At Sight L/C là gì? Khi nào nên dùng và rủi ro cần tránh
At Sight L/C là loại L/C phổ biến nhất, thông dụng nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay. Vậy At Sight L/C là gì? Đặc điểm, khi nào nên dùng, quy trình thực hiện và rủi ro cần tránh ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh.
1. At Sight L/C là gì?
At Sight L/C là loại thư tín dụng phổ biến nhất hiện nay, đây là loại L/C trả ngay, không thể hủy ngang. Người bán sẽ được thanh toán sẽ khi xuất trình được bộ chứng từ đầy đủ, phù hợp và ngân hàng sẽ xử lý chứng từ tối đa 5 ngày làm việc. Người mua sẽ có bất lợi nếu không có sẵn tiền để thanh toán, khi đó người mua thường tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài, mà chủ yếu là từ Ngân hàng Mở.
Với phương thức thanh toán At Sight L/C này, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người bán, người bán sẽ có lợi hơn, nhưng gây bất lợi cho người mua vì phải đi vay.

Ví dụ về điện L/C trả ngay:
MT700
- F41D: Available by: payment/negotiation
- F42C: Draft at: sight
- F46A: ... will be paid UPON/AGAINST presentation of the following documents...
- F78: We will remit proceeds in accordance to negotiating bank’s instructions.
Đặc điểm của phương thức thanh toán At Sight L/C:
- Thanh toán ngay khi người bán xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, tối đa trong vòng 5 ngày làm việc.
- Giảm thiểu rủi ro cho người xuất khẩu: người bán được thanh toán tiền nhanh chóng, không cần chờ đợi như phương thức trả chậm, quay vòng vốn nhanh. Người bán sẽ có lợi hơn khi thanh toán bằng phương thức At Sight L/C.
- Bộ chứng từ được kiểm tra nghiêm ngặt: ngân hàng kiểm tra chặt chẽ bộ chứng từ hàng hóa, nếu bộ chứng từ hợp lệ mới chấp nhận thanh toán cho người mua. Nếu có sai sót trong chứng từ, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán, hoặc yêu cầu chỉnh sửa.
At Sight L/C là một phương thức thanh toán an toàn, nhanh chóng, đảm bảo lợi ích cho người xuất khẩu, nhưng yêu cầu người nhập khẩu phải có khả năng tài chính để thanh toán ngay, nếu không sẽ phải đi vay từ Ngân hàng Mở để thanh toán.
>> Xem thêm: Phương thức LC (letter of credit) - thanh toán theo thư tín dụng
2. Quy trình thanh toán At Sight L/C
2.1 Các bên tham gia quá trình thanh toán At Sight L/C
- Người nhập khẩu (Applicant - Buyer): người mua, người yêu cầu ngân hàng mở At Sight L/C để cam kết thanh toán cho bên xuất khẩu.
- Người xuất khẩu (Beneficiary - Seller): là người bán, người hưởng lợi thư tín dụng, có quyền nhận thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ theo yêu cầu của At Sight L/C.
- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Là ngân hàng do người nhập khẩu yêu cầu để mở L/C, cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi chứng từ phù hợp với điều kiện của thư tín dụng.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank): Là ngân hàng tại quốc gia của người xuất khẩu, có nhiệm vụ thông báo L/C cho người xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): tùy từng trường hợp các ngân hàng này có thể có hoặc không tham gia vào quy trình thanh toán At Sight L/C.
2.2 Quy trình thanh toán At Sight L/C

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng điều khoản đã cam kết trong hợp đồng
(2) Người xuất khẩu lập hối phiếu, bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu, sau đó gửi đến ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng nhờ thu.
(3) Ngân hàng nhờ thu chuyển hối phiếu, bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng của người nhập khẩu – ngân hàng thu hộ.
(4) Ngân hàng thu hộ thông báo về hối phiếu, chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
(5) Người nhập khẩu thực hiện thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu.
(6) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc điện xác thực hối phiếu đã được chấp nhận đến ngân hàng nhờ thu.
(7) Ngân hàng nhờ thu ghi có vào tài khoản người xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán.
>> Xem thêm: L/C Đối Ứng (Reciprocal L/C) Là Gì? Được Sử Dụng Khi Nào?
3. Rủi ro và lưu ý khi sử dụng At Sight L/C
Người nhập khẩu cần chuẩn bị bộ chứng từ chính xác và đầy đủ vì ngân hàng sẽ kiểm tra kỹ tính chính xác của chứng từ phải khớp với At Sight L/C đã mở trước đó.
Tuy vậy, ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ, chứ không kiểm tra được tính hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng so với những gì đã thỏa thuận, cam kết. Người nhập khẩu tuy đã thanh toán tiền hàng nhưng có rủi ro nhận về hàng hóa kém chất lượng.
Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm chí là 100% giá trị hợp đồng)
Phí tu chỉnh LC sau khi NH đã phát hành rất cao, do vậy cần lưu ý kiểm tra kỹ chứng từ tránh sửa đi sửa lại nhiều lần.
Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian chứ không khống chế được nhà nhập khẩu. Trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ đích không muốn thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán dẫn đến chậm trễ hoặc không thanh toán.
>>> Tham khảo khóa học hướng dẫn về L/C: Khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu
Hạn Chế Rủi Ro Thanh Toán Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Việt Nam
4. Phân biệt thư tín dụng trả ngay (At Sight L/C) và thư tín dụng trả chậm (Deferred L/C)
Mỗi phương thức thư tín dụng chứng từ sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Cùng phân biệt At Sight L/C và Deferred L/C qua bảng sau:
Tiêu chí |
At Sight L/C (Thư tín dụng trả ngay) |
Deferred L/C (Thư tín dụng trả chậm) |
Thời hạn thanh toán |
Thanh toán ngay lập tức khi ngân hàng xác nhận bộ chứng từ hợp lệ (tối đa 5 ngày làm việc) |
Thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định (30, 60, 90, 120 ngày…) theo thỏa thuận trong L/C |
Rủi ro cho người xuất khẩu |
Thấp hơn, vì được thanh toán tiền ngay khi xuất trình chứng từ hợp lệ và được ngân hàng xác nhận |
Cao hơn, có thể bị trì hoãn, phụ thuộc vào khả năng tài chính của người nhập khẩu |
Rủi ro cho người nhập khẩu |
Phải thanh toán ngay khi chứng từ hợp lệ. Bất lợi nếu nhà NK không có sẵn tiền sẽ phải đi vay bên ngoài. |
Có thể gặp vấn đề tài chính trong thời gian trả chậm, ảnh hưởng đến uy tín nếu không thanh toán đúng hạn. |
Lợi ích cho người xuất khẩu |
Được thanh toán tiền hàng ngay, không lo thanh toán chậm. |
Có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn vì tạo điều kiện thanh toán linh hoạt cho người mua. |
Lợi ích cho người nhập khẩu |
Phải có sẵn tài chính, không có thời gian chuẩn bị vốn nhưng có thể được mua với giá ưu đãi hơn. |
Được gia hạn thanh toán, có thể nhập hàng trước rồi xoay vòng vốn sau. |
Chi phí |
Chi phí cao hơn do quy trình thanh toán nhanh, ngân hàng xử lý ngay lập tức. Nhưng không phát sinh chi phí phí trả chậm hay lãi suất. |
Thường có thêm chi phí lãi suất hoặc bảo lãnh thanh toán do thanh toán bị trì hoãn. |
Trên đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã thông tin chi tiết tới bạn về Thư tín dụng trả ngay At Sight L/C, đặc điểm, quy trình thanh toán, các ưu nhược điểm, rủi ro của phương thức At Sight L/C này. Hy vọng bạn đã nắm vững được về phương thức thanh toán này và áp dụng hiệu quả vào trong công việc của mình.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học mua hàng quốc tế, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu, khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM