Ocean Freight Là Gì? Nắm Rõ Các Chi Phí Vận Chuyển Đường Biển
Vận chuyển bằng đường biển là phương thức phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Rất nhiều bạn băn khoăn rằng Ocean Freight là gì? Bài viết dưới đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn hiểu rõ về Ocean Freight (O/F), các chi phí vận chuyển đường biển để bạn hoạch định trước chi phí, có những quyết định đúng đắn trong hoạt động xuất nhập khẩu.
1. Ocean Freight là gì?
Theo nghĩa liên quan đến vận tải: O/F hay Ocean freight là thuật ngữ chỉ vận tải đường biển, đây là phương thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu phổ biến nhất. Phương thức vận chuyển bằng đường biển phù hợp với hàng hóa có khối lượng lớn và chi phí thấp hơn so với các phương thức khác như vận tải hàng không. Vận tải đường biển chủ yếu được sử dụng cho các loại hàng hóa không yêu cầu vận chuyển gấp rút và những hàng hóa cồng kềnh hoặc nặng.
Theo nghĩa liên quan đến chi phí, cũng là cách hiểu thông dụng ở Việt Nam, Ocean freight là khoản chi phí mà khách hàng sẽ phải trả cho hãng tàu để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ cảng xuất phát đến cảng đích.
Đây là một phần quan trọng trong tổng chi phí vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
2. Ai là người trả Ocean freight
Phí Ocean Freight sẽ được trả bởi người mua hay người bán tùy thuộc vào điều kiện giao hàng theo Incoterms mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. Từ đó hãng tàu sẽ thu phí Ocean Freight người gửi hàng (Shipper) hoặc người nhận hàng (Consignee).
Nếu hai bên không có thỏa thuận gì thêm trong hợp đồng ngoại thương, người trả phí Ocean Freight sẽ được quy định cụ thể như sau:
- Người nhận hàng (Consignee) trả cước: nếu trong hợp đồng ngoại thương ký kết với các điều kiện giao hàng loại E (EXW) và loại F (FCA, FAS, FOB)
- Người gửi hàng (Shipper) trả cước: nếu trong hợp đồng ngoại thương ký kết với các điều kiện giao hàng loại C (CIP, CPT,CFR) và loại D (DDP, CIF, DAT, DDP).
Tuy nhiên, trên thực tế có thể sẽ thay đổi ít nhiều tùy theo thỏa thuận khác đi kèm của các bên mua bán.
Ví dụ: FOB (Free On Board): Người bán chịu trách nhiệm và trả phí vận chuyển cho đến khi hàng được xếp lên tàu tại cảng xuất. Sau đó, người mua sẽ chịu phí Ocean Freight từ cảng đi đến cảng đích.
CIF (Cost, Insurance, and Freight): Người bán sẽ trả phí Ocean Freight, phí bảo hiểm, và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến cảng đích. Người mua chỉ bắt đầu chịu chi phí từ cảng đến về sau.
3. Các loại phụ phí Ocean Freight thường gặp.
Ngoài cước phí chính, phí Ocean Freight còn có thể đi kèm với nhiều khoản phí phụ như phí xếp dỡ container (THC), phí nhiên liệu (BAF), và phí tắc nghẽn cảng. Việc hiểu rõ các loại phí này sẽ giúp doanh nghiệp tính toán và quản lý chi phí hiệu quả hơn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Khi vận chuyển bằng đường biển, tính các chi phí vận chuyển bằng đường biển bạn cần nắm rõ các phụ phí O/F Ocean Freight thường gặp sau:
Phí THC (Terminal Handling Charge)
THC là phí xử lý container tại cảng, bao gồm việc bốc dỡ hàng từ tàu lên cảng và ngược lại. Phí này được áp dụng cả ở cảng bốc (THC/L) và cảng dỡ (THC/D), và thường được tính riêng với cước vận chuyển, đây là khoản được thu trên mỗi container nhằm bù đắp cho những hoạt động tại cảng như tập kết container, xếp dỡ container tại cảng…
BAF (Bunker Adjustment Factor ) Phụ phí biến động giá nhiên liệu
Phí BAF được áp dụng để bù đắp cho sự biến động về giá nhiên liệu mà hãng tàu phải chi trả. Phí này có thể thay đổi tùy theo giá dầu trên thị trường và khu vực vận chuyển.
Phí D/O (Delivery Order)
Phí D/O là phí mà hãng tàu hoặc đại lý vận chuyển thu để cấp lệnh giao hàng (Delivery Order) cho người nhận. Đây là chứng từ quan trọng giúp người nhận lấy hàng từ cảng đích.
Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge) mất cân đối vỏ container
Đây là phụ phí thu để bù đắp chi phí phát sinh do việc vận chuyển lượng lớn container rỗng từ nơi dư thừa đến nơi thiếu container.
CCF (Container Cleaning Fee) phí vệ sinh Container
Phí này áp dụng khi container cần được vệ sinh sau khi dỡ hàng. Container dùng để vận chuyển hàng hóa dễ bám bụi bẩn hoặc chất lỏng thường yêu cầu làm sạch trước khi sử dụng lại.
PSS (Peak Season Surcharge) Phụ phí mùa cao điểm: Được thu trong thời gian cao điểm của hoạt động vận chuyển.
Phí AMS (Advanced Manifest System Fee)
Phí AMS là chi phí liên quan đến việc khai báo hải quan trước thông tin hàng hóa đối với các quốc gia yêu cầu khai báo hải quan trước khi hàng hóa đến cảng (ví dụ: Mỹ, Canada). Mục đích của việc này là giúp cơ quan hải quan kiểm tra và kiểm soát hàng hóa tốt hơn.
Phí DDC (Destination Delivery Charge) Phụ phí giao hàng tại cảng đến
Được thu để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container vào trong cảng và phí ra vào cổng cảng.
PCS (Port Congestion Surcharge) Phụ thu tắc nghẽn cảng: Áp dụng khi có tình trạng tắc nghẽn tại cảng.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phí Ocean Freight
Phí Ocean Freight có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, kích thước container, khoảng cách vận chuyển, và các dịch vụ bổ sung mà người gửi yêu cầu. Cụ thể:
Loại Container: Phí O/F Ocean Freight thường được tính dựa trên kích thước container, phổ biến nhất là container 20 feet và 40 feet.
Khoảng cách: Cự ly giữa cảng bốc hàng và cảng đích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước phí.
Loại hàng hóa: Phí Ocean Freight còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, loại hàng hóa, đặc biệt như hàng nguy hiểm, hàng lạnh sẽ có mức phí cao hơn do yêu cầu xử lý và bảo quản đặc biệt.
Tình hình thị trường: Cước phí Ocean Freight có thể thay đổi tùy theo nhu cầu vận tải trên thị trường hoặc biến động về giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ thay đổi.
Phí Ocean Freight là một phần quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với vận chuyển bằng đường biển đối với các lô hàng lớn và không yêu cầu giao nhận gấp.
Việc hiểu rõ Ocean Freight và các loại phí liên quan, từ cước vận chuyển chính đến các khoản phụ phí như THC, BAF hay CIC,... giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, dự toán ngân sách hợp lý, và tránh được những phát sinh không mong muốn.
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM