Chi Tiết Tiêu Chí Xuất Xứ PSR: Quy Tắc Cụ Thể Mặt Hàng
Tiêu chí PSR (Product Specific Rules) là chìa khóa để hàng hóa được công nhận xuất xứ và hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ cách áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng này. Bài viết dưới đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về PSR, tầm quan trọng của nó, và cách tận dụng hiệu quả để tối ưu hóa lợi ích trong giao dịch quốc tế.
1. Tiêu chí xuất xứ PSR là gì?
PSR là quy tắc áp dụng cho các hàng hóa cụ thể nằm trong danh mục riêng. Đa phần các FTA đều có Danh mục cụ thể mặt hàng, tra danh mục đó để biết tiêu chí xuất xứ của mặt hàng đó.
Quy tắc này yêu cầu nguyên liệu:
+ Trải qua chuyển đổi mã HS, hoặc
+ Trải qua 1 công đoạn gia công cụ thể, hoặc
+ Đáp ứng tỷ lệ % RVC cụ thể
Quy tắc PSR cho phép người nhập khẩu lựa chọn giữa các tiêu chí như RVC, CTC, SP hoặc có thể kết hợp giữa 3 tiêu chí trên để xác định xuất xứ của sản phẩm. Mỗi quốc gia thành viên trong FTA có quyền cho phép người nhập khẩu tự quyết định việc áp dụng tiêu chí nào để xác định xuất xứ của sản phẩm.
Quy tắc cụ thể mặt hàng PSR xác định các điều kiện mà sản phẩm có thể được phân loại là "có xuất xứ" của một quốc gia dựa trên thành phần và quy trình sản xuất của sản phẩm đó, từ đó giúp xác định liệu sản phẩm có đủ điều kiện để hưởng thuế suất ưu đãi hay không.
>> Tham khảo thêm: Khóa Học Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Chuyên Sâu
2. Các tiêu chí trong PSR - quy tắc cụ thể mặt hàng
2.1 Hàm lượng giá trị khu vực (LVC/RVC)
Là phần giá trị gia tăng có được sau khi quốc gia thành viên sản xuất các nguyên liệu không có xuất xứ so với tổng trị giá của hàng hóa được sản xuất ra.
Hàm lượng khu vực phải đạt tối thiểu 35% hoặc 40% và tính theo công thức.
FOB – VNM
RVC = ---------------- x 100% ( công thức tính RVC gián tiếp)
FOB
VNM - Value of non-originating materials là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, cụ thể là: Giá CIF tính tại thời điểm nhập khẩu nguyên vật liệu, bộ phận hoặc hàng hóa đầu vào; hoặc Giá tại thời điểm mua của nguyên vật liệu, bộ phận hoặc hàng hóa đầu vào chưa xác định
VOM
RVC = ---------------- x 100% ( công thức tính RVC trực tiếp)
FOB
VOM - Value of Originating Materials là trị giá của chi phí nguyên liệu có xuất xứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí kinh doanh trực tiếp, chi phí khác và lợi nhuận).
Ví dụ: Bánh Quy của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia (1905.31)
NGUYÊN VẬT LIỆU |
NGUỒN GỐC |
XUẤT XỨ |
TRỊ GIÁ |
BỘT MÌ |
PHÁP |
KHÔNG CÓ XUẤT XỨ ATIGA |
6 USD |
ĐƯỜNG |
ÚC |
KHÔNG CÓ XUẤT XỨ ATIGA |
3 USD |
HƯƠNG LIỆU |
TRUNG QUỐC |
KHÔNG CÓ XUẤT XỨ ATIGA |
1.5 USD |
TRỨNG |
VIỆT NAM |
CÓ XUẤT XỨ ATIGA |
1.8 USD |
CHI PHÍ NHÂN CÔNG, PHÂN BỔ TRỰC TIẾP VÀ CHI PHÍ KHÁC |
4.5 USD |
||
LỢI NHUẬN |
3.2 USD |
||
TRỊ GIÁ FOB |
20 USD |
Tính RVC trực tiếp :
RVC = (1.8 + 4.5 + 3.2) / 20 x 100% = 47.5%
Tính RVC gián tiếp :
RVC =(20 – 6 – 3 – 1.5 )/20 x 100% = 47.5%
Đa số các doanh nghiệp sẽ chọn cách tính RVC gián tiếp vì đơn giản, dễ tính hơn cách trực tiếp
Như vậy RVC của mặt hàng bánh quy đã trên 40%, đáp ứng yêu cầu xuất xứ của ATIGA sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định
2.2 Chuyển đổi mã số hàng hóa CTC (Change in Tariff Classification)
Là sự thay đổi cơ bản về mã số HS của hàng hóa được tạo ra ở 1 quốc gia thành viên trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia này.
Hiểu đơn giản là : Mã HS của thành phẩm PHẢI KHÁC mã hs của các nguyên liệu đầu vào. Khác 2 số, 4 số hay 6 số tùy vào hiệp định (FTA) quy định cụ thể từng mặt hàng.
a. Chuyển đổi chương CC: là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 chương đến 1 chương, 1 nhóm hay 1 phân nhóm khác của biểu thuế.
Ví dụ: Dầu dừa xuất khẩu mã HS là 15131100 được sản xuất từ cơm dừa mã HS 08011200.
b. Chuyển đổi nhóm CTH: là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 nhóm đến 1 chương, 1 nhóm hay 1 phân nhóm khác của biểu thuế.
Ví dụ: 1 nguyên liệu đầu vào có mã HS 59610000 và 59040000, mã HS của thành phẩm 59601010 khi đó nguyên liệu đạt tiêu chí CTH
c. Chuyển đổi phân nhóm CTSH: là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 phân nhóm đến 1 chương, 1 nhóm hay 1 phân nhóm khác của biểu thuế.
Nguyên liệu 39109099 thành phẩm xuất khẩu mã 39192099. Ở đây đã có sự thay đổi cấp độ phân nhóm từ 90 sang 20 => đạt tiêu chí CTSH
CTC không bao gồm tiêu chí chuyển đổi nào nhiều hơn cấp độ 6 số.
LƯU Ý: CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ và chỉ áp dụng cho công đoạn sản xuất hàng hóa cuối cùng để hợp nhất các nguyên liệu không có xuất xứ.
>> Xem thêm: HS code là gì? Cách tra mã HS code chính xác nhất
2.3 SP – Công đoạn gia công chế biến cụ thể
Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Specific Process) quy định nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại một bên thành viên FTA.
Nguyên liệu không có xuất xứ: là nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chí xuất xứ của FTA, tùy theo quy định xuất xứ của từng FTA.
Một số nguyên vật liệu là nguyên vật liệu có xuất xứ với FTA này, nhưng là nguyên vật liệu không có xuất xứ trong một FTA khác.
Ví dụ: nếu một sản phẩm A có tiêu chí WO, sản phẩm B có tiêu chí RVC, sản phẩm C có tiêu chí CTC, sản phẩm D có tiêu chí “RVC hoặc CTC” thì sản phẩm E có quy trình sản xuất cụ thể sẽ không phải là một tiêu chí đơn lẻ nào trong bất cứ tiêu chí của A, B, C hoặc D mà sẽ là một quy trình sản xuất được mô tả trong 36 quy định cụ thể, hoặc là quy trình sản xuất cụ thể kết hợp với một/ một vài các tiêu chí được liệt kê ở trên.
Ưu điểm của tiêu chí này là “không thay đổi”, nếu tuân theo cùng 1 quy trình sản xuất thì hàng hoá đạt chuẩn sẽ luôn tiếp tục có xuất xứ mà không phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu, nhân công và các yếu tố đầu vào khác (như khi tính RVC), cũng không bị ảnh hưởng do thay đổi nguồn cung nguyên liệu (là yếu tố có thể tác động tới tiêu chí CTC).
>> Tham khảo: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu
Trên đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp thông tin chi tiết tới bạn về PSR - quy tắc cụ thể mặt hàng, các tiêu chí trong PSR, cách xác định chi tiết. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết, cụ thể nhất về PSR, giúp bạn áp dụng hiệu quả vào công việc của mình.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM