Lộ Trình Phát Triển Trong Ngành Xuất Nhập Khẩu
Xuất nhập khẩu hiện đang là một ngành nghề quan trọng, có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy, các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu cũng thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết nên phát triển như thế nào trong ngành xuất nhập khẩu này thì hãy theo dõi bài viết "Lộ trình phát triển trong ngành xuất nhập khẩu" của Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh để có tìm ra định hướng của mình nhé.
Lộ trình phát triển trong ngành xuất nhập khẩu
1. Tiềm năng phát triển ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu là ngành có triển vọng lớn và lâu dài, bởi nó đóng góp một phần ngân sách không nhỏ cho Nhà nước. Đối với bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, muốn phát triển kinh tế giàu mạnh thì hoạt động xuất nhập khẩu phải phát triển mạnh.
Ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam vẫn luôn giữ vững phong độ ổn định trong nhiều năm trở lại đây, mặc dù cũng có những lúc bị ảnh hưởng bởi tác động của bên ngoài như dịch Covid 19, xung đột Nga - Ukraine,... Cán cân thương mại hóa của Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng và đóng góp phần trăm cực lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước thông qua những chính sách, hiệp định thương mại,... cùng với sự linh hoạt trước thị trường nhiều biến động của các doanh nghiệp, ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam ngày càng có nhiều bước tiến nổi bật hơn.
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu được đánh giá cao cả về chất lượng và số lượng như hạt điều, cao su, cà phê, hạt tiêu, than đá, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản, đồ gia dụng, đồ chơi, da giày, hàng may mặc,... Trong số kể trên, các ngành như giày dép, may mặc, dầu lửa, đồ gỡ, thủy hải sản và cà phê được coi là ngành hàng trụ cột quan trọng và có khả năng tăng sản lượng xuất khẩu trong tương lai.
Ngoài xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập khẩu kha khá các mặt hàng, trong đó nhiều nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, sản phẩm hóa chất.
Nhìn chung, thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh, tạo ra cơ hội và thách thức cho các Nhà nước, doanh nghiệp cũng như những người làm trong ngành xuất nhập khẩu.
2. Nhu cầu tuyển dụng ngành xuất nhập khẩu
Đi đôi với sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành cũng tăng theo. Quy trình xuất khẩu, quy trình nhập khẩu hàng hóa được chia thành nhiều bước, ở mỗi bước có những yêu cầu khác nhau về nhân sự.
Nhu cầu tuyển dụng xuất nhập khẩu
Hiện nay, trong ngành xuất nhập khẩu có các vị trí công việc cơ bản như sau:
- Nhân viên thu mua (Purchaser)
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales Export)
- Nhân viên chứng từ (Docs)
- Nhân viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên hiện trường (Ops)
- Nhân viên điều đội xe/bãi
- Nhân viên đại diện cho công ty đa quốc gia
- Nhân viên hỗ trợ (Cus)
Mức lương ngành xuất nhập khẩu
Tùy vào yêu cầu ở từng vị trí công việc, quy mô của doanh nghiệp, năng lực làm việc của nhân sự, kinh nghiệm làm việc,... mà có mức lương cụ thể. Dưới đây là bảng lương tham khảo của một số vị trí công việc cơ bản trong ngành xuất nhập khẩu (chưa tính hoa hồng, thưởng doanh thu,...)
- Nhân viên thu mua (Purchaser): 8.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales Export): 8.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên chứng từ (Docs): 7.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên thanh toán quốc tế: 9.000.000 - 23.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên hiện trường (Ops): 7.000.000 - 17.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên hải quan: 7.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên điều đội xe/bãi: 7.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
3. Lộ trình thăng tiến trong ngành xuất nhập khẩu
Ở mỗi vị trí công việc cũng như mỗi người khác nhau sẽ có lộ trình thăng tiến khác nhau. Tuy nhiên, ở trong bất kỳ ngành nghề nào muốn bước xa, bước lâu dài thì người lao động cũng cần trang bị cho mình nghiệp vụ của vị trí công việc đó cũng như những kỹ năng để phát triển sự nghiệp.
Trong ngành xuất nhập khẩu có 3 vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến cũng như đãi ngộ tốt, bạn có thể tham khảo như sau:
- Nhân viên hải quan: Đây là vị trí công việc quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu, người lao động có nhiệm vụ giúp quá trình thông quan trở nên hợp pháp, thực hiện đúng trình tự và xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa.
- Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu: Cái tên công việc đã nói lên phần nào nhiệm vụ mà người lao động phải đảm nhiệm, đó là xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ chứng từ của hoạt động xuất nhập khẩu.
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Đối với công việc này, nhân viên có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ, vị trí này rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Kỹ năng là điều quan trọng mà bất kỳ ngành nghề, vị trí công việc nào cũng cần. Đối với ngành xuất nhập khẩu, người lao động nên lưu ý 3 kỹ năng sau:
- Kỹ năng xây dựng chiến lược: Tìm ra được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân rồi từ đó xây dựng kế hoạch để phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế tối thiểu khuyết điểm là kỹ năng quan trọng đối với người làm xuất nhập khẩu.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Dù ở ngành nghề nào thì người có kỹ năng giao tiếp, đàm phán cũng rất được trọng dụng, đặc biệt là ở ngành xuất nhập khẩu. Nếu bạn làm ở vị trí Sales hoặc Purchaser thì đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà bạn nhất định phải có.
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc: Nếu bạn sắp xếp, quản lý được các đầu công việc một cách hợp lý, khai thác được nhiều khía cạnh, lên timeline theo dõi thời gian khoa học thì chắc chắn công việc của bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.
4. Theo ngành xuất nhập khẩu cần học những gì?
Những kiến thức cần học
- Kiến thức nền tảng về xuất nhập khẩu: khái niệm, nguyên tắc, quy trình,...
- Kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu: Incoterms, thanh toán quốc tế,...
- Kiến thức kinh tế xã hội
- Nghiệp vụ ngoại thương
- Ngoại ngữ là điều vô cùng cần thiết trong xuất nhập khẩu
Tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn từ cơ bản - chuyên sâu tại trung tâm uy tín
Nếu bạn có hứng thú với ngành xuất nhập khẩu nhưng lại là một tay ngang không biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn ở các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn hai khóa học uy tín, chất lượng, được đánh giá cao trên thị trường hiện nay.
- Khóa học xuất nhập khẩu và Logistics thực tế dành cho người mới bắt đầu
Đây là khóa học được thiết kế riêng dành cho người mới bắt đầu, chưa biết gì về ngành xuất nhập khẩu và Logistics. Khóa học được xây dựng với nội dung bài bản, được chia thành từng chuyên đề riêng từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt.
Giảng viên của khóa học là những thầy/cô có nhiều năm công tác trong ngành xuất nhập khẩu và có nghiệp vụ giảng dạy. Sau khi kết thúc khóa học người học sẽ được cấp chứng chỉ và được hỗ trợ công việc, hỗ trợ nghiệp vụ trọn đời.
Ngoài khóa học cơ bản trên, Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh còn có một số khóa học khác chuyên sâu hơn, ở mỗi khóa tập trung vào mỗi chủ đề quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu, có thể kể đến như:
- Khóa Học Purchasing (Mua Hàng Thực Chiến)
- Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Chuyên Sâu
- Khóa Học Khai Báo Hải Quan Chuyên Sâu
- Khóa học Báo cáo quyết toán Hải quan chuyên sâu
- Khóa Học Sale Xuất Khẩu Chuyên Sâu - Nghệ Thuật Bán Hàng Quốc Tế
- Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Cho Doanh Nghiệp (Inhouse)
Trên đây là tất tần tật thông tin về lộ trình phát triển trong ngành xuất nhập khẩu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở các bài viết sau.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khoá học xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM