Giải thích một số thuật ngữ trong Incoterms 2010
Incoterms giống như cuốn cẩm nang gối đầu giường mà bất kì ai làm trong ngành xuất nhập khẩu và logistics đều phải biết. Tuy vậy, vì Incoterms là các điều kiện thương mại quốc tế, được dịch từ bản gốc tiếng Anh sang tiếng Việt nên còn nhiều thuật ngữ gây khó khăn cho người dùng.
Để các bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ tưởng chừng như rất bình dân trong Incoterms 2010, Xuất nhập khẩu lê Ánh sẽ phân tích cụ thể một số thuật ngữ trong Incoterms trong bài viết dưới đây.
>>>>> Xem thêm: Xác định giá mua bán hàng hóa theo Incoterms
Những thuật ngữ trong Incoterms 2010 thường dùng
Cũng giống như Incoterms 2000, các nghĩa vụ của người mua và người bán được trình bày theo phương pháp đối chiếu. Nghĩa vu của người bán được thể hiện ở cột A còn nghĩa vụ của người mua được thể hiện ở cột B. Những nghĩa vụ này có thể được thể hiện bởi cá nhân người bán hàng hay người mua, hoặc đôi khi phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng và luật áp dụng, được thực hiện bởi các trung gian như người chuyên chở, người giao nhận hoặc những người khác do người bán hay người mua chỉ định vì một mục đích cụ thể.
Những giải thích trong Incoterms 2010 đã khá rõ ràng, tuy vậy để hỗ trợ tốt hơn cho những bạn mới tìm hiểu về các điều kiện thương mại quốc tế, XNK Lê Ánh xin giải thích những ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng phổ biến, xuyên suốt trong Incoterms 2010.
Người chuyên chở: Nhằm mục đích của Incoterms 2010, người chuyên chở là một bên mà với người đó việc vận chuyển được kí hợp đồng..
Thủ tục hải quan: Đây là những yêu cầu cần đáp ứng để tuân thủ những quy định về hải quan và có thể bao gồm cả chứng từ, an ninh, thông tin và nghĩa vụ kiểm tra thực tế.
Giao hàng: Thuật ngữ này mang nhiều ý nghĩa trong tập quán và luật thương mại nhưng trong Incoterms 2010, nó được sử dụng để chỉ địa điểm tại đó rủi ro về việc hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng được chuyển giao từ người bán sang người mua.
Chứng từ giao hàng: Cụm từ này hiện nay được sử dụng làm tiêu đề cho mụa A8. Nó có nghĩa là một chứng từ được sử dụng để chứng minh cho việc giao hàng. Theo nhiều điều kiện của Incoterms 2010, chứng từ giao hàng là một chứng từ vận tải hoặc một chứng từ điện tử tương ứng. Tuy vậy, đối với các điều kiện EXW, FCA, FAS và FOB, chứng từ giao hàng có thể chỉ là một biên lai. Chứng từ giao hàng có thể có chức năng khác, chẳng hạn nó là một phần trong quy trình thanh toán.
Chứng từ hoặc quy trình điện tử: một bộ phận thông tin hợp thành bởi một hoặc nhiều thông điệp điện tử và khi được áp dụng nó có chức năng tương đương với các chứng từ giấy tương ứng.
Đóng gói: Thuật ngữ này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
1. Việc đóng gói hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của hợp đồng mua bán hàng hóa
2. Việc đóng gói hàng hóa sao cho phù hợp với quá trình vận chuyển.
3. Việc sắp xếp hàng hóa có bao bì trong container hoặc trong các phương tiện vận tải khác.
Trong Incoterms 2010, đóng gói mang cả hai ý nghĩa thứ nhất và thứ hai nói trên. Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010 không đề cập đến nghĩa vụ đóng gói hàng hóa trong container và vì thế khi cần các bên nên quy định điều này trong hợp đồng mua bán.
Xem thêm: Nội dung chi tiết Incoterm 2020
Những thuật ngữ trên Incoterms trên đây sẽ thường xuyên gặp khi làm việc trong ngành xuất nhập khẩu. Hy vọng bài viết của trung tâm xuất nhập khẩu thực tế Lê Ánh sẽ hữu ích với bạn.
Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các điều kiện thương mại quốc tế Incoterm và vận dụng vào thực tiến, bạn có thể tham gia học xuất nhập khẩu thực tế ở tphcm và hà nội tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế. học kế toán ở đâu
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam