Container Là Gì? Thông Tin Đầy Đủ Về Container
Container là gì? Tại sao container lại là một phần không thể thiếu trong vận tải Logistics, xuất nhập khẩu? Có những đặc điểm nào của container giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa được đảm bảo an toàn, tiện lợi? Hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu đầy đủ thông tin về container qua bài viết sau.
1. Container là gì?
Container là một thùng rỗng bằng kim loại, bên trong có thể chứa nhiều loại hàng hóa khác nhau và được tái sử dụng nhiều lần. Container thường có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với từng phương tiện vận chuyển; được thiết kế và làm từ vật liệu rất bền như thép hoặc nhôm nên có khả năng chịu lực tốt, hạn chế được được các tác động của môi trường.
Container hay cách gọi thông thường là “Cont” hay “Công” được sử dụng chủ yếu trong vận tải đa phương thức, bao gồm đường biển, đường bộ, và đường sắt, là phương tiện vận chuyển hàng hóa, giúp tối ưu hóa việc xếp dỡ và bảo vệ hàng hóa khỏi hư hỏng và tránh mất mát trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Được Malcolm McLean đưa vào sử dụng từ năm 1956, container là một sáng tạo lớn tuyệt vời của ngành logistics, giúp tiêu chuẩn hóa hoạt động vận tải logistics bằng việc đặt ra một kích cỡ chuẩn để vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa.
Việc Container có cùng một kích thước giúp cho việc xếp container lên tàu biển nhanh hơn, có thể xếp chồng lên nhau nhiều tầng một cách chắc chắn nên tàu biển và hàng hóa sẽ được vận chuyển nhiều hơn.
Container gồm các khung thép, vách và sàn chịu lực, có khóa an toàn ở cửa, các góc chịu lực của container giúp xếp chồng hàng hóa lên nhau, xếp chồng các container lên nhau, và có nóc bảo vệ hàng hóa khỏi thời tiết. Do đó container rất bền chắc và an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
2. Phân loại container thông dụng hiện nay.
Container cấu tạo phổ biến được thiết kế có 2 cánh cửa mở ra ở một đầu. Tuy nhiên, với những loại hàng hóa đặc thù, container bao gồm nhiều loại có cấu tạo khác nhau để phù hợp với các loại hàng hóa đặc biệt khác nhau.
Container chở hàng khô (Dry van container) hay Container hàng bách hóa thông thường
Đây là một loại container tiêu chuẩn phù hợp cho việc vận chuyển và bảo quản các loại hàng hóa không đòi hỏi điều kiện đặc biệt về nhiệt độ.
Loại container khô được sử dụng phổ biến trong ngành logistics để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau. Với cấu trúc vững chắc, container khô đảm bảo an toàn và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển qua đường biển hoặc đường bộ.
Container khô có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với các loại hàng cụ thể và yêu cầu của người gửi. Container chở hàng khô thường có hai cửa ở một đầu container, rất tiện lợi cho việc xếp dỡ hàng hóa.
Container mở nóc (Open-top container)
Có phần trên có thể mở ra dùng để chở các loại hàng hóa lớn, cồng kềnh, cần bốc dỡ bằng cần cẩu thay vì xe nâng, ví dụ máy móc, thiết bị, thiết bị có kết cấu dài, thép cây. Sau khi xếp xong hàng hóa, container mở nóc thường được phủ một tấm bạt và chằng buộc chặt để che mưa nắng. Container này vẫn có cửa mở ở một đầu như container thông thường.
Container lạnh (Reefer Container)
Có thiết bị làm lạnh để bảo quản hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như thủy sản, hoa quả, thuốc men, vacxin. Container lạnh được thiết kế có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định để bảo quản hàng hóa đông lạnh. Chúng được trang bị hệ thống điều khiển nhiệt độ thông minh và hệ thống theo dõi độ ẩm để duy trì điều kiện lưu trữ lý tưởng
Container bồn (Tank container)
Là một bồn kim loại đặt trong khung container đảm bảo an toàn và chống rò rỉ trong quá trình vận chuyển. Đây là loại container được thiết kế khác biệt chuyên để vận chuyển các loại hàng hóa lỏng hoặc hạt có tính chất đặc biệt như hóa chất, các loại dầu.
Container bồn chứa thường chuyên sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí để vận chuyển, lưu trữ các loại hóa chất, chất lỏng quan trọng khác một cách an toàn.
Các container bồn thường có hệ thống van và thiết bị điều chỉnh nhằm kiểm soát luồng chất lỏng khi vận chuyển. Những chiếc van này cùng các thiết bị liên quan được thiết kế để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa rò rỉ.
Container sàn (flat rack), không có nắp, không có thành hai bên, chỉ có các tấm vách ở hai đầu container và có thể mở xuống được, dùng để chở hàng hóa quá khổ.
>>Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu
2. Vai trò của container trong Xuất nhập khẩu - Logistics
Có thể nói container là một sáng tạo lớn của ngành logistics, giúp cho quá trình vận chuyển, lưu trữ hàng hóa được thuận lợi, hiệu quả và nó có vai trò đặc biệt quan trọng.
Bảo vệ hàng hóa: Container với thiết kế bằng các kim loại bền chắc, giúp bảo vệ hàng hóa khỏi hư hỏng, thất thoát, ít bị tác động bởi các yếu tố thời tiết như mưa, nắng, bụi bẩn.
Tiết kiệm chi phí: Với kích thước đồng nhất, việc sắp xếp và lưu trữ hàng hóa trở nên hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu chi phí xếp dỡ.
Tăng hiệu quả vận chuyển: Container giúp tối ưu hóa không gian chứa đựng sắp xếp và giảm thời gian xếp dỡ, nhờ đó giảm thời gian vận chuyển trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Dễ dàng giám sát hàng hóa: Container cho phép theo dõi và kiểm soát hàng hóa một cách dễ dàng, thuận tiện trong quá trình vận chuyển. Các hệ thống quản lý và theo dõi từ xa cũng có thể được tích hợp để giám sát vị trí và điều kiện của hàng hóa một cách đơn giản và hữu ích.
Chuyển đổi giữa các phương tiện vận chuyển: Container kích thước tiêu chuẩn, dễ dàng xếp chồng và có khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa tàu biển, xe tải và tàu lửa, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chuyển phương tiện vận chuyển.>> Xem thêm: Seal là gì? Kẹp seal như thế nào khi xuất khẩu?
3. Các ký hiệu, mã hiệu ghi trên vỏ container có ý nghĩa gì
3 chữ cái đầu tiên thể hiện chủ sở hữu container. Chủ sở hữu container thường là hãng tàu biển, doanh nghiệp vận tải hoặc công ty cho thuê container. Các mã hiệu này cần được đăng ký với Văn phòng Quốc tế về Container và Vận tải Đa phương thức (BIC) để được công nhận và tránh trùng lặp.Chữ cái thứ tư là ký hiệu của thiết bị (equipment category).
Theo đó:
- U: container chở hàng (freight container)
- J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng
- Z: đầu kéo (trailer) hoặc xe sát-xi (chassis)
6 chữ số tiếp theo là số sê-ri (serial number) của container, con số này do chủ sở hữu container đặt ra và phải đảm bảo duy nhất, không trùng với các container khác của chính mình.
Con số thứ 7 được là số kiểm tra (check digit) để tránh con số trùng lặp. Số này được tính bằng cách tính tổng các số quy đổi từ 10 ký tự trước rồi đem chia cho 11, số dư chính là số kiểm tra. Trong một số trường hợp, việc tính số kiểm tra này có thể cho biết số hiệu container có được nhập chính xác không để tránh gây nhầm lẫn tổn thất cho các bên.
Số hiệu container thường được tham chiếu rất nhiều trong các chứng từ của người đóng hàng, người vận chuyển, người quản lý kho, người giao nhận, người nhận hàng, cơ quan hải quan,...
- MAX GR (Max Gross Weight) là tổng khối lượng có thể chứa được của container, tính cả vỏ container và hàng hóa bên trong.
- TARE là khối lượng của vỏ container hay còn gọi là khối lượng bì.
- NET hoặc MAX CW (Max Cargo Weight) hoặc PAYLOAD là khối lượng hàng hóa có thể chứa được của container. Thông thường NET sẽ bằng MAX GR trừ đi TARE.
- CU CAP (Cubic Capacity) là thể tích tối đa của container. Thông số này cần thiết để tính toán khả năng chất, xếp chồng đối với những mặt hàng nhẹ, nhưng chiếm nhiều thể tích.
Container đã thay đổi cách chúng ta vận chuyển và quản lý hàng hóa một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Bài viết trên xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp thông tin đầy đủ về Container là gì? Và tất cả các thông tin về container để bạn nắm rõ và sử dụng một cách hiệu quả, nhất là đối với các bạn đang làm trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, Logistics.
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM