L/C dự phòng (L/C standby) là gì? Ý nghĩa của thư tín dụng dự phòng

Có rất nhiều loại thư tín dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó L/C dự phòng (Stand By Letter of Credit – SLOC) được chọn trong một số trường hợp để bảo vệ quyền lợi của người hưởng lợi. Hiện nay L/C dự phòng đang được sử dụng ngày càng phổ biến vì những lợi ích mà nó mang lại.

Để hiểu rõ hơn về L/C dự phòng (L/C standby) hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. L/C dự phòng (L/C standby) là gì?

L/C dự phòng (Stand By Letter of Credit – SLOC) là một loại thư tín dụng được phát hành bởi ngân hàng, đảm bảo cam kết thanh toán, đền bù thiệt hại cho bên thứ ba được chỉ định (bên hưởng lợi) trong trường hợp khách hàng của ngân hàng không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với bên hưởng lợi.

L/C dự phòng thường được sử dụng trong các giao dịch quốc tế để đảm bảo việc giao hàng, đúng hạn và đủ số lượng hoặc đảm bảo cho việc thanh toán đúng trong điều khoản hợp đồng.
Thư tín dụng dự phòng không chỉ giúp tăng tính an toàn cho bên bán, mà còn giúp bên mua cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp bằng việc giảm bớt rủi ro tài chính cho họ. Đây là một cách thức tiện lợi và nhanh chóng để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong giao dịch.

LC dự phòng là gì
LC dự phòng là gì ?

2. Các bên tham gia trong thư tín dụng dự phòng – L/C dự phòng

Có ba bên chính tham gia trong việc phát hành thư tín dụng dự phòng bao gồm: Ngân hàng phát hành, người mua (ngân hàng mua) và người bán (ngân hàng bán).

- Issuing or Opening Bank (Ngân hàng phát hành/Ngân hàng mở L/C) là ngân hàng nơi người mua/nhà nhập khẩu mở L/C. Khi L/C được mở, ngân hàng phát hành sẽ xác nhận và cam kết thanh toán cho người bán nếu người mua không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

- Người mua (applicant), người yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C, thường là nhà nhập khẩu. Người mua sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người bán, nếu người mua không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

- Người bán (beneficiary), thường là nhà xuất khẩu, sẽ nhận thanh toán từ ngân hàng phát hành khi người mua không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Ngoài ra trong một số trường hợp còn có các bên tham gia khác như:

- Advising Bank hay Notifying bank (Ngân hàng thông báo L/C): thường là chi nhánh hoặc có quan hệ với ngân hàng phát hành, chỉ có chức năng thông báo cho người hưởng lợi là L/C đã được mở tại ngân hàng phát hành theo các điều kiện của L/C.

- Confirming Bank (Ngân hàng xác nhận ): Có chức năng sẽ cùng ngân hàng phát hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người mua nếu ngân hàng phát hành không đủ khả năng thanh toán.

 Thư tín dụng dự phòng là một công cụ đảm bảo thanh toán hiệu quả, giúp giảm rủi ro trong các giao dịch thương mại quốc tế. Các bên có thể sử dụng L/C dự phòng như một phương thức để đảm bảo thanh toán, nếu một bên không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

3. Điều kiện để thanh toán bằng thư tín dụng

L/C dự phòng là một loại hình thức thư tín dụng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, để thanh toán bằng hình thức này, các bên cần phải tuân theo một số điều kiện nhất định.

3.1 Người mua phải có khả năng tài chính để mở L/C dự phòng.

Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tài chính của người mua trước khi đồng ý mở L/C dự phòng. Cụ thể, họ sẽ xem xét nhu cầu vốn, khả năng trả nợ, lịch sử tín dụng và tài sản của người mua.

3.2 L/C dự phòng phải được mở thông qua một ngân hàng có uy tín và trách nhiệm.

Trong quá trình mở L/C dự phòng, ngân hàng sẽ đóng vai trò như một người đại diện cho người mua để giao dịch với người bán, đảm bảo rằng tất cả các điều khoản và điều kiện của L/C đều được tuân theo. Nên L/C dự phòng cần được mở tại ngân hàng uy tín để tăng sự tin tưởng cho người bán.

3.3 Người bán phải đáp ứng đúng các yêu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ được mô tả trong L/C dự phòng.

Điều này đồng nghĩa với việc các hàng hóa phải được giao đúng hạn, và đảm bảo rằng chúng đáp ứng được chất lượng, số lượng và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận.

3.4 L/C dự phòng phải được phát hành dưới dạng văn bản

Trong L/C phải thể hiện đầy đủ các thông tin quan trọng, bao gồm tên người mua và người bán, mô tả chi tiết về hàng hóa hoặc dịch vụ, giá trị của giao dịch, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán và những thông tin khác liên quan.

Tìm hiểu thêm: Phương thức L/C, thanh toán theo thư tín dụng

4. Quy trình thanh toán L/C dự phòng

Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng dự phòng trong giao dịch thương mại diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Hai bên người nhập khẩu và người xuất khẩu trao đổi các điều kiện về giá cả, số lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán … tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương. Trong đó có quy định bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình phát hành L/C dự phòng.

