CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phan Thị Thương Thương - Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Assistant Logistics Manager Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu, Khóa học Khai báo Hải quan & Báo Cáo Quyết toán Hải quan Chuyên sâu tại Lê Ánh.
Đơn vị tính CBM được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa quốc, giúp các bên vận chuyển cân đo đong đếm hàng hóa, tính giá vận chuyển.
Trong bài viết dưới đây, Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giới thiệu đến bạn đọc thuật ngữ về CBM là gì? So sánh CBM với đơn vị khác? Cách tính CBM được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay.
1. CBM là gì?
CBM là đơn vị đo được viết tắt từ “Cubic Meter” có nghĩa mét khối, dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa và tính chi phí vận chuyển.
Đơn vị CBM được vận dụng trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng container,…
Khi tính CBM, các bạn có thể quy đổi sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.
Xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu TPHCM
2. Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu
a. Cách tính CBM
Tính CBM đơn vị là mét khối (m3) theo công thức dưới đây:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Lưu ý: Quy đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao sang đơn vị mét (m).
Ví dụ 1:
A có một lô hàng gồm 15 kiện hàng quần áo bán từ Việt Nam sang Thái Lan có thông tin chi tiết lô hàng như sau:
Mỗi kiện hàng có kích thước chiều dài x rộng x cao theo thứ tự: 3m x 2,5m x 2,7m
Trọng lượng mỗi kiện là 180 kg. tính CBM?
Lời giải:
Lô hàng có: CBM = (3m x 2,5m, 2,7m) x 15 = 303,75 CBM
»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
b. Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg
Tỷ lệ quy đổi CBM sang đơn vị Kg khác nhau ở các phương thức vận chuyển khác nhau.
Các phương thức vận chuyển hiện nay được quy đổi như sau:
- Đường hàng không: 1 CBM tương đương 167 Kg
- Đường bộ: 1 CBM tương đương 333 kg
- Đường biển: 1 CBM tương đương1000 kg
Trong vận tải hàng hóa, trong các trường hợp khối lượng và kích thước có sự chênh lệch khác nhau. Việc tính giá hàng hóa sẽ có sự điều chỉnh hợp lý.
Ví dụ 2: Tính cước vận chuyển với hàng LCL
B có một lô hàng gồm 15 kiện hàng Sắt bán từ Việt Nam sang Thái Lan, vận chuyển bằng đường bộ có thông tin chi tiết lô hàng như sau:
- Mỗi kiện hàng có kích thước chiều dài x rộng x cao theo thứ tự: 3,5m x 2,5m x 0,5m
- Trọng lượng mỗi kiện là 1650 kg.
- Đơn giá vận chuyển: 150 USD/1000kg.
Tính CBM? Tính giá vận chuyển.
Lời giải:
Lô hàng có: CBM = (3,5m x 2,5m x 0,5m) x 15 = 65,625 CBM
Quy đổi sang Kg tương đương: 21853,125 Kg
Trọng lượng lô hàng: 1650 x 15 = 24750 Kg
Dễ dàng nhận thấy: 24750 > 21853,125, khi đó, giá vận chuyển hàng hóa của B sẽ tính theo mức hàng nặng hơn.
Đơn giá vận chuyển: 24750 x 0,15 = 3712,5 USD.
Nếu xét về 1 container vận chuyển giữa hàng bông và hàng sắt thép thì cân năng sẽ khác nhau nhưng vẫn tốn 1 container vận chuyển, Vì thế việc tính giá cước theo thể tích hàng hay khối lượng hàng như thế này sẽ đảm bảo tính hợp lý.
Hy vọng bài viết trên đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CBM là gì? và vận dụng đơn vị này trong thực tế một cách hiệu quả.
>>>>> Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online/offline, khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.