VCCI Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của VCCI Tại Việt Nam
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cần tới những tổ chức trung gian uy tín để hỗ trợ kết nối thương mại, bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy phát triển bền vững. Một trong những tổ chức nổi bật và có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp chính là VCCI.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ VCCI là gì, chức năng và vai trò cụ thể của tổ chức này trong nền kinh tế Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về VCCI, từ khái niệm, nhiệm vụ, cho tới những đóng góp quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.
1. VCCI Là Cơ Quan Nào?
VCCI là viết tắt của từ Vietnam Chamber of Commerce and Industry, tức là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Tại Điều 1 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về VCCI như sau:
“Điều 1. Tên gọi, biểu tượng
1. Tên tiếng Việt: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2. Tên tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Industry.
3. Tên viết tắt: VCCI.
4. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có biểu tượng riêng, được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.”
Theo điều lệ này VCCI là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam (cộng đồng doanh nghiệp) nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo quy định của pháp luật.
VCCI hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
VCCI là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu, tài khoản riêng.
VCCI đặt trụ sở chính tại Hà Nội.
VCCI được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận; hiệp thương dân chủ; bình đẳng, công khai, minh bạch; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ này.

Sơ đồ tổ chức VCCI TPHCM
2. Vai Trò Và Chức Năng, Nhiệm Vụ Của VCCI Tại Việt Nam
* Chức năng của VCCI:
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các chức năng sau:
- Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế; hướng dẫn và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước, xã hội.
- Thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

* Nhiệm Vụ Của VCCI
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nhiệm vụ chính của VCCI bao gồm:
Tập hợp ý kiến, nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp để kiến nghị với Đảng và Nhà nước về chính sách, pháp luật, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, kết nối doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và các tổ chức trong nước, quốc tế để trao đổi, giải quyết vướng mắc và hoàn thiện chính sách liên quan đến kinh doanh.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp tham gia xây dựng văn bản pháp luật, góp ý các điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại, lao động; hỗ trợ doanh nghiệp thực thi các cam kết quốc tế.
Hỗ trợ hội nhập quốc tế, tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia các chuyến công tác nước ngoài cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp toàn cầu.
Đại diện người sử dụng lao động tham gia các thiết chế ba bên về quan hệ lao động, hướng dẫn xây dựng tổ chức người sử dụng lao động tại địa phương và ngành nghề.
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong nước và quốc tế; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và thực thi pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn thực thi chính sách, cung cấp thông tin kinh doanh, khoa học kỹ thuật cho cộng đồng doanh nghiệp.
Vận động doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Hỗ trợ thành lập, nâng cao năng lực và liên kết các hiệp hội doanh nghiệp.
Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác phù hợp quy định pháp luật.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ doanh nhân năng động.
Hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm quốc gia, nâng cao uy tín hàng hóa và môi trường kinh doanh Việt Nam.
Hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, kết nối đối tác, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại và đầu tư.
Nghiên cứu, thử nghiệm mô hình kinh doanh mới, thực hiện các đề tài, điều tra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và hiệp hội.
Chủ trì, tổ chức tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế.
Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), xác nhận bất khả kháng và chứng nhận các giấy tờ thương mại theo yêu cầu (theo cập nhật mới nhất đến tháng 5/2025
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền.
Có thể thấy, VCCI là tổ chức rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3. Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp chứng nhận xuất xứ của VCCI
Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của VCCI là cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày 21-4, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025, chính thức thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và mã số REX đối với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Từ ngày 21/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, VCCI và Cục Xuất nhập khẩu có trách nhiệm hoàn thành thủ tục bàn giao hồ sơ, chứng từ và các nội dung liên quan về việc tổ chức thực hiện cấp các loại C/O mẫu A, C/O mẫu B, C/O không ưu đãi theo quy định của nước nhập khẩu, CNM, C/O mẫu GSTP và đăng ký mã số REX.
Có 18 phòng quản lý xuất nhập khẩu được Bộ Công thương giao nhiệm vụ cấp các loại C/O, CNM, REX. Các cơ quan này đảm bảo việc cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả, chính xác về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.
VCCI chấm dứt việc cấp toàn bộ các loại C/O mẫu A, C/O mẫu B, C/O không ưu đãi theo quy định của nước nhập khẩu, CNM, C/O mẫu GSTP và đăng ký mã số REX, các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực bắt đầu tiếp nhận nhiệm vụ từ VCCI.
Như vậy, việc cấp các giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã về một đầu mối duy nhất là Bộ Công thương, nhằm tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. 18 phòng quản lý xuất nhập khẩu ngoài việc cấp 18 C/O ưu đãi tại các hiệp định thương mại tự do (FTA), sẽ triển khai việc cấp 10 loại C/O không ưu đãi (bao gồm C/O mẫu B, C/O mẫu CNM…) và tiếp nhận mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần lưu ý vấn đề này để làm thủ tục xin cấp C/O theo quy định mới.
Trên đây là những thông tin mới nhất về VCCI, một tổ chức đã quá quen thuộc với bất kỳ ai làm nghề xuất nhập khẩu. Hi vọng bài viết đã hữu ích với bạn.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0966.199.878
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM