Muốn Tự Làm Xuất Nhập Khẩu - Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Xuất nhập khẩu phát triển bùng nổ tạo ra cơ hội kinh doanh xuất nhập khẩu đầy tiềm năng cho các cá nhân và doanh nghiệp. Nhiều cá nhân muốn tự làm xuất nhập khẩu để tiết kiệm chi phí, chủ động trong việc kiểm soát nguồn hàng, lợi nhuận nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ nhất, hướng dẫn chi tiết từng bước để tự làm xuất nhập khẩu nên bắt đầu từ đâu qua bài viết sau đây.

1. Xác định sản phẩm và thị trường mục tiêu

Bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu là bạn phải xác định được bạn bán gì? Bán ở đâu? Bán cho ai? Bạn cần xác định được sản phẩm và thị trường mục tiêu bạn đang hướng tới.

Muốn Tự Làm Xuất Nhập Khẩu - Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Chọn sản phẩm như thế nào là phù hợp: các sản phẩm có nhu cầu cao, ít rủi ro và dễ quản lý.

Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng từ các nước khác, tìm kiếm đánh giá các nhà cung cấp, so sánh lựa chọn trên các tiêu chí giá cả, chất lượng, chính sách dịch vụ…

Doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc nghiên cứu nhu cầu nhập khẩu của thị trường nước ngoài, xem xét các yếu tố như thuế suất, rào cản kỹ thuật, xu hướng tiêu dùng, và khả năng cạnh tranh với đối thủ nội địa. Ước lượng sức mua, độ cạnh tranh, tiềm năng phát triển trong 3 – 5 năm tới.

Song song với đó, cần xác định nhóm sản phẩm có thế mạnh tại Việt Nam (nông sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử…) hoặc có tiềm năng nhập khẩu về bán trong nước như hàng mỹ phẩm Hàn Quốc,...

Phân tích qua các công cụ hỗ trợ để ra quyết định chính xác như ITC Trade Map, Google Trends, Keyword Planner, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan, tham khảo đối thủ trên Alibaba, Amazon, Shopee Global để biết họ đang bán gì – giá bao nhiêu, sản phẩm nào có số lượng người mua quan tâm nhiều

Qua các bước phân tích và lựa chọn, bạn sẽ quyết định xem mình bán sản phẩm gì, thị trường mục tiêu để triển khai kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.

>> Xem thêm: Học Startup Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu - Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

2. Các bước cần chuẩn bị để bắt đầu tự làm xuất nhập khẩu

Sau khi đã xác định được thị trường và sản phẩm mục tiêu để kinh doanh xuất nhập khẩu, bạn cần nghiên cứu để tìm nguồn cung cấp phù hợp cả về chất lượng và giá thành.

Lập kế hoạch tài chính rõ ràng

Dự toán chi phí nhập hàng, vận chuyển, bảo hiểm và các loại thuế cần nộp. Chi phí nhân sự, marketing,... trong giai đoạn đầu và chi phí để duy trì, phát triển mở rộng giai đoạn sau. Các kênh huy động vốn hoặc các công cụ kéo dài thời gian để quay vòng vốn.

Tìm hiểu về các quy định pháp lý, nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu cần có nhiều giấy tờ, chứng từ yêu cầu khắt khe hơn với hàng trong nước, phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế. Ví dụ như các chứng từ về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, giấy kiểm tra hun trùng, khử trùng, chứng thư kiểm dịch động vật, hợp đồng ngoại thương, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu cần thiết...).

Quy trình hải quan, thuế nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Bạn cần nắm rõ kiến thức về các thủ tục hải quan như bộ chứng từ khai báo hải quan, truyền tờ khai hải quan điện tử, cách tính thuế và phí xuất nhập khẩu, các yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng loại mặt hàng.

>> Tham khảo: Lộ Trình Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Từ A - Z

3. Các công việc cần làm trong quá trình tự làm xuất nhập khẩu

- Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương

Bạn sẽ là người trực tiếp trao đổi với đối tác quốc tế, chốt các điều khoản quan trọng như giá, số lượng, thời gian giao hàng và cách xử lý nếu có tranh chấp xảy ra. Đây là bước xác lập nền móng cho toàn bộ giao dịch XNK.

- Chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp

Tùy theo sản phẩm, đối tác và mức độ tin cậy, bạn cần lựa chọn hình thức thanh toán như:

L/C (Thư tín dụng – an toàn nhưng tốn phí)

T/T (Chuyển khoản – nhanh gọn nhưng tiềm ẩn rủi ro)

D/P, D/A (Nhận chứng từ đổi hàng – dùng trong các quan hệ đã có sự tin cậy)

- Làm chủ các điều khoản hợp đồng then chốt

Nắm chắc Incoterms để phân định rõ trách nhiệm giao nhận – chi phí – rủi ro giữa bạn và đối tác. Đồng thời, chú ý đến điều khoản về bảo hành, khiếu nại, xử lý tranh chấp.

- Xử lý vận chuyển và logistics linh hoạt

Nếu chưa có nhân sự chuyên trách, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với các đơn vị Forwarder, hãng tàu, dịch vụ logistics để thực hiện các khâu: lấy hàng, vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, giao hàng tận nơi.

- Chủ động bảo hiểm và thông quan hàng hóa

Đừng bỏ qua bảo hiểm hàng hóa XNK, đặc biệt nếu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Bạn cũng cần hiểu quy trình truyền tờ khai, thông quan, làm việc với cơ quan hải quan để hàng hóa không bị giữ tại cảng. Và quy trình thủ tục để nhận hàng tại cảng.

4. Quản lý tài chính và dòng tiền trong xuất nhập khẩu

Với những ai tự làm xuất nhập khẩu, cần quản lý và theo dõi sát sao tài chính, dòng tiền khi vận hành kinh doanh. Lưu trữ, bảo quản chứng từ đầy đủ, báo cáo quyết toán cho việc nhập hàng.

quan-ly-tai-chinh-va-dong-tien-trong-xuat-nhap-khau.png

Theo dõi chi phí nhập khẩu, lãi lỗ để có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Và có kế hoạch về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.

Quản lý rủi ro tài chính trong XNK, bạn sẽ gặp phải nguy cơ rủi ro nhà nhập khẩu không thanh toán tiền hàng hoặc chậm trả là rất cao nếu không xem xét kỹ đối tác và am hiểu về quy định phương thức thanh toán quốc tế.

5. Kinh nghiệm và lưu ý khi tự làm xuất nhập khẩu

Lựa chọn đối tác đáng tin cậy để đảm bảo nguồn hàng tốt, đúng chất lượng trong hợp đồng và tránh các rủi ro liên quan đến thanh toán. Tham khảo kỹ thông tin của đối tác qua bạn hàng, qua đánh giá của đối tác cũ, qua các kênh đánh giá uy tín trong ngành Xuất nhập khẩu hoặc nhờ hỗ trợ từ thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Nếu có thể, hãy thử đơn nhỏ trước khi tiến hành nhập số lượng lớn.

Các tình huống phát sinh có thể xảy ra:

  • Hàng về muộn, không đúng thời gian dự kiến ban đầu: Bạn luôn phải cập nhập thông tin về hành trình vận chuyển hàng, ngay khi có dấu hiệu delay từ hãng tàu/forwarder, cần báo trước với khách hàng, đề xuất giải pháp như chia đơn hàng, ...
  • Trục trặc hải quan, khiến lô hàng của bạn không được thông quan. Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, rõ ràng, kiểm tra tính đồng nhất thông tin trong cả bộ chứng từ, tránh khai sai mã HS hoặc thông tin C/O dẫn đến bị phạt, kiểm hóa.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sai một bước có thể mất cả thương vụ, bị kẹt hàng tại cảng hoặc tốn hàng chục triệu chỉ vì… thiếu một dòng trong hợp đồng. Nhiều người bắt đầu tự làm, có thể bị vướng ngay từ bước đầu: tìm nhà cung cấp, làm thủ tục hải quan, đàm phán điều khoản thanh toán, thậm chí không biết hàng của mình có cần xin giấy phép hay không.

Hãy chủ động học hỏi từ những người đi trước, những người đã va chạm thực tế, đã làm việc trực tiếp với các thị trường quốc tế là cách giúp bạn đi nhanh hơn, vững hơn trên con đường kinh doanh xuất nhập khẩu

Các khóa học khởi nghiệp kinh doanh XNK hiện nay không chỉ cung cấp kiến thức bài bản, mà còn có sự đồng hành của chuyên gia thực chiến trong ngành. Tại đây, bạn sẽ:

  • Được hướng dẫn từng bước triển khai mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân.
  • Học qua tình huống thực tế, từ xử lý hợp đồng, logistics, hải quan, đến giải quyết tranh chấp quốc tế.
  • Được hỗ trợ 1-1 khi bắt đầu thực hiện đơn hàng đầu tiên hoặc lập kế hoạch kinh doanh.
  • Tư vấn chiến lược quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn vốn, quản trị nghiệp vụ ngoại thương một cách hiệu quả nhất với mô hình kinh doanh của bạn.

>> Xem thêm: Review Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?

Khi có một người dẫn đường am hiểu, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thử sai và tự tin hơn trong mọi quyết định. Tự làm xuất nhập khẩu là hành trình đầy tiềm năng, giúp bạn tự chủ về chi phí, hàng hóa, tăng lợi nhuận nhưng sẽ chắc chắn hơn nếu bạn có nền tảng vững vàng ngay từ đầu.

Bạn muốn tự làm xuất nhập khẩu hãy mạnh dạn thử sức và học hỏi thêm các khóa đào tạo chuyên sâu về startup kinh doanh xuất nhập khẩu để tự tin bắt đầu con đường đầy tiềm năng này. Hy vọng bài viết trên đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng, đầy đủ hơn về các bước chuẩn bị và thực hiện để có thể tự làm xuất nhập khẩu hiệu quả, thành công.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học mua hàng quốc tếkhóa học sales xuất khẩu chuyên sâu, khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

voucher-khoa-hoc-xuat-nhap-khau-le-anh.png
Đăng ký