Bước 2: Ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ xem xét hồ sơ mở L/C, xem xét các điều kiện và yêu cầu chi tiết trong L/C dự phòng, nếu hợp lệ sẽ phát hành thư tín dụng qua Ngân hàng thông báo cho Người Xuất khẩu hưởng lợi.

Bước 3: Ngân hàng thông báo sẽ tiến hành thông báo thư tín dụng và chuyển bản gốc thư tín dụng cho người xuất khẩu.

Bước 4: Giao hàng và chứng từ: Người xuất khẩu giao hàng hóa và gửi các chứng từ như hóa đơn, vận đơn và chứng từ xuất khẩu phù hợp với yêu cầu trong L/C.

Bước 5: Nếu người nhập khẩu không tiến hành nghĩa vụ thanh toán theo quy định cho người xuất khẩu. Người bán sẽ cung cấp bộ chứng từ, tài liệu chứng minh việc người nhập khẩu không thực hiện cam kết cho ngân hàng phát hàng thư tín dụng dự phòng và yêu cầu thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng phát hành L/C sẽ xem xét bộ chứng từ của người bán, các điều khoản trong hợp đồng, tiến hành kiểm tra, nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán thanh toán tiền theo điều khoản cho người xuất khẩu, hoặc thông báo tới ngân hàng xác nhận thanh toán tiền cho người xuất khẩu.

anh-chinh-1.png

Quy trình thanh toán L/C dự phòng

5.Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng

L/C thương mại và L/C dự phòng đều là thư tín dụng do ngân hàng phát hành, nhưng chúng có những khác biệt nhất định.

5.1 Mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng.

L/C thương mại thường được sử dụng trong giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thương mại, là phương tiện thanh toán chính trong giao dịch.

L/C dự phòng: Thường được sử dụng là công cụ bảo lãnh, bảo đảm cho các cam kết tài chính hoặc thanh toán trong các giao dịch thương mại, lĩnh vực tài chính, tín dụng, giao dịch không thương mại như thanh toán nợ, hoàn trả vốn,... Đảm bảo ngân hàng phát hành sẽ là người thanh toán nếu trường hợp khách hàng của họ không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính mà họ cam kết.

5.2 Cơ sở thực hiện cam kết của ngân hàng.

L/C thương mại: ngân hàng sẽ thực hiện cam kết khi người hưởng lợi thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo các điều khoản trong hợp đồng.

L/C dự phòng: Cam kết chỉ xảy ra khi người mở L/C không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính hoặc pháp lý theo yêu cầu.

5.3 Yêu cầu chứng từ

L/C thương mại: Yêu cầu tài liệu như hóa đơn, vận đơn và các chứng từ xuất khẩu để chứng minh việc giao hàng.

L/C dự phòng yêu cầu các tài liệu chứng minh việc không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính hoặc pháp lý.

5.4 Cơ sở pháp lý của giao dịch

L/C thương mại thực hiện dựa trên quy tắc UCP 600 trong khi đó thư tín dụng dự phòng lại dựa trên nguyên tắc ISB 98, UCP 600, Unctral 1995.

Tìm hiểu thêm về: Rủi Ro Của Thanh Toán LC và Cách Giảm Thiểu Rủi Ro 

6. Phân loại L/C dự phòng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cấp độ cam kết và thanh toán mà L/C dự phòng sẽ có một số phân loại phổ biến sau.

6.1 L/C dự phòng thương mại: bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người xin mở L/C dự phòng trong trường hợp không thanh toán cho người bán bằng các hình thức thanh toán theo quy định trong hợp đồng.

6.2 L/C dự phòng đảm bảo đấu thầu: Loại L/C này được sử dụng trong các quy trình đấu thầu, các nhà thầu phải đảm bảo họ sẽ thực hiện cam kết của mình nếu được chọn làm nhà thầu. Nếu nhà thầu không thực hiện cam kết của mình khi trúng thầu, ngân hàng phát hành L/C sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho người hưởng lợi trong hợp đồng xin mở L/C.

6.3 L/C dự phòng đảm bảo thu hồi vốn (Direct Pay Standby Letter of Credit): Thư tín dụng dự phòng này được sử dụng để bảo đảm cho việc thu hồi vốn đầu tư. Khi một dự án không thành công và không thể thu hồi vốn, L/C dự phòng sẽ đảm bảo chi trả số tiền đầu tư ban đầu.

6.4 L/C dự phòng bảo hiểm: là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán khoản phí bảo hiểm nếu người yêu cầu mở L/C dự phòng không nộp phí bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm đúng hạn.

6.5 L/C dự phòng tài chính: ngân hàng phát hành bảo đảm trách nhiệm hoàn trả số tiền cho một khoản tiền đã vay nếu khách hàng của họ không thực hiện nghĩa vụ đó. Giá trị L/C có thể lên đến 100% giá trị hợp đồng cơ sở.

Mỗi loại thư tín dụng dự phòng đều phục vụ một mục đích cụ thể và có yêu cầu khác nhau. Chúng đều nhằm đảm bảo cho người bán, người hưởng lợi rằng họ sẽ nhận được tiền hoặc dịch vụ như đã thỏa thuận, ngay cả khi người mua, người xin mở L/C dự phòng không thực hiện đúng cam kết.

7. Vai trò của L/C dự phòng trong thanh toán quốc tế

L/C dự phòng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thanh toán quốc tế. Là một hình thức bảo đảm thanh toán và tạo tin tưởng giữa các bên trong một giao dịch thương mại quốc tế.

Đảm bảo thanh toán: Một trong những công dụng chính của L/C dự phòng là đảm bảo rằng người bán sẽ nhận được tiền trong trường hợp người mua không tuân theo cam kết. Tạo sự an toàn cho người bán, giúp họ nắm vững quyền kiểm soát tài chính của mình.

Tăng cường sự tin tưởng, đôn đốc thực hiện: Thư tín dụng dự phòng tạo dựng một mức độ tin tưởng giữa các bên trong giao dịch ngoại thương, thúc đẩy giao dịch giữa các bên. Bởi vì nếu một bên đã sẵn lòng cung cấp L/C dự phòng, cho thấy họ có nhiệt tình và đáng tin cậy trong việc hoàn thành giao dịch. Cũng là cơ sở đôn đốc hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng.

Giải quyết tranh chấp và xung đột: Trong trường hợp có tranh chấp hoặc xung đột giữa các bên tham gia, thư tín dụng dự phòng có thể giúp giải quyết vấn đề bằng cách cung cấp một phương tiện thanh toán thay thế hoặc bổ sung cho các cam kết không được thực hiện theo như quy định giữa các bên đã thống nhất.

Hỗ trợ tài chính trong thanh toán quốc tế: Trong các dự án lớn, L/C dự phòng có thể được sử dụng để bảo đảm cho việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ thanh toán, giúp tăng cường sự tin cậy và hỗ trợ tài chính cho các bên tham gia.

8. Quy tắc thống nhất về Thư tín dụng dự phòng ISP 98

Bộ quy tắc thực hành về thư tín dụng dự phòng quốc tế 98 - ISP98 là tài liệu quan trọng điều chỉnh thư tín dụng dự phòng. Được Viện Pháp luật và Thực tiễn Ngân hàng Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kì ban hành ngày 06/4/1998. Sau đó, được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) chấp thuận sử dụng vào cuối năm 1998 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999

ISP98 được tổ chức thành 10 Quy tắc (QT) lớn, bao gồm:

QT 1: Quy định chung;
QT 2: Các nghĩa vụ;
QT 3: Xuất trình;
QT 4: Xem xét yêu cầu thanh toán;
QT 5: Thông báo, Tước quyền và Xử lý chứng từ;
QT 6: Chuyển giao, Chuyển nhượng và Chuyển giao theo hệ quả pháp luật;
QT 7: Hủy LC dự phòng;
QT 8: Nghĩa vụ hoàn trả;
QT 9: Thời hạn;
QT 10: Cho vay hợp vốn/Bán quyền.

Mỗi quy tắc sẽ có các quy định chi tiết riêng. Các bên trong thương mại quốc tế khi sử dụng LC dự phòng như một biện pháp bảo đảm có thể lựa chọn ISP98 để điều chỉnh biện pháp bảo đảm của mình. Khi đã được lựa chọn thì bộ quy tắc ISP 98 được coi là một phần của L/C dự phòng đó.

2.png

Một số đặc điểm của ISP98

Phạm vi áp dụng: ISP98 áp dụng cho các giao dịch sử dụng L/C dự phòng trên toàn thế giới, tạo ra một khung pháp lý đồng nhất và dễ dàng áp dụng trong các giao dịch quốc tế.

Quy định và nguyên tắc: ISP98 cung cấp các quy định và nguyên tắc cụ thể về việc sử dụng và xử lý L/C dự phòng, bao gồm các quy tắc về việc lập, sửa đổi, thông báo, và giải quyết tranh chấp liên quan đến L/C dự phòng.

Giải quyết tranh chấp: ISP98 cung cấp các quy định và quy tắc cụ thể về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến L/C dự phòng, bao gồm các quy định về việc sử dụng các phương tiện hòa giải và trọng tài.

Như vậy, L/C dự phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong thương mại quốc tế, mang lại sự bảo đảm cho cả người bán và người mua. Hiểu rõ về chúng giúp chúng ta có thể tiếp cận thị trường quốc tế một cách tự tin và an tâm hơn.

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về loại hình thư tín dụng này.

Đối với các bạn đang muốn trở thành chuyên viên thanh toán quốc tế. Các bạn muốn xử lý công việc tối ưu quy trình thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp có thể tham khảo Khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu của Lê Ánh, cam kết hỗ trợ học viên thành thạo soạn thảo bộ chứng làm thủ tục thanh toán quốc tế hoàn chỉnh.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký