Shipment Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics
Shipment là gì trong xuất nhập khẩu logistics? Đối với người trong ngành xuất nhập khẩu “Shipment” là thuật ngữ khá quen thuộc, tuy nhiên đối với người mới trong ngành sẽ chưa hiểu rõ về Shipment là gì? Vai trò, đặc điểm, các quy định và điều khoản của Shipment như thế nào? Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ thông tin chi tiết tới bạn các thông tin trên qua bài viết sau đây.
- 1. Shipment là gì trong xuất nhập khẩu logistics?
- 2. Các nội dung, quy định trong shipment
- 2.1 Thời hạn giao hàng (Time of Shipment/Shipment time)
- 2.2 Địa điểm giao hàng (Place of shipment)
- 2.3 Phương thức giao hàng:
- 2.4 Giao hàng từng phần hay một lần
- 2.5 Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng trong Shipment
- 2.6 Giao hàng đầy cont hay lẻ cont: FCL/LCL
- 2.7 Phí và phụ phí vận tải
- 2.8 Thông báo hàng đến (Notice of shipment)
- 3. Cách tối ưu hóa shipment trong logistics
1. Shipment là gì trong xuất nhập khẩu logistics?
Shipment là khái niệm quan trọng và hay bắt gặp trong xuất nhập khẩu, logistics, dùng để chỉ quá trình vận chuyển hàng hóa từ người xuất khẩu, người bán đến người địa điểm của người mua. Shipment thường để chỉ “lô hàng” được vận chuyển thông quan các phương thức vận chuyển như đường biển, đường hàng không, đường bộ và đảm bảo hàng hóa được lưu thông đúng thời gian, địa điểm và điều kiện đã cam kết.
Vai trò của Shipment trong xuất nhập khẩu, logistics
Shipment đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, cung cấp thông tin của các bên liên quan như nhà vận chuyển, người gửi và người nhận có thể liên lạc và trao đổi thông tin về quá trình vận chuyển.
Shipment giúp các bên quy định rõ về điểm đi, đích đến, quy trình vận chuyển hàng hóa, xử lý hàng hóa, xác định quy trình cụ thể để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích.
Giúp quản lý hàng tồn kho trong quá trình vận chuyển để dễ dàng kiểm tra, cho phép các bên theo dõi thời gian giao hàng, cung cấp chi tiết các thông tin về cước phí, bảo hiểm và các phụ phí vận chuyển liên quan khác.
Với sự đa dạng về phương thức vận chuyển và quy trình vận chuyển phức tạp, hiểu rõ về shipment sẽ giúp doanh nghiệp bạn thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa tối ưu, đảm bảo chất lượng dịch vụ logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
>> Xem thêm: Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển (Chi Tiết A - Z)
2. Các nội dung, quy định trong shipment
Shipment là một trong những phần quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, vì nó quy định nghĩa vụ cụ thể của người xuất khẩu, đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương.
Chỉ khi người bán giao hàng xong mới được nhận được tiền và khi đó người mua mới có cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Các nội dung quan trọng trong Shipment gồm:
2.1 Thời hạn giao hàng (Time of Shipment/Shipment time)
Shipment time là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình theo quy định của hợp đồng mua bán, thông thường đây cũng chính là thời điểm chuyển giao rủi ro.
Nếu người bán vi phạm điều khoản giao hàng, người bán sẽ phải chịu phạt, hay những chế tài khác phát sinh,…
Ví dụ:
+ Thời gian giao hàng trong khoảng: Within 30 days after L/C issued date (trong vòng 30 ngày kể từ ngày LC được phát hành)
+ Prompt/Immediately (Giao hàng ngay lập tức)
+ Giao vào ngày cụ thể: On Thursday, 09th Jan, 2024
2.2 Địa điểm giao hàng (Place of shipment)
Trong điều khoản giao hàng cả nơi đi và nơi đến, một trong hai địa điểm đó sẽ là nơi chuyển giao rủi ro.
Có nhiều cách quy định: 1 cảng đi 1 cảng đến, nhiều cảng đi 1 cảng đến hoặc ngược lại, nhiều cảng đi nhiều cảng đến, cảng đi không xác định, 1 cảng đến,…
Căn cứ xác định địa điểm giao hàng (Place of shipment) bao gồm:
• Điều kiện cơ sở giao hàng
• Phương thức vận tải
• Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng
Chúng ta cần chú ý tới các thông tin về địa điểm giao hàng như sau:
+ Place of receipt: Nơi người chuyên chở đến nhận hàng từ người gửi hàng, thường là xưởng của người xuất khẩu.
+ Port of loading - POL: Cảng bốc hàng/cảng xếp hàng. Ví dụ: SHANGHAI PORT, CHINA
+ Port of discharge-POD/Port of unloading: Cảng dỡ hàng như HAIPHONG PORT, VIETNAM
+ Place of delivery/final destination: đây thường là địa chỉ của xưởng người nhập khẩu. Ví dụ HOAN KIEM DISTRICT, Hanoi, VIETNAM
2.3 Phương thức giao hàng:
Có các phương thức giao hàng phổ biến: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
(Mean of transport: By sea, air, road, railway, by tube)
>> Xem thêm: Quy Trình Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không - 8 Bước Chi Tiết
2.4 Giao hàng từng phần hay một lần
Partial shipment: Giao hàng từng phần
+ Allowed/permitted: được phép
+ Not allowed/not permitted/prohibited: không được phép, ngăn cấm
Việc chấp nhận giao hàng nhiều lần hay một lần phải được cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng cung cấp hàng của người bán, nhưng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận hàng của người mua hàng. Ngoài ra còn phải xem xét điều kiện cảng biển có cho phép hay không (nếu giao hàng theo phương thức vận tải biển). Đặc biệt chi phí cho việc giao nhận hàng hóa phải tối ưu nhất.
2.5 Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng trong Shipment
Chuyển tải: không ai mong muốn, chỉ chấp nhận chuyển tải trong một số trường hợp nhất định vì rủi ro cao và phí bảo hiểm thường đắt hơn. Nếu từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng có ít nhất là 2 phương tiện vận tải được sử dụng, thì trường hợp này được gọi là chuyển tải. Căn cứ theo hải trình của tàu và lượng hàng hoá chuyên chở để chấp nhận hàng hoá có được chuyển tải hay không.
Transshipment: Chuyển tải (DIRECT: chạy suốt, đi thẳng/Transit: chuyển giữa đường) (PT vận tải chặng chính)
+ Allowed/permitted (Transit)
+ Not allowed/not permitted/prohibited (DIRECT)
2.6 Giao hàng đầy cont hay lẻ cont: FCL/LCL
FCL (Full Container Load): Hàng hóa được đóng trong một container, giao hàng nguyên container với một chủ hàng duy nhất.
LCL (Less than Container Load) – Hàng lẻ container, thường chứa hàng của nhiều chủ hàng trong cùng một container.
2.7 Phí và phụ phí vận tải
Charge/surcharge...(Container Imbalance charge, DEM, DET...), phụ phí vận tải của lô hàng do xk nk chịu.
2.8 Thông báo hàng đến (Notice of shipment)
Cần trao đổi thống nhất các thông tin trong điều khoản shipment
+ Time
+ Content (POL, POD, date of shipment, commodity, quantity, air waybill no., bill of lading no., vessel’s name, voyage...)
+ Method of notice (fax, email, tel...)
+ Nghĩa vụ các bên liên quan đến thông báo giao hàng
>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu online cho người mới bắt đầu
Ví dụ về một shipment trong hợp đồng ngoại thương:
Ví dụ 1: SHIPMENT: 10.000 MT in October and 10.000 MT in November. Port of Loading: Ho Chi Minh Port,VietNam. Port of discharge: Penang Port, Malaysia.
Ví dụ 2:
3. Cách tối ưu hóa shipment trong logistics
Để có được ưu thế cạnh tranh về giá cả, phát triển doanh nghiệp thì cần tối ưu hóa được shipment trong logistics, bạn cần chú ý các đặc điểm sau:
- Lựa chọn phương thức vận tải phù hợp trong shipment
Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa, số lượng, khoảng cách vận chuyển và yêu cầu thời gian giao hàng, doanh nghiệp có thể chọn hình thức vận tải phù hợp, như đường biển, đường hàng không, đường bộ, hoặc đường sắt.
Đối với hàng hóa cần giao nhanh, ưu tiên đường hàng không; với hàng hóa khối lượng lớn, chi phí thấp, đường biển là lựa chọn tối ưu.
- Lựa chọn đối tác vận chuyển
Cần tìm kiếm, so sánh và lựa chọn các đối tác vận chuyển uy tín, lâu năm và chuyên nghiệp. Doanh nghiệp nên chọn đối tác có thế mạnh về vận chuyển loại hàng hóa của mình, thế mạnh về tuyến vận chuyển mình đang cần, đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, an toàn, giá cả và dịch vụ hậu mãi, và xử lý nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề phát sinh.
- Tối ưu hóa chi phí vận chuyển trong Shipment
Sử dụng vận tải đa phương thức như đường biển kết hợp đường bộ, đường biển kết hợp đường hàng không… để tối ưu chi phí vận tải.
Với khối lượng hàng hóa vận chuyển ít, có thể đi hàng lẻ container, dùng dịch vụ ghép hàng (LCL) để tiết kiệm chi phí nếu không cần nguyên container (FCL).
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả shipment:
Thường xuyên theo dõi quy trình vận chuyển hàng hóa để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh, khắc phục kịp thời.
Sau mỗi lô hàng, đánh giá hiệu quả vận chuyển dựa trên các tiêu chí về chi phí, thời gian, và chất lượng để cải thiện quy trình.
- Cùng với đó doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ vào quản lý, theo dõi lộ trình, phần mềm theo dõi đơn hàng, quản lý kho hàng để tối ưu hóa shipment.
Tối ưu hóa shipment trong xuất nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tối được chi phí, giá thành sản phẩm, tạo dựng niềm tin, sự yêu thích của khách hàng giúp tăng hiệu quả kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Trên đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã thông tin chi tiết tới bạn về Shipment là gì? vai trò, đặc điểm, các quy định của Shipment trong xuất nhập khẩu logistics, cũng như cách tối ưu hóa shipment. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn vận dụng kiến thức về shipment hiệu quả vào công việc.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM