OEM Là Gì? Hàng OEM Có Tốt Không?
Chúng ta đã không còn xa lại với hàng hóa OEM, nhưng cụ thể OEM là gì? Làm sao biết hàng OEM có tốt hay không? chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết về vấn đề sản xuất hóa hóa OEM và việc thuê công ty sản xuất hàng OEM như thế nào qua bài viết dưới đây.
>>>>> Xem thêm: Phần mềm SAP là gì? Ứng dụng của phần mềm SAP trong quản trị chuỗi cung ứng
1. OEM Là Gì?
OEM là viết tắt của “Original Equipment Manufacturer”, tức “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. Hiểu đơn giản, OEM là công ty sản xuất sản phẩm theo yêu cầu và thiết kế của đối tác, sau đó sản phẩm được bán dưới thương hiệu của đối tác đó.
Ví dụ: Các sản phẩm của Apple thường do Foxconn sản xuất. Apple là công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ, đồng thời phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là công ty OEM chuyên sản xuất cho Apple, có trụ sở ở nhiều nước như Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ,...
Hoặc như hãng Xiaomi thường thuê các nhà sản xuất OEM để sản xuất rất nhiều mặt hàng từ điện thoại, tivi, đến thiết bị chăm sóc sức khỏe, đồ gia dụng,..
Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều mặt hàng OEM khác nhau như bình giữ nhiệt, ổ cắm điện, các vật dụng nhà bếp, quần áo, phụ kiện thời trang,...
Nhiều trường hợp, hàng hóa OEM thường chỉ những sản phẩm hoặc bộ phận được sản xuất bởi một công ty, nhưng được thiết kế để sử dụng như các bộ phận thay thế hoặc lắp ráp vào sản phẩm của một công ty khác. Những hàng hóa này thường không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng trong bao bì thương hiệu của nhà sản xuất gốc, mà thay vào đó, chúng được cung cấp cho các doanh nghiệp khác để lắp ráp hoặc bán lại dưới thương hiệu của họ.
Ví dụ, một công ty sản xuất linh kiện điện tử có thể cung cấp các bộ phận nảy cho một hãng sản xuất điện thoại thông minh khác. Những bộ phận này được gọi là hàng hóa OEM vì chúng được thiết kế và sản xuất để phù hợp và hoạt động trong sản phẩm của hãng điện thoại, và thường không có nhãn hiệu của nhà sản xuất linh kiện.
Hàng hóa OEM thường được đánh giá cao vì chất lượng và khả năng tương thích, nhưng có thể khó mua cho người tiêu dùng cá nhân vì thường chỉ được phân phối thông qua các kênh B2B (business-to-business).
2. Ưu Điểm & Nhược Điểm Của Hàng Hóa OEM
Không ngẫu việc sản xuất hàng hóa OEM ngày càng phổ biến như vậy, hàng OEM vẫn đảm bảo chất lượng và còn có nhiều ưu điểm như sau:
Ưu điểm:
Chất lượng đảm bảo: Để sản xuất được hàng hóa OEM, các nhà sản xuất đều đã có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, vì vậy chất lượng thường đáp ứng hoặc thậm chí vượt trội so với các tiêu chuẩn ngành. Nhà sản xuất có kinh nghiệm trong việc tuân thủ các quy định chất lượng quốc tế và thường xuyên được kiểm định để đảm bảo sản phẩm cuối cùng tuân thủ các tiêu chuẩn này.
Giá thành thấp hơn: Các công ty sản xuất sản phẩm OEM có thể tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển cũng như quảng cáo và marketing cho mặt hàng. Do nhà sản xuất OEM đã có cơ sở vật chất và dây chuyền sản xuất sẵn có, họ có thể sản xuất lượng lớn sản phẩm với chi phí thấp hơn, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí cho công ty mua hàng OEM mà còn giúp họ cạnh tranh hơn về giá thành trên thị trường.
Khả năng tùy biến cao: Sản phẩm OEM cho phép các công ty đặt hàng sản xuất theo yêu cầu riêng, có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước, chất liệu, màu sắc, hoặc các tính năng đặc biệt để phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng hoặc để phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường. Giúp công ty linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và nhanh chóng thích ứng với xu hướng thị trường.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, hàng OEM cũng tồn tại những nhược điểm sau:
Khó kiểm soát quá trình sản xuất: Khi sản phẩm được sản xuất bởi một bên thứ ba, công ty đặt hàng OEM khó có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc các vấn đề liên quan đến sản xuất như lịch trình hay phương pháp sản xuất. Điều này dễ dẫn đến các vấn đề về chất lượng không nhất quán hoặc sự chậm trễ trong việc cung ứng đơn hàng.
Phụ thuộc vào nhà sản xuất: khi đặt hàng OEM, sẽ dẫn đến việc bị quá phụ thuộc vào một nhà sản xuất, đây có thể trở thành một rủi ro kinh doanh nếu nhà sản xuất gặp vấn đề về tài chính, pháp lý hoặc sản xuất. Làm gián đoạn hoặc thậm chí ngừng trệ sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp.
Thách thức về bảo mật (vấn đề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp): Khi làm việc với nhà sản xuất OEM, công ty phải chia sẻ các thông tin và công nghệ quan trọng, nó dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin, sao chép công trình nghiên cứu R&D, nếu nhà sản xuất không có các biện pháp bảo mật thông tin chặt chẽ. Đã có rất nhiều sản phẩm bị sao chép và tung ra thị trường. Như vậy có khả năng thông tin độc quyền có thể bị lợi dụng để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh.
Giới hạn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp: Vì sản phẩm không mang nhãn hiệu của nhà sản xuất gốc, có thể khó khăn hơn trong việc xây dựng nhận diện và uy tín thương hiệu cho công ty. Đồng thời hạn chế khả năng của công ty trong việc tạo dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng cuối cùng, bởi khách hàng thường nhận diện sản phẩm qua thương hiệu.
3. Phân biệt OEM, ODM và OBM
Bên cạnh OEM là gì khiến nhiều người rất thắc mắc, thì ODM và OBM cũng khiến mọi người thắc mắc, ODM và OBM khác gì so với OEM?
OEM viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer: Các công ty OEM chỉ sản xuất hay gia công sản phẩm theo yêu cầu.
ODM viết tắt của cụm từ Original Design Manufacturing: Công ty ODM chỉ thiết kế và xây dựng theo yêu cầu.
OBM viết tắt của cụm từ Original Brand Manufacturer: Nhà sản xuất của thương hiệu gốc, chịu trách nhiệm thuê công ty OEM và ODM để sản xuất sản phẩm, còn họ sẽ phát triển và phủ sóng thương hiệu.
4. Lưu ý khi mua hàng OEM
Với những nhược điểm của việc đặt hàng OEM như ở trên, khi mua hàng OEM cần lưu ý những điều sau:
Xác định nguồn gốc: Hàng OEM thường được sản xuất để cung cấp cho các công ty khác lắp ráp hoặc bán lại dưới thương hiệu của họ. Do đó, hãy kiểm tra xem sản phẩm có rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và nhà sản xuất hay không.
Chất lượng sản phẩm: Mặc dù hàng OEM thường có chất lượng tương đương với hàng thương hiệu, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng sản phẩm trước đó.
Bảo hành, hỗ trợ: Một số sản phẩm OEM có thể không được bảo hành hoặc có chế độ bảo hành hạn chế so với sản phẩm thương hiệu. Cần kiểm tra kỹ chính sách bảo hành và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Giá cả: Hàng OEM thường có giá rẻ hơn hàng thương hiệu. Tuy nhiên, giá cả không nên là yếu tố duy nhất để quyết định. Hãy cân nhắc tổng thể về giá trị sản phẩm so với chi phí doanh nghiệp bỏ ra.
Phụ kiện, linh kiện đi kèm: Đôi khi, sản phẩm OEM có thể không đi kèm với tất cả phụ kiện hoặc linh kiện như khi mua hàng thương hiệu. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ những gì được bao gồm trong đơn hàng của mình.
5. Thị trường hàng hóa OEM tại Việt Nam hiện nay
Cùng với xu thế OEM ngày càng phát triển, thị trường hàng hóa OEM tại Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sản xuất đa dạng sản phẩm từ thời trang, đồ dùng cá nhân đến các sản phẩm quà tặng doanh nghiệp.
Các sản phẩm OEM thường có giá thành cạnh tranh do lợi thế về chuyên môn hóa và công nghệ hiện đại, đồng thời chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo nhờ sự kiểm định nghiêm ngặt của các tổ chức độc lập. Mô hình này cũng giúp các doanh nghiệp linh hoạt trong việc thử nghiệm và đa dạng hóa sản phẩm mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng sản xuất.
Ngoài ra, sự phát triển của thị trường hàng hóa OEM còn góp phần vào hoạt động logistics tại Việt Nam, với việc vận chuyển các sản phẩm này qua nhiều phương thức như đường bộ, đường biển và hàng không, từ đó cũng đẩy mạnh hoạt động của các cảng biển và các dịch vụ kho bãi trong nước.
6. Lợi thế trong chiếc lược OEM
Bạn có biết lợi thế trong chiếc lược OEM là gì không? Với các công ty đặt hàng, họ có thể áp dụng nhiều chiến lược và hình thức kinh doanh khác nhau cho sản phẩm OEM. Việc thử nghiệm mặt hàng mới cũng dễ dàng hơn so với việc phải đầu tư trang thiết bị 100% từ đầu.
Doanh nghiệp thay vì đầu tư vào sản xuất thì chỉ cần tập trung vào khâu nghiên cứu công nghệ và phát hành sản phẩm, từ đó các mặt hành cũng dễ tiếp cận thị trường hơn. Đơn cử là sự bùng nổ các sản phẩm iPhone của Apple.
Còn với người dùng, họ có thể chọn mua hàng OEM với mức giá rẻ hơn mà chất lượng thì không hề thua kém hàng chính hãng.
XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học mua hàng quốc tế, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu,... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hotline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM