Hợp Đồng Gia Công Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Gia Công

Hợp đồng gia công - một loại hợp đồng thường gặp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Bài viết này Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hợp đồng gia công, bao gồm định nghĩa hợp đồng gia công là gì, các đặc điểm chính, tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh và chia sẻ một số mẫu hợp đồng gia công để giúp bạn có được một hướng dẫn cụ thể và dễ dàng áp dụng vào thực tế kinh doanh của mình.

Xem thêm: Gia Công Là Gì?

1. Hợp đồng gia công là gì?

Hợp đồng gia công là gìHợp đồng gia công là gì

Hợp đồng gia công là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, trong đó một bên (bên đặt gia công) đồng ý cung cấp nguyên liệu, công thức, hoặc công nghệ, và bên kia (bên nhận gia công) sử dụng chúng để sản xuất hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ theo yêu cầu cụ thể của bên đặt gia công.

Mục tiêu của hợp đồng gia công thường là tạo ra một sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nhất định, mà sản phẩm hoặc kết quả đó sau cùng sẽ thuộc về bên đặt gia công.

Trong mối quan hệ gia công, bên nhận gia công không chịu trách nhiệm về việc thiết kế hay phát triển sản phẩm mà chỉ tập trung vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ dựa trên các yêu cầu và thông số kỹ thuật đã được bên đặt gia công cung cấp. Điều này giúp bên đặt gia công có thể tận dụng lợi thế về chuyên môn, năng lực sản xuất, hoặc chi phí thấp hơn từ bên nhận gia công để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mình mong muốn.

Hợp đồng gia công thường bao gồm các điều khoản rõ ràng về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng, chi phí gia công, quyền sở hữu trí tuệ liên quan, và các điều kiện khác nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên được bảo vệ.

Hợp đồng này giúp làm rõ kỳ vọng và yêu cầu của bên đặt gia công đồng thời đặt ra khuôn khổ làm việc cho bên nhận gia công, qua đó giảm thiểu rủi ro và tranh chấp có thể phát sinh.

2. Đặc điểm của hợp đồng gia công là gì

Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của hợp đồng gia công:

- Đối tượng của hợp đồng gia công thường là việc chế tạo, gia công hoặc hoàn thiện một sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng.

- Hợp đồng gia công thường tuân theo luật thương mại hoặc luật dân sự của quốc gia mà hợp đồng được ký kết và thực hiện.

- Hợp đồng gia công quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của bên đặt hàng (chẳng hạn như cung cấp thông tin, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật) và bên nhận gia công (chẳng hạn như chất lượng của sản phẩm gia công, tiến độ giao hàng).

- Hợp đồng gia công cần phải quy định rõ ràng về chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm hoàn thành, cũng như trách nhiệm của bên nhận gia công trong việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu này.

- Hợp đồng gia công phải mô tả cụ thể về giá cả, cách thức và điều kiện thanh toán giữa các bên. Có thể bao gồm thanh toán trước, thanh toán theo tiến độ, hoặc thanh toán sau khi giao hàng và nghiệm thu sản phẩm.

- Hợp đồng thường quy định về việc bảo vệ thông tin bí mật và quyền sở hữu trí tuệ, nhất là khi sản phẩm gia công bao gồm các yếu tố độc quyền hoặc đặc biệt của bên đặt hàng.

- Phương thức giải quyết tranh chấp (như thương lượng, hòa giải, trọng tài, hoặc tố tụng tại tòa án) cũng cần được quy định trong hợp đồng, bao gồm cả thỏa thuận về pháp luật điều chỉnh và diễn đàn giải quyết tranh chấp.

3. Nội dung của hợp đồng gia công

Nội dung của hợp đồng gia công thường bao gồm các phần quan trọng sau đây để đảm bảo rằng mọi yêu cầu, quyền lợi và trách nhiệm của cả bên đặt hàng và bên nhận gia công được rõ ràng và đầy đủ:

  • Thông tin của các bên tham gia hợp đồng: Bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của bên đặt hàng và bên nhận gia công.
  • Đối tượng của hợp đồng (Cần nêu rõ về đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, và mục tiêu của việc gia công.)
  • Nguyên liệu gia công (Quy định ai sẽ cung cấp nguyên liệu, vật liệu cần thiết cho quá trình gia công, cũng như chất lượng và tiêu chuẩn của những nguyên liệu này.)
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Thời gian sản xuất và giao sản phẩm;
  • Thanh toán hợp đồng (Phải mô tả cụ thể giá công gia công, bao gồm cả cách thức và thời hạn thanh toán giữa các bên.)
  • Tiến độ thực hiện và giao hàng (Quy định rõ ràng về lịch trình thực hiện và giao hàng, bao gồm cả các mốc thời gian quan trọng và điều kiện nghiệm thu sản phẩm.)
  • Trách nhiệm chịu rủi ro;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Các quy định khác tùy từng trường hợp và mục đích giao kết hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên,... mà thêm vào.

Xem thêm: Các Mặt Hàng Gia Công Ở Việt Nam

4. Mẫu hợp đồng gia công

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Số: …

- Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

- Căn cứ …

- Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20xx, tại ... chúng tôi gồm có:

Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A):

  • Tên tổ chức: …
  • Địa chỉ trụ sở: …
  • Mã số doanh nghiệp: …
  • Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
  • Chức vụ: …
  • Điện thoại: …
  • Email: …

(Trường hợp bên đặt gia công là cá nhân thì được ghi như sau):

Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A)

  • Họ và tên: …
  • Năm sinh: …/ …/ …
  • Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
  • Chỗ ở hiện tại: …
  • Điện thoại: …
  • Email: …

Bên nhận gia công (sau đây gọi tắt là bên B):

  • Tên tổ chức: …
  • Địa chỉ trụ sở: …
  • Mã số doanh nghiệp: …
  • Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
  • Chức vụ: …
  • Điện thoại: …
  • Email: …

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng gia công với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Bên A thuê bên B gia công:

- Tên sản phẩm: ...

- Số lượng: …

- Chất lượng: …

- Tiêu chuẩn kỹ thuật: …

(Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định).

Điều 2. Nguyên vật liệu

1. Bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B các nguyên vật liệu sau:

  • Tên nguyên vật liệu: …
  • Số lượng: …
  • Chất lượng: …
  • Thời gian cung cấp: …
  • Địa điểm giao nhận: …

2. Bên B có trách nhiệm cung cấp cho bên A các nguyên vật liệu sau:

  • Tên nguyên vật liệu: …
  • Số lượng: …
  • Chất lượng: …
  • Thời gian cung cấp: …
  • Địa điểm giao nhận: …

(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung về cung cấp nguyên vật liệu và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 3. Đơn giá gia công, phương thức thanh toán

Đơn giá gia công là: … đồng/ sản phẩm (Bằng chữ: …).

Tổng cộng tiền công gia công sản phẩm là: … đồng (Bằng chữ: …).

Phương thức thanh toán: …

Thanh toán đợt … hoặc toàn bộ tại thời điểm nhận sản phẩm là … đồng (Bằng chữ: …)

(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung dung cụ thể và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ … đến ngày … / … / …

Thời hạn giao nhận sản phẩm (đợt 1) là ngày …/ …/ …, tại số nhà … đường …, phường …, quận … , thành phố … vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …

Bên B phải giao sản phẩm và bên A phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trường hợp bên B chậm giao sản phẩm thì bên A có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên A chậm nhận sản phẩm thì bên B có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên A. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận tại hợp đồng này và bên A đã được thông báo. Bên A phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Bên A hoặc bên B đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian (hợp lý) là … ngày.

Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm. Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công.

Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của bên A

1. Quyền của Bên A:

Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng này.

Trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

2. Nghĩa vụ của bên A:

Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên B; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng này.

Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của bên B

1. Quyền của bên B:

Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A.

Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

2. Nghĩa vụ của bên B:

Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp.

Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

Giao sản phẩm cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A.

Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng này.

(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng … % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho bên bị vi phạm.

Điều 8. Chi phí khác

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu là: … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí mua bảo hiểm hàng hoá là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí … là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

(Bên A và bên A tự thoả thuận về nội dung các khoản chi phí khác và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 9. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Các thỏa thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

Bên A

(Chữ ký rõ họ và tên (nếu có))

Bên B

(Chữ ký rõ họ và tên (nếu có))

Tải mẫu hợp đồng gia công: TẠI ĐÂY

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hợp đồng gia công và một mẫu hợp đồng gia công đơn giản. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và có thể áp dụng vào thực tế công việc của mình.

Nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về vấn đề này, hãy để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Chúc bạn thành công trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng gia công hiệu quả!

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký