Vận chuyển Vaccine COVID -19 thách thức với ngành Logistics

Sự xuất hiện của Covid 19 đã khiến cả thế giới chao đảo, các ngành nghề đều có sự thay đổi để thích nghi và ứng biến với tình hình dịch bệnh, trong đó có ngành Logistics.

Vận chuyển Vaccine COVID-19 là một trong những thách thức logistics lớn nhất trong lịch sử hiện đại: Làm thế nào để vận chuyển hàng triệu liều vaccine COVID-19 trong lúc giữ chúng ở nhiệt độ cực thấp?

>>>>> Xem thêm: Mô hình chuỗi cung ứng là gì? Vai trò quản lý chuỗi cung ứng như thế nào?

1.Vì sao vận chuyển Vaccine COVID – 19 trở thành thách thức với ngành Logistics?

Thermo King – công ty đi đầu trong vận chuyển thực phẩm từ trước Thế chiến II – hiện đang hợp tác với các hãng dược phẩm, chính phủ và công ty logistics để đảm bảo rằng vaccine COVID-19 được bảo quản tốt khi chuyển tới các cơ sở y tế và bệnh viện trên khắp thế giới. Để đạt được điều này, họ đã cải biến lại các container vốn được sử dụng để vận chuyển cá ngừ đông lạnh tới Nhật Bản.

Chúng tôi lấy sản phẩm này và chỉnh sửa nó” – Francesco Incalza, Chủ tịch của Thermo King khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, nói với CNN Business.

Được biết cá ngừ cần được bảo quản ở nhiệt độ -60 độ C (-76 độ F) để giữ được chất lượng và màu đỏ nhẹ của thịt khi tới các siêu thị và nhà hàng. Vaccine COVID-19 do hãng Pfizer và BioNTech sản xuất cần phải được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C (-94 độ F) khi vận chuyển.

Bởi vậy Thermo King – thuộc công ty Trane Technologies có trụ sở ở Ireland – đã chỉnh sửa container cá ngừ sao cho nhiệt độ bên trong nó thấp hơn. Hiện tại, mỗi chiếc container có chiều dài 6 m này có thể chứa 300.000 liều vaccine của Pfizer – chủng vaccine COVID-19 đầu tiên được các nước phương Tây phê duyệt sử dụng. Ông Incalza nói rằng sự cách tân này thường phải mất nhiều năm để phát triển.

The New York Times cho biết, vaccine phòng Covid-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển được chính quyền Anh cấp phép tiêm chủng đầu tiên trên thế giới, cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -70 độ C, mức lạnh hơn nhiệt độ trung bình tại Nam Cực và thấp hơn độ lạnh cần thiết của nhiều vaccine khác.

vận chuyển vaccine Covid 19 thách thức với ngành Logistics

Mặc dù Pfizer đã thiết kế loại container lạnh đặc biệt, sử dụng đá khô (thường là CO₂ cô đặc) để bảo quản vaccine, nhưng hầu hết các hãng hàng không đều hạn chế sử dụng loại đá khô này trên máy bay. Nguyên nhân là vì đá khô có thể biến đổi từ thể rắn thành khí, tiềm ẩn nguy cơ gây độc trong không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe phi công và phi hành đoàn nếu chẳng may bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển vaccine.

Không chỉ vậy, vaccine cũng đòi hỏi cơ sở vật chất bảo quản phải đạt chuẩn. Trong trường hợp các cơ sở vật chất bảo quản không đạt yêu cầu, thiệt hại sẽ rất nặng nề. Theo WHO, khoảng 50% vaccine sẽ bị lãng phí trên quy mô toàn cầu nếu hạ tầng vận tải không đạt chuẩn. Con số này có thể tương đương tới hàng tỷ liều vaccine chống Covid-19.

Theo ông Alexandre de Juniac, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), vận chuyển vaccine sẽ là một bài toán lớn phức tạp nhất từ trước đến nay của ngành hàng không thế giới. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ cần phải thực hiện thành công nhằm góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.

2.Chuỗi cung ứng lạnh trở thành chủ đề “nóng” nhất ngành logistics

JLL vừa công bố báo cáo tiềm năng của thị trường kho lạnh với nhiều dự báo lạc quan và cơ hội tăng trưởng nóng trong vòng 12 tháng tới. Từ năm 2019 trở về trước, ngành kho vận lạnh là khái niệm ít được nhắc đến tại thị trường Việt Nam vì chỉ là sân chơi của nhà đầu tư trong nước, chủ yếu phục vụ ngành thủy hải sản.

Tuy nhiên Covid-19 xuất hiện đã thay đổi toàn bộ cục diện. Tình hình dịch bệnh bất ổn thúc đẩy xu hướng đi chợ online để tránh tiếp xúc đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này dẫn đến nhu cầu kho trữ lạnh cho thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác cũng tăng đột biến. Năm 2020 kho lạnh là một trong những phân khúc bất động sản công nghiệp hái ra tiền mùa dịch và thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư không chỉ tại Việt Nam, châu Á Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu.

Theo Prnewswire1, thị trường chuỗi kho lạnh toàn cầu được định giá 4,7 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt mức 8,2 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 12,5% trong giai đoạn 2020-2025.

Các nhà bán lẻ lẫn sản xuất và giới đầu tư đều ráo riết săn lùng nhiều kho lạnh có vị trí gần khách hàng hơn để cung ứng loại sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm. Không những thế, động lực thúc đẩy ngành kho lạnh cũng đang bùng nổ nhu cầu lớn từ thị trường vaccine Covid-19 và các loại dược phẩm khác trong tương lai.

Khảo sát mới nhất của JLL cũng cho thấy, tất cả vaccine hàng đầu đều yêu cầu nhiệt độ rất thấp để duy trì hiệu quả. Bài toán bảo quản và lưu chuyển lạnh cho vaccine có thể là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quan trọng tiếp theo cho chuỗi cung ứng và ngành hậu cần.

Đây đều là những tiêu chuẩn không hề dễ dàng cho một loại dịch vụ chưa từng có trên thị trường, hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng bên cạnh đó cũng là nhiều thách thức cho các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ muốn nắm bắt cơ hội.

Nguồn: tổng hợp & biên tập

Hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tập và công việc của bạn.

Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904 848 855/ 0966 199 878

>>>>> Bài viết tham khảo: khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở Hà Nội

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học logistics xuất nhập khẩu tại trung tâm XNK Lê Ánh.

 

5.0
(5 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
04/01/2023

02/07/2023

30/07/2023

09/12/2023

30/12/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký