Rớt Tàu, Delay Tàu Là Gì? Cách Xử Lý Nhanh, Hiệu Quả Nhất

Rớt tàu, delay tàu là gì mà khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng ngồi không yên? Nếu gặp phải tình trạng delay tàu cần xử lý như thế nào để tránh thiệt hại. Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh để trả lời câu hỏi trên.

>>>> Xem thêm: Khóa Học Logistics Chuyên Sâu

1. Rớt Tàu, Delay Tàu Là Gì?

Hàng bị rớt tàu hay delay tàu có nghĩa là container hàng không được xếp lên đúng con tàu như đã dự định trước đó để vận chuyển đi và lúc này cần phải chờ một con tàu khác đến sau vậy chuyển

Thông thường, thời gian delay tàu là 3 - 7 ngày kể từ ngày tàu khởi hành.

Hậu quả của việc hàng bị rớt tàu, delay tàu: việc delay tàu, rớt tàu sẽ khiến dẫn đến việc hàng hóa không thể trả đúng hẹn cho khách, kéo theo rất nhiều hậu quả như: bị phạt chậm tiến độ do không làm đúng thời gian giao hàng cam kết trên hợp đồng, chậm quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, khách hàng hủy hợp tác và không tiếp tục làm việc, hợp tác trong những lô hàng sau…

rớt tàu delay tàu là gì
Delay tàu, rớt tàu là gì?

Để hạn chế tính trạng delay tàu, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này phòng ngừa, hạn chế tình trạng rớt tàu.

2. Vì Sao Xảy Ra Tình Trạng Rớt Tàu, Delay Tàu.

Delay tàu là tình trạng diễn ra rất phổ biến, bởi những nguyên nhân đôi khi không thể lường trước như:

Do thời tiết xấu: hàng đi đường biển sẽ phải đối mặt với rủi ro thời tiết xấu như: mưa bão, lốc xoáy, sóng thần,…khi đó, tàu biển phải thay đổi lịch trình hoặc đi đường vòng, dừng thêm hoặc bỏ qua một cảng,...Thậm chí nhiều trường hợp có thể gây đắm tàu và mất hàng (vì vậy hàng đi đường biển nên mua bảo hiểm hàng hóa)

Do tình trạng quá tải, tắc nghẽn tại Cảng: tình trạng này thường diễn ra vào mùa cao điểm, khi lượng hàng hóa đổ vào một cảng lớn rất dễ dẫn đến tình trạng thông quan và xử lý hàng hóa muộn gây phát sinh thời gian chờ và ảnh hưởng đến lịch tàu chạy

Chuyển tải: Để tiết kiệm chi phí trong vận chuyển,, một số hàng hóa sẽ được tập kết tại cảng nhỏ lẻ ở tàu nhỏ, sau đó tàu nhỏ sẽ chuyển tải hàng hóa để tập kết ở tàu to. Việc này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa cho chủ hàng nhưng lại kéo dài thời gian vận chuyển

Do chuyến tàu trước bị delay: Trong vận tải biển nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến chuyến trước của tàu bị delay thì rất dễ dẫn đến chuyến sau của tàu cũng bị delay, chỉ có điều thời gian delay có thể sẽ ngắn hơn so với chuyến trước đó.

Do hãng tàu: Hãng tàu hủy chuyến do số lượng container trên tàu quá ít không đủ chi phí cho tàu chạy. Thêm vào đó, thường các hãng tàu có xu hướng nhận số lượng booking lớn hơn số Space mà hãng tàu có để đề phòng trường hợp khách hàng hủy chuyển và khi lượng hủy booking của khách hàng ít dẫn đến hàng của bạn được nhận booking sau thì rất dễ bị trượt tàu.

Do không kịp hoàn thành thủ tục hải quan trước giờ Cut-Off (thời hạn cuối cùng mà người vận chuyển phải kết thúc thông quan cho hàng hóa, thanh lý container ở cảng để xếp hàng lên tàu): Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như đơn bị xuất khẩu không kịp làm thủ tục hoặc do bị kiểm hóa đầu xuất khẩu dẫn đến trình trạng hải quan nước xuất khẩu không kịp kiểm hóa hàng xong trước lịch tàu chạy và làm phải booking lại hoặc đi chuyến sau của tàu.

Các nguyên nhân khách quan/ bất khả kháng: Như các tai nạn không đáng có trên tàu (cháy, nổ,..), tàu gặp cướp biển, hải tặc, sự nhầm lẫn của cảng khi xếp container, dịch bệnh bùng phát , tàu gặp nạn trên biển…

3. Cách Xử Lý Nhanh Nhất Khi Hàng Hóa Bị “Rớt Tàu” Delay Tàu

Có thể thẩy việc hàng hóa bị rớt tàu, delay tàu dẫn đến rất nhiều hậu quả, rắc rối, khiến các chi phí phát sinh, trễ hẹn giao hàng cho khách.

Vì vậy, cần xử lý nhanh nhất có thể khi tình trạng này xảy ra để đôi bên hiểu và đưa ra thỏa thuận về trách nhiệm của mỗi bên.

Khi hàng bị rớt tàu, trước tiên doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân bị rớt tàu từ đâu:

- Delay do hãng tàu: thường lỗi này hay xảy ra và doanh nghiệp XNK cũng khó có thể làm gì để thay đổi việc delay này. Trường hợp hàng hóa bị nhỡ tàu xuất phát từ lỗi của hãng tàu vận tải thường do hãng tàu cắt lại 1 số lượng hàng nhất định nếu chuyến đó bị quá tải để đảm bảo space và an toàn của tàu.

Trong trường hợp này sẽ có thông báo container bị rớt lại, hãng tàu sẽ chủ động sắp xếp chuyến tàu sớm nhất cho bạn. Mọi chi phí phát sinh liên quan đến: Tờ khai xuất khẩu, chi phí DEM/DET thông thường là do hãng tàu sẽ chi trả toàn bộ.

- Delay do chủ hàng/Ops: Trên booking của hãng tàu luôn thông báo về thời gian phải gửi SI, VGM; thời gian giao/nộp tờ khai hàng xuất khẩu, thời gian giao/hạ container về cảng/bãi.

tớt tàu delay tàu
rớt tàu delay tàu là gì

Thông báo Delay Tàu, Rớt tàu

Tuy nhiên vì một số lý do như: chủ hàng không đủ gom hàng để đóng; không gửi SI VGM; tờ khai sai thông tin không kịp sửa; Ops quên đi giao/nộp tờ khai hàng xuất; cont bị hạ nhầm cảng/bãi và không kịp hạ về đúng nơi quy định của hãng tàu trước giờ cắt máng,... dẫn đến việc chủ hàng bị rớt container lại.

Cần liên hệ ngay với khách hàng: sau khi biết hàng bị rớt tàu, chủ hàng hoặc Forwarder (FWD) cần phải liên hệ ngay với khách hàng thông báo về tình trạng đơn hàng bị chậm trễ,

Thông báo với đối tác, sắp xếp chuyến tàu sớm nhất có thể: chủ hàng cũng cần thông báo với phía đối tác trong chuỗi cung ứng hàng hóa của bạn, sắp xếp lại chuyến tàu sớm nhất, cố gắng hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục sớm nhất có thể.

Trên thực tế, các phát sinh liên quan đến: tờ khai xuất khẩu, chi phí DEM/DET sẽ do chủ hàng hoặc đơn vị FWD tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp này thực sự sẽ cần phải lưu ý vì đôi khi các chi phí phát sinh liên quan đến việc hàng bị rớt tàu, có thể lớn hơn rất nhiều so với phí vận tải đường biển ban đầu.

4. Cần Làm Gì Để Hạn Chế Hàng Hóa Bị Delay Tàu

Tối ưu quy trình, thủ tục: Để hàng đi đúng tiến độ thì đó là quá trình từ lúc sản xuất, đóng hàng, làm các thủ tục (hải quan, kiểm dịch, hun trùng, v.v), book tàu, đưa hàng ra cảng v.v....

Trong quá trình đó doanh nghiệp có thể chủ động việc như: sản xuất, đóng hàng, khai hải quan,...doanh nghiệp có thể tự cải tiến quy trình, nâng cao nghiệp vụ rút ngắn thời gian và áp dụng những cách dưới đây để có thể hạn chế phần nào tình trạng delay tàu, rớt tàu.

Cần lấy booking sớm nhất có thể: Thời gian lấy booking có thể là trước 1-2 tuần để hạn chế ít nhất delay tàu và nhiều trường hợp sẽ được giá cước tốt.

Đặt booking tàu đi thẳng, không nối chuyến, chuyển tải: Để tránh bị delay thì khi đặt booking doanh nghiệp đừng nên chỉ chú ý về giá mà còn về lịch trình tàu. Bởi hàng đi thẳng thì nguy cơ delay, chậm trễ sẽ ít hơn, tất nhiên chi phí sẽ cao.

Cần lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin minh bạch, công khai để có thể lựa chọn được lịch trình và giá cả phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

Nếu hàng cần đảm bảo tiến độ thì nên lựa chọn vận chuyển đường bộ hoặc đường hàng không: để tránh bị delay đường biển quá lâu vào mùa cao điểm thì chúng ta nên lựa chọn phương án an toàn hơn là vận chuyển đường bộ và biển.

Tất nhiên việc chuyển sang vận chuyển đường Không phải vì 2 phương án này không bị chậm trễ mà là thời gian chậm trễ của 2 phương thức này sẽ ngắn hơn thời gian chậm trễ của đường bộ và biển.

Nghiên cứu kỹ thời gian tất để xử lý lô hàng, cần có phương án dự phòng, giải pháp phòng ngừa hàng bị delay tàu, rớt tàu. Mọi rủi ro có thể xảy ra, vì vậy doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị hàng hóa để kịp tiến độ giao hàng lên tàu.

Lựa chọn đơn vị dịch vụ Forwarder uy tín: Việc lựa chọn đơn vị Forwarder uy tín và đầy kinh nghiệm cũng giúp bạn hạn chế được việc hàng bị rớt tàu. Vì họ có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề phát sinh khi xảy ra. Ngoài ra họ còn có ưu thế khi đàm phán với các hãng tàu khi hàng của bạn có nguy cơ bị nằm trong danh sách bị cho rớt.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nộikhóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học mua hàng quốc tếkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hotline: 0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký