Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận L/C

Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và nghiệp vụ xác nhận L/C bởi ngân hàng Thông báo giống nhau ở một điểm là tiền hàng đều được ngân hàng Thông báo trả trước cho người XK, rồi sau đó ngân hàng này mới đòi lại tiền từ ngân hàng Mở bằng cách xuất trình bộ chứng từ đã nhận được từ người XK. hạch toán thuế nhà thầu

>>>>> Xem thêm: Chuẩn bị bộ chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C

Vậy điểm khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và nghiệp vụ xác nhận L/C là gì?

Xét về mặt rủi ro, nghiệp vụ xác nhận L/C mang đến rủi ro cao hơn cho ngân hàng Thông báo, vì lúc này bộ chứng từ chưa được ngân hàng Mở đồng ý thanh toán, ngân hàng Thông báo đã chủ động chuyển tiền cho người XK theo đúng bản chất của nghiệp vụ xác nhận, sau đó ngân hàng Thông báo mới dùng bộ chứng từ này đi đòi tiền ngân hàng Mở (để giảm rủi ro, ngân hàng Thông báo thường yêu cầu ngân hàng Mở ký quỹ trước 100% tiền hàng).

Còn đối với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, ngân hàng Thông báo chỉ đồng ý chiết khấu bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ đó được ngân hàng Mở chứng thực là đã hợp lệ (thường là bước này ngân hàng Thông báo sẽ scan trước chứng từ gửi cho ngân hàng Mở xem và giúp kiểm tra trước tính hợp lệ - có thể tốn phí hoặc không tốn phí tuỳ mối quan hệ giữa hai ngân hàng).

Điểm khác nhau thứ hai là nghiệp vụ xác nhận được triển khai ngay từ lúc Mở L/C, vì người XK không tin vào năng lực tài chính của ngân hàng Mở. Còn nghiệp vụ chiết khấu chứng từ thường phát sinh trong trường hợp ngân hàng Mở chậm thanh toán hoặc thanh toán trả chậm, người XK muốn nhận tiền nhanh hơn thoả thuận đã cam kết.

Phương thức thanh toán LC

Bàn thêm về việc giao chứng từ và chuyển tiền giữa Ngân hàng Thông báo và ngân hàng Mở. Ngân hàng Thông báo thì muốn: (1) chỉ cần đánh một bức điện đòi tiền (telephraphic transfer – t/t), thì ngân hàng Mở sẽ phải chuyển tiền, bộ chứng từ sẽ được gửi sau/đến sau. Rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng Mở (vì bộ chứng từ có thể bất hợp lệ, hoặc thất lạc chứng từ). Còn ngân hàng Mở thì muốn: (2) phải nhận được bức điện đòi tiền (telephraphic transfer – t/t) và nhận được bộ chứng từ rồi mới chuyển tiền cho ngân hàng Thông báo.

Do vậy mà trên L/C được mở ra, ngân hàng Mở thường yêu cầu nội dung: “TTR unacceptable” = “Telephraphic Tranfer Reimbursement”. Ghi như vậy nghĩa là ngân hàng Mở muốn như trường hợp thứ (2), và tạm dịch là “không cho phép ngân hàng Thông báo đòi tiền bằng điện” (ngân hàng Mở phải nhận được chứng từ rồi mới trả tiền cho ngân hàng Thông báo).

Trong trường hợp L/C không phải là L/C xác nhận bởi ngân hàng Thông báo, hoặc người XK không dùng dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo, thì việc thoả thuận như mong muốn (1) “TTR unacceptable” hay như mong muốn (2) “TTR acceptable” trên L/C không quá quan trọng đối với hai ngân hàng. Nhưng ở trường hợp dùng L/C xác nhận bởi ngân hàng Thông báo, hoặc người XK dùng dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo L/ thì việc thoả thuận rõ “TTR unacceptable” hay “TTR acceptable” là rất quan trọng. Xét ở khía cạnh cân bằng rủi ro và hợp lý thì:

Nếu dùng L/C xác nhận bởi ngân hàng Thông báo (và trước đó ngân hàng Mở chưa ký quỹ tiền hàng cho ngân hàng Thông báo), thì trên L/C sẽ ghi “TTR acceptable”;

Nếu người bán muốn chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo, trên L/C sẽ ghi “TTR unacceptable”.

Tuy nhiên, cũng tuỳ mối quan hệ giữa hai bên ngân hàng mà mục này có thể ghi ngược lại như cách phân tích thông thường.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận L/C. Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng trong thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

>>>> Bài viết liên quan: Nội dung chi tiết của một Vận đơn (Bill of lading)

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các loại vận đơn để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn cần học ngành xuất nhập khẩu? Bạn có thể tham gia các Khóa học  tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học xuất nhập khẩu thực tếđược giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

5.0
(4 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
26/07/2023

13/06/2023

01/11/2023

17/04/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký