Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì? Cơ hội việc làm của ngành Logistics.

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thầy Hoàng Anh Đức - Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 4GS Việt Nam - Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh.

Ngành logistics và công việc tại các công ty logistics hiện nay đang là chủ đề được nhiều bạn học sinh, sinh viên, những bạn có mong muốn làm logistics quan tâm. Trong bài viết này, Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ đưa ra cách hiểu đơn giản nhất về ngành logistics, và cơ hội việc làm của ngành này.

>>>> Xem thêm: Học ngành xuất nhập khẩu ra làm gì

1Ngành Logistics là gì?

Logistics là gì?

Rất khó để định nghĩa thật chính xác và đầy đủ về khái niệm Logistics. Ở đâu đó Việt Nam và trên thế giới, dịch vụ Logistics thay đổi, phát triển và mở rộng không ngừng khiến cho những cách hiểu về logistics ngày càng đa dạng và biến hóa nhanh chóng.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, Logistics là dịch vụ hậu cần, là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ, giao, nhận hàng theo yêu cầu,….

»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương tác trực tiếp với giảng viên chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm

Hiện nay ngành Logistics được đào tạo ở một số trường như  Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Hàng hải, Đại học Bách Khoa, Đại học Thương Mại,.. Các trường này, có Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic), Khai thác vận tải, Khoa học hàng hải, Logistics và quản lí chuỗi cung ứng,…  đào tạo chuyên sâu về Logistics. Vậy ngành Logistics là gì?

Logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Học ngành Logistics tại các trường Đại học sẽ đào tạo bài bản những kiến thức nền tảng (lí thuyết) và ví dụ về tính huống, bài tập thực hành trong thực tế về toàn bộ những nội dung liên quan đến giao nhận quốc tế, hải quan, chi phí logistics, hãng tàu, kho bãi hàng hóa,…

Ngành logistics

Xem thêm: Ngành Logistics học trường nào

2. Ngành Logistics học gì?

Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển

Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Cụ thể hơn, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức (kết hợp các phương thức vận tải như đường biển và hàng không, đường biển và đường sắt,…)

ngành logistics học gì

Về kỹ năng chuyên môn sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, qui hoạch trung tâm phân phối và quản trị qui trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.

Có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.

»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

3. Cơ hội việc làm của ngành Logistics

Với các kiến thức và kỹ năng như trên, một học viên chuyên ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay.

ngành logistics học gì

Ở các công ty Logistics có nhiều vị trí công việc khác nhau để các bạn theo đuổi, để biết rõ hơn về những vị trí công việc chính trong công ty Logistics bạn có thể theo dõi dưới đây

Các vị trí công việc trong công ty Logistics

Hiện nay, các công ty logistics ở Việt Nam đang ngày càng nhiều và nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng rất lớn và đa dạng. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh, sinh viên khi nói đến logistics còn rất mơ hồ, ngay cả các sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại (ngành học chuyên đào tạo XNK và Logistics tại các trường như: Đại học ngoại thương, Đại học kinh tế, Cao đẳng kinh tế đối ngoại,…) cũng khá loay hoay khi nói về công việc cụ thể trong các công ty logistics.

Vậy cụ thể những vị trí công việc khác nhau trong công ty Logistics, họ làm những gì? XNK Lê Ánh sẽ nêu ra một cách khái quát, dễ hiểu nhất để các bạn định hình như sau:

Nhân viên chứng từ/ dịch vụ khách hàng

  • Chứng từ, giải đáp thắc mắc của khách hàng
  • Kết nối thông tin giữa các bộ phận trong công ty…..

Nhân viên kinh doanh

  • Liên hệ xin các báo giá liên quan đến dịch vụ công ty cung cấp
  • Làm báo giá và tìm kiếm khách hàng…..
  • Tư vấn và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng

Nhân viên hiện trường

  • Trực tiếp làm việc tại hiện trường, tiếp xúc với các cơ quan công quyền như: hải quan, thuế, xuất xứ
  • Kiểm soát hàng hóa xuất – nhập

Ví dụ minh họa mô tả công việc của công ty Logistics

Dưới đây là ví dụ về dịch vụ logistics cho công ty May 10, trích đăng từ bài viết trên diễn đàn Vietship.

Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ có những đơn hàng theo lịch trình lập trước gửi cho các công ty vận tải (công ty logistics) đến giờ này, ngày này, tháng này công ty May 10 sẽ cần bao nhiêu container vải của Italy, bao nhiêu kg cúc của Hàn Quốc, bao nhiêu chỉ từ nhà máy trong Biên Hòa chuyển ra để làm đơn hàng A trong bao nhiêu ngày…

Căn cứ theo đơn đặt hàng của May 10, công ty vận tải lên kế hoạch và trao đổi cùng May 10 để quyết định ngày nào thì nhập cái gì trước, bằng đường nào(biển hay hàng không), có thể kết hợp hay ghép hàng với đơn hàng khác hoặc của đơn vị khác hay không,… mục đích nhằm tiết kiệm tiền vận chuyển tối đa cho May 10, kịp tiến độ sản xuất hàng ngày mà lại không mất nhiều chi phí lưu kho (việc này thì công ty May 10 không thể có điều kiện ghép hàng, không có hệ thống đại lý toàn cầu và có phương án làm tốt bằng đơn vị vận tải được).

Nếu mọi việc đều suôn sẻ, công nhân không ai ốm, điện không bị mất, không mưa, không bão, không động đất, không thay đổi đơn hàng, kiểu dáng, không thừa thiếu, không thay đổi giá cả, không có sự cạnh tranh, đổi nhà cung cấp,… thì công ty vận tải cứ thế mà làm và thu tiền.

Nhưng sẽ có lúc 1 trong những nguyên nhân khách quan đem đến, May 10 buộc phải nhập nguyên phụ liệu gấp để kịp về sản xuất, đây là lúc các anh chị vận tải sẽ phải đưa ra phương án tối ưu cho khách hàng, đi bằng gì Sea (LCL; FCL), Truck, Rail, Sea-Air hay Air… Vậy là các công ty giao nhận vận tải (công ty logistics) phải tham gia sâu hơn vào công việc sản xuất kinh doanh của May 10.

Hàng sản xuất ra sẽ cần đến 1 hãng tàu, 1 công ty Logistics hay 1 công ty FWD (Forwarder) nào đó cho 1 vài anh chị khéo miệng đến nói dăm ba câu phải trái, hạ giá, nâng hoa hồng để giành việc vận chuyển nhưng, lại có 1 chữ “nhưng”, cạnh tranh thế thì khó lắm, công ty đang làm vận tải cho May 10 họ phải dán tem mã, đánh số từng sản phẩm, từng thùng hàng, từng đơn hàng, từng lô hàng, còn 1 số động tác nữa xin được bỏ qua, họ phải quét mã để có số liệu hàng hóa để đưa lên mạng của công ty vận tải và để cùng quản lý lượng hàng, phụ liệu vào/ra với May 10 nữa.

Hàng chuẩn bị ra lò rồi thì kế hoạch phân phối đi nội địa bao nhiêu, nước ngoài bao nhiêu, cửa hàng này bao nhiêu sản phẩm, cửa hàng kia bao nhiêu sản phẩm thì các anh vận tải cũng có rồi, lúc này thì công ty vận tải sẽ lên kế hoạch đóng đơn nào, đi đâu trước, có thể có hàng lẻ, hàng cont, hàng bộ, hàng Air .

Hàng chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làmthủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10,…

Công ty logisitcs có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lượng hàng tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai,… cho May 10, từ đó May 10 có kế hoạch sản xuất, phân phối, thu đổi, bảo hành, khiếu nại nhà cung cấp vật liệu,…. và báo cho công ty vận tải kế hoạch vận chuyển, thị trường này đang cần hàng này, không cần hàng kia, thị trường này bán ế move qua thị trường khác để clear hàng. Đơn nào còn đang nằm trong kho, đơn nào đã ra thị trường và nằm tại shop nào, ngày tháng nào thì Sale, promotion đơn nào, loại gì.

Tất cả, tất cả những sản phẩm của May 10 đang nằm tại đâu, đất nước nào, thành phố nào, kho hàng nào đều được công ty vận tải quản lý và cập nhật thay đổi hàng ngày với May 10.

Thậm chí các công việc tìm kiếm mở rộng thị trường phân phối tại các nước, các yêu cầu, phản hồi từ các đại lý bán hàng, từ công tác thị trường, từ khách hàng công ty Logistics có thể giúp May 10 luôn vì công ty vận tải họ có hệ thống toàn cầu, biết về các công ty bản địa nên thuận lợi hơn trong việc cầu nối thương mại. học kế toán thuế

Trên đây là các công viêc, có thể nói khá phức tạp và đầy đủ (mang tính trọn gói) của một công ty Logistics đang phục vụ khách hàng của mình là công ty May 10. Các bạn có thể thấy, công việc của công ty Logistics không hề đơn giản và dễ dàng và đòi hỏi độ chính xác cực kì cao. Tuy vậy, đây cũng là công việc đầy thử thách và thú vị.

Với một sinh viên chuyên ngành Logistics hoặc những bạn sinh viên tham gia các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có cơ hội việc làm như thế nào? Những thách thức và tiềm năng của ngành logistics với các bạn ra sao?

Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, …Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán,…

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay ở tphcm có khoảng 800 – 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng hơn 1500 doanh nghiệp trên cả nước (Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics). Sự bùng nổ nóng bỏng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.

Trong khi đó, hiện nay, ngành Logistics đóng góp khoảng 21% GDP cả nước, một con số đáng kinh ngạc bởi những lợi nhuận của ngành logistics mang lại cho nền kinh tế đất nước. Trong tương lai, chắc chắn ngành logistics sẽ còn phát triển hơn nữa và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành logistics sẽ ngày càng rộng mở.

4. Lộ trình học Logistics hiệu quả

Nếu như bạn là người học trái ngành, bạn muốn học Logistics thực tế để phục vụ cho công việc thì bạn nên học từ những kiến thức mang tính nền tảng trước (lý thuyết) sau đó mày mò thêm các chứng từ Logistics để thực hành. 

Bạn cũng nên có 1 người thầy (người làm nghề logistics) hướng dẫn thêm những kiến thức mang tính thực tế để có thể làm được nghề Logistics. 

Để định hướng rõ hơn cho những bạn mới học logistics, muốn tự học Logistics, XNK Lê Ánh gợi ý cho bạn lộ trình học logistics một cách hiệu quả gồm những nội dung dưới đây:

  • Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Incoterms 2010, cập nhật điểm mới Incoterms 2020
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Các phương thức thanh toán quốc tế (T/T, D/A, D/P, L/C)
  • Kiến thức chung về vận tải biển
  • Container và các phương thức gửi hàng bằng container
  • Quy trình handle một lô hàng xuất đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường biển (Booking, B/L)
  • Quy trình handle một lô hàng nhập đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường biển (MNF, AN, DO)
  • Kiến thức chung về vận tải hàng không
  • Quy trình handle một lô hàng xuất đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường hàng không (Booking, AWB)
  • Quy trình handle một lô hàng nhập đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường hàng không (AN, DO)
  • Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Thủ tục hải quan điện tử
  • Tờ khai hải quan loại hình xuất kinh doanh, nhập kinh doanh
  • Kiến thức cơ bản về kho hàng (Warehousing)
  • Các nguyên tắc tổ chức và quản lý kho hàng
  • Các nghiệp vụ quản lý kho (xuất nhập hàng, bảo quản, kiểm kê)
  • Distribution Center và các loại kho đặc biệt khác

Đọc tiếp: 

Để được hỗ trợ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu - logistics bạn có thể tham gia group sau: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics.

Đây là Group cộng đồng, quy tụ số lượng lớn những người làm nghề, cùng chia sẻ, hướng dẫn nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Group này cũng có sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu - Logistics thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, TPHCM và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên trên cả nước, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên của chúng tôi.

Hiện nay, Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh đang thực hiện đào tạo các khóa học:

Xuất nhập khẩu Lê Ánh chúc bạn thành công trên con đường chinh phục nghề logisticschứng chỉ kế toán

Các bạn có thể tham khảo thêm về các khóa học Xuất nhập khẩu - logistics, bạn vui lòng đọc thêm bài viết: Khóa học xuất nhập khẩu - logistics thực tế

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online/offline, khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.

5.0
(26 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
18/08/2023

25/03/2023

08/02/2023

29/08/2023

25/07/2023

10/12/2023

09/03/2023

16/12/2023

09/10/2023

31/12/2023

Popup Image
Bình luận
Nguyễn Thị Thu Hà
58 phút trước

mình đang mở kinh doanh mặt hàng gỗ để xuất khẩu thì có cách nào học nhanh nhất cho đến thành thạo không. Trung tâm hướng dẫn mình cách đăng ký nhé.

Trả lời

Ẩn

Quản trị viên
47 phút trước

Chào bạn, Trung tâm sẽ liên hệ tư vấn và giải đáp chi tiết về khóa học xuất nhập khẩu phù hợp với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm khóa học xuất nhập khẩu của trung tâm Lê Ánh ạ.

Đoàn Thị Yến Nhi
22:56:27 PM 28/11/2024

Em đang tìm trường dạy logistics để học văn bằng 2, có ai biết hệ học nào ok không ạ? Em muốn tìm trường nào có tiếng 1 chút ạ🙂

Trả lời

Ẩn

Hòa
13:46:51 PM 25/11/2024

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang nước nào? Mỹ hay Trung Quốc là lớn nhất ạ?

Trả lời

Ẩn

Trần Cẩm Thi
16:40:52 PM 26/11/2024

Mỹ hiện vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam mà b, chủ yếu là các sản phẩm như dệt may, giày dép, và đồ điện tử. Trung Quốc thì quan trọng ở cả hai khía cạnh, vừa là đối tác xuất khẩu lớn, vừa là nguồn nhập khẩu nguyên liệu chính.

Đoàn Minh
19:38:18 PM 22/11/2024

Sinh viên chuyên ngành logistics nhưng e thấy kiến thức còn nông, rất tha thiết tìm kiếm khoá học logistics thực tế. E biết trung tâm lâu rồi, mong trung tâm tư vấn e khoá học phù hợp vs ạ

Trả lời

Ẩn

Quản trị viên
11:35:55 AM 30/11/2024

Chào bạn, Trung tâm sẽ liên hệ tư vấn và giải đáp chi tiết về khóa học xuất nhập khẩu và logistics phù hợp với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm khóa học xuất nhập khẩu của trung tâm Lê Ánh ạ.

Ngô Thị Thu Thảo
00:50:45 AM 15/11/2024

Em tiếng anh hơi kém và biết chút chút tiếng Trung thì em có cơ hỏi làm việc trong ngành logistics không ạ?

Trả lời

Ẩn

Lê Thùy Trang
18:44:06 PM 07/11/2024

em muốn hỏi những chứng chỉ quốc tế nào có lợi cho công việc hay sự nghiệp trong ngành logistics?

Trả lời

Ẩn

Nguyễn Thị Vân
09:33:26 AM 08/11/2024

bạn có thể tham khảo thử bài viết chia sẻ về chứng chỉ ngành logistics này: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/chung-chi-quoc-te-ve-logistics-va-quan-tri-chuoi-cung-ung.html

Trần Thị Nguyệt Hằng
15:03:48 PM 04/11/2024

Học online với offline thì cái nào tốt hơn để học xuất nhập khẩu vậy?

Trả lời

Ẩn

Phương Trương
09:56:47 AM 05/11/2024

nếu có thời gian thì mình thấy học offline tốt hơn. Ngành này cần thực hành nhiều, từ làm chứng từ đến khai báo hải quan, mà học trực tiếp dễ hỏi đáp và nắm bắt hơn. Được giảng viên hướng dẫn tại chỗ cũng giúp bạn nhớ lâu và tự tin khi thực hànhn

Ngo Thi Ly
11:50:33 AM 28/10/2024

Có khóa học ngắn hạn hoặc chứng chỉ nào về logistics nên có không ạ? Em muốn đi học để sau có thể đi làm thành thạo ạ

Trả lời

Ẩn

Lê Thị Thuý
16:39:39 PM 25/10/2024

Cho em hỏi khóa học xuất nhập khẩu và logistics cho người mới bắt đầu học phí bao nhiêu và phải học bao lâu ạ? Em đang học chuyên ngành logistics và muốn học thêm kinh nghiệm thực tế ạ

Trả lời

Ẩn

Quản trị viên
10:05:19 AM 28/10/2024

Chào bạn, Trung tâm sẽ liên hệ tư vấn và giải đáp chi tiết về khóa học xuất nhập khẩu và logistics thực tế phù hợp với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm khóa học xuất nhập khẩu của trung tâm Lê Ánh ạ.

Hồng Hân
11:11:11 AM 21/10/2024

Học logistics vận chuyển quốc tế có khó không?

Trả lời

Ẩn

Nguyễn Hải
10:47:37 AM 25/10/2024

Học logistics vận chuyển quốc tế cũng tùy vào khả năng mỗi người. Nếu bạn có nền tảng về logistics nội địa hoặc đã từng làm việc trong ngành xuất nhập khẩu, sẽ dễ hơn nhiều. Nhưng nếu mới bắt đầu từ con số 0 thì sẽ có nhiều thứ phải học, từ cách tính toán chi phí vận tải, thủ tục hải quan đến các quy định vận chuyển giữa các nước

Đào Linh
11:12:07 AM 24/10/2024

Học logistics vận chuyển quốc tế không quá khó nếu bạn chịu khó học hỏi và tìm hiểu. Ngành này yêu cầu bạn nắm vững các quy trình, thủ tục hải quan, và quản lý vận tải, nhưng nếu có đam mê và theo đuổi nghiêm túc thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cái gì mới thì lúc đầu cũng khó, nhưng càng học càng thấy thú vị.

Huỳnh Minh Nguyệt
10:45:36 AM 22/10/2024

m thấy ban đầu, học logistics vận chuyển quốc tế có thể cảm thấy khó vì phải làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành, quy trình phức tạp và thủ tục hải quan. Tuy nhiên, nếu bạn đã có nền tảng cơ bản về xuất nhập khẩu hoặc logistics nội địa, việc tiếp thu sẽ nhanh chóng hơn. Thực hành thực tế trong ngành cũng giúp bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn.

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký