Thủ Tục Nhập Khẩu Thép Các Loại
Năm 2021 đánh dấu sự tăng vọt giá cả mặt hàng thép khiến các ngành liên quan đến xây dựng của Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá thép nhập khẩu liên tục tăng do nguồn cung khan hiếm đã trở thành vấn đề nóng hổi. Các doanh nghiệp lớn trong ngành thép đều mong muốn đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng này.
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về thủ tục nhập khẩu thép về Việt Nam để doanh nghiệp lên phương án nhập khẩu thép hiệu quả, dự trù được trước các chi phí phát sinh khi nhập khẩu mặt hàng này.
>>>>> Xem thêm: CE là gì? Chứng chỉ CE trong xuất nhập khẩu
Thủ tục nhập khẩu thép
Thép là mặt hàng có quy trình nhập khẩu rất phức tạp do quy định nhập khẩu sắt thép có nhiều thông tư, văn bản của chính phủ gồm: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan hải quan. Trong mảng sắt thép bạn cần phải chú ý những vấn đề sau đây để giúp việc thủ tục hải quan trở nên đơn giản và nhanh gọn hơn.
Các bước nhập khẩu thép các loại:
Bước 1: Xin đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Bước 3: Thông quan hàng hóa.
Bước 4: Mang mẫu đi thử nghiệm hợp quy
Bước 5: Nộp kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Cụ thể, các bước này như thế nào, chúng tôi đã tóm tắt lại theo trình tự với các nội dung sau:
Bước 1: Xin kiểm tra chất lượng thép với những loại thép phải kiểm tra chất lượng
Để biết chất lượng thép nhập khẩu, loại nào phải kiểm tra chất lượng, loại nào không cần kiểm tra chất lượng. Bạn cần dựa vào Phụ lục I để biết mã hàng thép miễn kiểm tra chất lượng, phụ lục này cũng tra theo mã HS code.
Phụ lục I: Danh mục các sản phẩm thép không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch (nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước) (Ban hành theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trong phần Phụ lục II của Thông tư này là những sản phẩm phải kiểm tra chất lượng nhà nước
Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sắt thép nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân nộp 1 bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sắt thép nhập khẩu tại cơ quan nhà nước nơi tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan. Hồ sơ bao gồm:
Giấy đăng ký nhà nước về chất lượng của sắt thép nhập khẩu tại Phụ lục V thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.
Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của sắt thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của sắt thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp.
Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (Packing list), Hóa đơn (Invoice), Vận đơn (Bill of lading); Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O).
Đối với các loại sắt thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, hồ sơ phải bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu sắt thép của Sở Công Thương.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung hồ sơ đầy đủ thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong thông báo nêu rõ “ô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan.
- Trường hợp thép nhập khẩu có Giấy tờ không phù hợp với hồ sơ nhập khẩu hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan tại bài viết: Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu của xuất nhập khẩu Lê Ánh
Truyền tờ khai xong, bạn đem bộ hồ sơ xuống chi cục hai quan để làm thủ tục tiếp.
Bước 3: Kiểm định và chứng nhận hợp quy nộp kết quả cho Chi cục
Bạn có thể kéo hàng về kho riêng rồi liên hệ đơn vị giám định tại kho hoặc giám định tại địa điểm hàng về (Cảng đến)
Sau khi có kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định (sau 5-7 ngày), bạn nộp bản kết quả cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố để hoàn thiện lô hàng.
Mong rằng bài viết của xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.
>>>>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở TPHCM
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878