo dài thời gian này có thể giúp giảm chi phí do tránh các khoản phụ phí phát sinh trong thời gian cao điểm.

Liên hệ, phối với chặt chẽ với bên hãng tàu, bên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa để lô hàng không bị trì hoãn và giảm thiểu những chi phí phát sinh trong thời gian trì hoãn lô hàng.

Hạn chế sử dụng bên trung gian:
Để giảm thiểu phụ phí PSS, GRI hãy ưu tiên chọn các hãng tàu trực tiếp vận chuyển thay vì qua bên trung gian. Việc làm này không chỉ giúp rút ngắn thời gian giao nhận mà còn tránh các chi phí phát sinh khi phải thông qua nhiều khâu trung gian.

Cuối mỗi kỳ cập nhật, so sánh giá của các hàng tàu khác nhau và dự đoán phụ phí GRI, PSS các hàng tàu tăng giá hoặc cập nhật thường xuyên thông báo phụ phí GRI, PSS để có lựa chọn đối tác, phương án vận chuyển phù hợp nhất.

>> Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

5. Các loại phụ phí thường gặp trong xuất nhập khẩu

PCS - Port Congestion Surcharge (phụ phí tắc nghẽn cảng): Được áp dụng khi cảng xảy ra tình trạng ùn tắc, làm tàu phải chờ đợi lâu hơn dự kiến, dẫn đến chi phí phát sinh và chậm trễ trong vận chuyển.

D/O - Delivery Order Fee (Phí phát lệnh giao hàng): là phí mà người nhận hàng phải trả cho hãng tàu hoặc đại lý vận chuyển để nhận được lệnh giao hàng (Delivery Order). Lệnh này cho phép người nhận lấy hàng từ cảng sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết.

BAF - Bunker Adjustment Factor (Phụ phí nhiên liệu): Được hãng tàu áp dụng nhằm bù đắp chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động. Phí này thường áp dụng trên các tuyến vận tải quốc tế, đặc biệt là khu vực Châu u.

CAF - Currency Adjustment Factor (Phụ phí biến động tỷ giá): giúp điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ mà các hãng tàu áp dụng để bù đắp sự biến động của tỷ giá trong quá trình vận chuyển quốc tế. Mức phụ phí này giúp hãng tàu giảm thiểu rủi ro tài chính do thay đổi tỷ giá khi giao dịch bằng các loại tiền tệ khác nhau.

CIC - Container Imbalance Charge (Phụ phí cân đối container): Được thu để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ khu vực có dư thừa container đến những khu vực thiếu container, đảm bảo cân bằng trong hoạt động vận tải.

THC - Terminal Handling Charge (Phụ phí xếp dỡ tại cảng): Được thu nhằm bù đắp chi phí cho các hoạt động liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bao gồm việc vận chuyển container từ bãi ra tàu và ngược lại.

Phụ phí GRI và PSS đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chi phí vận chuyển, đặc biệt trong các giai đoạn cao điểm và khi thị trường biến động. Hiểu rõ về các loại phụ phí này giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu lập kế hoạch vận chuyển hiệu quả hơn, từ đó tối ưu hóa chi phí và tránh những rủi ro không đáng có.

Hy vọng qua bài viết trên Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã giúp bạn nắm rõ về phụ phí GRI, PSS có những chính sách, kế hoạch tối ưu trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký