Giấy Kiểm Dịch Thực Vật (Phytosanitary Certificate): Những Điều Cần Biết
Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là một chứng từ trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa giúp cho việc lây lan dịch bệnh giữa các quốc gia. Giấy kiểm dịch thực vật gồm những nội dung gì, có ý nghĩa như thế nào, quy trình xin cấp Phytosanitary Certificate bao gồm mấy bước… Tất cả sẽ được Xuất nhập khẩu Lê Ánh giải đáp thông tin chi tiết qua bài viết sau.
1. Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là gì?
Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) hay chứng thư kiểm dịch được viết tắt là P/C là chứng từ do cơ quan kiểm dịch (có thể là động vật hay thực vật) cấp nhằm xác nhận lô hàng nông sản, thực vật đã đủ điều kiện nhập khẩu/ xuất khẩu chưa.
Mục đích chính của giấy kiểm dịch thực vật là để giúp cho việc ngăn chặn sự lây lan không kiểm soát của những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước hoặc giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Văn bản pháp quy về chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).
Để biết mặt hàng phải làm kiểm dịch động vật, có thể tra trong Bảng mã số HS của danh mục Động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch, được ban hành kèm theo Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
• Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT
• Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT
Hiện tại có 2 quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
• Kiểm dịch thực vật dành cho hàng xuất khẩu và tái xuất
• Kiểm dịch thực vật dành cho hàng nhập khẩu và quá cảnh
>> Xem thêm: Kiểm Dịch Động Vật Là Gì? Thủ Tục Kiểm Dịch Động Vật
2. Nội dung của giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
(Chèn ảnh mẫu chứng nhận kiểm dịch).
Những nội dung quan trọng có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Tiêu đề của giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
- Tên và địa chỉ người nhận;
- Số lượng và loại bao bì;
- Ký, mã hiệu;
- Nơi sản xuất;
- Phương tiện vận chuyển;
- Cửa nhập khẩu;
- Tên và khối lượng sản phẩm;
- Tên khoa học của thực vật,…
- Kết quả kiểm tra:
Xác nhận rằng các cây trồng hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh.
Liệt kê cụ thể những loại sâu bệnh hoặc dịch bệnh được chứng nhận không có.
- Con dấu và chữ ký: của cơ quan cấp giấy.
- Ngày cấp: Ngày phát hành giấy chứng nhận.
- Mã số giấy chứng nhận: Số hiệu duy nhất của giấy chứng nhận để theo dõi.
Nội dung của một Phytosanitary Certificate cần đầy đủ các nội dung trên.
3. Những loại hàng hóa nào cần làm giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các loại hàng hóa sau cần phải thực hiện kiểm dịch (được cấp P/C), thường đây là các nhóm hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật hoặc có nguy cơ lây lan sâu bệnh và dịch hại
- Các loại hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật: Cụ thể như gỗ, nông sản, thức ăn cho chăn nuôi, cây giống, cây trồng trong chậu, cây non dùng để gieo trồng.
- Sản phẩm khô từ thực vật:
Các loại hạt (đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương...).
Thảo mộc khô (lá trà, cây thuốc).
Hoa khô hoặc các sản phẩm làm từ thực vật.
- Các loại hàng có nguồn gốc động vật: Bao gồm các loại động vật tươi sống hay hàng đông lạnh (như gia súc, gia cầm, thủy hải sản,...).
- Các loại hàng chế phẩm công nghệ: Huyết thanh, Vacxin,...
- Các loại hàng thực phẩm: Thực phẩm chế biến, nguyên liệu,...
Các mặt hàng trên cần làm chứng thư kiểm dịch thực vật để
- Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của quốc gia nhập khẩu.
- Ngăn chặn việc lây lan sâu bệnh, côn trùng hoặc dịch hại qua biên giới.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm xuất khẩu.
Quy định về loại hàng hóa cần giấy kiểm dịch thực vật có thể thay đổi tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia. Nên bạn cần xác nhận, hãy kiểm tra với cơ quan kiểm dịch thực vật tại nơi xuất khẩu hoặc nhập khẩu để xem chi tiết lô hàng, sản phẩm của mình có nằm trong danh mục cần thực hiện xin cấp giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) hay không.
>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu online cho người mới bắt đầu
4. Quy trình thực hiện xin cấp giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
4.1 Kiểm dịch thực vật dành cho hàng xuất khẩu và tái xuất
Bước 1: Doanh nghiệp tạo tài khoản khai báo trên phần mềm khai báo kiểm dịch thực vật PQS (Plant Quarantine Services) tại Chi Cục kiểm dịch thực vật vùng.
Bước 2: Doanh nghiệp khai và đăng ký kiểm dịch thực vật hàng xuất trên PQS.
Bước 3: Doanh nghiệp in đơn đăng ký, mang kèm bộ chứng từ (invoice, Packing list) và mẫu đem lên phòng hàng xuất, Chi Cục kiểm dịch thực vật (KDTV) vùng. Chi cục trả lại phiếu tiếp nhận: Về mẫu hàng hóa, tùy loại mặt hàng, Chi Cục kiểm dịch thực vật sẽ quyết định việc tiếp nhận mẫu theo 1 trong 3 hình thức sau:
o DN đem mẫu lên Chi cục
o Cán bộ Chi cục kiểm dịch thực vật sẽ đến lấy mẫu tại nhà máy sản xuất
o Cán bộ Chi cục kiểm dịch thực vật sẽ đến lấy mẫu tại cảng.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần phải hỏi cán bộ tại Chi cục KDTV vùng về Phương thức lấy mẫu mặt hàng của mình trước khi khai báo PQS.
Khi hồ sơ đúng, cán bộ dán mã vạch lên đơn đăng ký. Sau đó, Doanh nghiệp (DN) đi nộp lệ phí thực hiện xin cấp chứng thư kiểm dịch thực vật.
Bước 4: DN soạn thảo chứng thư hàng xuất trên hệ thống PQS: Sau khi đã nộp chứng từ lên Chi cục KDTV xong và có Bill tàu, DN tiến hành soạn thảo chứng thư hàng xuất trên hệ thống PQS.
Bước 5: DN nộp lại Chi cục KDTV bản thảo chứng thư và vận đơn.
Bước 6: Chi cục KDTV cấp giấy chứng thư xuất khẩu chính thức trong ngày.
4.2 Kiểm dịch thực vật dành cho hàng hàng nhập khẩu và quá cảnh
Bước 1: Doanh nghiệp tạo tại khoản khai báo PQS tại Chi Cục kiểm dịch thực vật vùng.
Bước 2: DN khai báo trên PQS và website hệ thống 1 cửa.
Bước 3: DN lên tờ khai hàng nhập khẩu: Trong tờ khai hàng nhập, DN nhớ điền Mã hồ sơ .
Bước 4: DN in đơn đăng ký, Phytosanitary Certificate gốc, B/L, giấy phép Nhập khẩu (nếu có) và mẫu đem lên Chi Cục kiểm dịch thực vật vùng. Chi cục sẽ trả lại phiếu tiếp nhận.
Bước 5: Sau khi tiến hành kiểm tra, Chi cục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Giấy Chứng Nhận Hun Trùng (Fumigation Certificate) Là Gì?
- CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC
- GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Certificate of Origin(C/O)
Trên đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp thông tin chi tiết về giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate), những nội dung trong P/C, mặt hàng cần xin giấy chứng nhận kiểm dịch, quy trình xin chứng thư kiểm dịch thực vật chi tiết. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích giúp bạn áp dụng vào công việc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất tới bạn.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM